- Dùng các biến đã xác định tương tự với các nhóm nước khác bên trên để ước lượng theo mô hình REM, kết quả ước lượng thể hiện ở cột 2 hình 4.15
- Kiểm định Pagan LM : Kết quả kiểm định Pagan LM với giá trị p-value = 0.0009 < 0.05 cho phép chọn REM để giải thích sẽ tốt hơn so với giải thích bằng PM.
- Ước lượng mẫu với FEM, kết quả thể hiện ở cột 3 hình 4.15
- Kiểm định Hausman: p-value của kiểm định Hausman là 0.1545 > 0.05, cho phép ta chọn kết quả từ mô hình hồi quy với hiệu ứng ngẫu nhiên REM để giải thích kết quả.
Bảng 4.15 So sánh kết quả ước lượng của các mô hình cho mẫu các nước thu nhập thấp
Biến PM REM FEM
(1) (2) (3)
Const 9.13 12.84 14.41 ipt_ln 0.503** 0.364 0.017
Biến PM REM FEM (1) (2) (3) ipr - 0.68 - 0.37 - 0.63 inv_ln 3.09** 2.73** 2.05** edu_ln - 0.37 0.69 2.55 ope_lnlg - 2.23* - 1.82 - 0.80 lab_lnlg - 2.13 - 3.49 - 4.21 goc_ln 1.55 1.67 1.11 inf_ln - 0.25 - 0.51 - 0.61* Obs 151 151 151 R-squared 0.1669 - - corr(u_i, X) - 0 (assumed) -0.36 rho - 0.30 0.54 Cross sectional - Yes Yes/ Fixed
Robust - - -
Kiểm định Pagan LM - 0.0009 - Kiểm định Hausman - - 0.1545
Ghi chú: *, **, *** biểu thị mức ý nghĩa tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính toán của tác giả trên dữ liệu từ WB và WIPO
- Để khống chế hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả chạy lại mô hình hồi quy với hiệu ứng ngẫu nhiên REM với hiệu ứng robust nhưng không khác so với khi không dùng robust.
- Kết quả ước lượng cho hệ số thống kê Rho = 0.54 là tương đối lớn phản ánh khả năng có hiện tượng nội sinh trong mô hình. Do đó tác giả chuyển sang dùng mô hình GMM.
- Sau khi trích phần dư ehat từ mô hình ước lượng, dùng ma trận tương quan theo bảng 4.16 để kiểm tra khả năng nội sinh giữa các biến.
Bảng 4.16 Ma trận tương quan giữa phần dư và biến giải thích của ước lượng cho các nước thu nhập thấp
ehat ipt_ln ipr inv_ln edu_ln ope_lnl g lab_lnl g goc_l n inf_ln ehat 1.00 ipt_ln 0.12 1.00 ipr 0.02 -0.15 1.00 inv_ln 0.65 -0.15 -0.12 1.00 edu_ln 0.19 -0.10 0.57 -0.06 1.00 ope_lnlg -0.03 0.11 0.10 0.24 0.27 1.00 lab_lnlg -0.26 0.10 -0.36 0.02 -0.13 -0.19 1.00 goc_ln 0.38 -0.11 0.44 -0.004 0.69 0.21 -0.14 1.00 inf_ln -0.29 0.32 0.05 -0.003 0.06 0.10 0.13 0.008 1.00
Nguồn: Tính toán của tác giả trên dữ liệu từ WB và WIPO
- Theo kết quả kiểm tra tương quan giữa phần dư của kết quả hồi quy với các biến giải thích cho thấy phần dư có khả năng liên quan nhiều đến tỉ lệ đầu tư inv_ln với hệ số tương quan lên đến 0.65, hay nói cách khác biến inv_ln có thể là biến nội sinh.
- Thực hiện hồi quy với mô hình GMM với biến công cụ là độ trễ của biến phụ thuộc, kết quả được thể hiện ở bảng 4.17.
Bảng 4.17 Kết quả ước lượng mẫu các nước thu nhập thấp bằng GMM Biến phụ thuộc : rGDP GMM Const 42.25** ipt_ln 1.32**** ipr -0.81 inv_ln 4.30**** edu_ln 3.41* ope_lnlg -4.21**** lab_lnlg -9.18*** goc_ln 0.76 inf_ln -1.29*** Obs 150
Kiểm định Arellano – Bond (AR2) 0.898 Kiểm định Sagan 0.000
Ghi chú: *, **, ***, **** biểu thị mức ý nghĩa tương ứng ở mức 10%, 5%, 1% và 0.1%.
Nguồn: Tính toán của tác giả trên dữ liệu từ WB và WIPO
Kết quả các p-value của kiểm định A-B (AR2) > 0.1 và p-value của kiểm định Sagan <0.05 cho thấy mô hình đang dùng có thể chấp nhận, không có hiện tượng tự tương quan bậc 2 và không thừa biến công cụ.
Nhận xét :
- Trong các biến đưa vào giải thích cho mô hình, biến lực lượng lao động là biến có hệ số tác động lớn nhất nhưng theo hướng tiêu cực tới nền kinh tế.
- Tài sản trí tuệ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế có thể được giải thích do tác động của việc nhập khẩu công nghệ và bắc chước.
- Mức độ bảo hộ tài sản ở các nước trong nhóm này không cao, do đó có tác động âm mặc dù không có ý nghĩa tới tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng tương đồng với giải thích theo lý thuyết hình chữa U ngược (Furukawa, 2010).
Bảng 4.18 Kết quả hồi quy tổng hợp từ các nhóm quốc gia
Biến giải thích Nhóm thu nhập cao Thu nhập trung bình cao Thu nhập trung bình thấp Thu nhập thấp (1) (2) (3) (4) Const 9.34 -20.99** -10.48 42.25** ipt_ln 0.84** 0.54*** 0.099 1.32**** ipr -1.99**** 0.24 1.09**** -0.81 inv_ln 7.04**** 5.78**** 4.44**** 4.30**** edu_ln 4.64** -2.67**** 0.12 3.41* ope_lnlg 0.30 0.14 -0.68 -4.21**** lab_lnlg -2.54 1.14 -0.38 -9.18*** goc_ln -8.68**** 0.52 0.10 0.76 inf_ln 2.07**** -0.19 0.16 -1.29*** Phương pháp hồi
quy GMM Pooled Model Pooled Model GMM R-squared 0.2532 0.2478
Ghi chú: *, **, ***, **** biểu thị mức ý nghĩa tương ứng ở mức 10%, 5%, 1% và 0.1%.
Nhận xét:
- Kết quả nghiên cứu tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng của các nhóm quốc gia có thu nhập khác nhau được thể hiện ở bảng 4.18.
- Nhìn tổng thể, tổng các loại tài sản trí tuệ nói chung có tác động tích cực tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Số lượng tài sản trí tuệ đều có tác động tích cực đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu về dấu của biến tổng tài sản trí tuệ và cũng tương đồng với kết quả hồi quy của Kim và cộng sự (2012). Tuy nhiên, tác động không có ý nghĩa thống kê đối với tốc độ tăng GDP của các nước thu nhập trung bình thấp. Để giải thích cho việc số lượng tài sản trí tuệ có tác động đến các nước thuộc nhóm thu nhập thấp, nguyên nhân có thể là do các nước này tăng trưởng nhờ vào nhập khẩu công nghệ cao và áp dụng, bắt chước các tài sản trí tuệ (Schneider, 2005) mà không phải đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đối với các nước thuộc nhóm thu nhập trung bình cao và thu nhập cao thì số lượng tài sản trí tuệ cao sẽ cho phép thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ vào hoạt động khai thác và kinh doanh các tài sản trí tuệ.
Nguồn: Tính toán của tác giả trên dữ liệu từ WB và WIPO
437.78 139.54 71.71 13.06 0.84 0.54 0.099 1.32 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Thu nhập cao Thu nhập TB cao Thu nhập TB thấp Thu nhập thấp
Hình 4.1 - Tác động của IPT đến tăng trưởng kinh tế
Số TSTT bình quân
Tác động đến tăng trưởng KT
- Trong khi đó, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ có tác động không đồng nhất ở các nhóm nước khác nhau, không hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng ban đầu về việc càng tăng mức bảo hộ thì các tốt cho tăng trưởng kinh tế. Bảo hộ gây bất lợi cho tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước thu nhập cao, ngược lại tác động tích cực cho các nước có thu nhập dưới trung bình. Trong phạm vi dữ liệu thu thập được, tác động của bảo hộ sở hữu trí tuệ không có ý nghĩa tại các quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình cao. Kết quả này có phần tương đồng với lý thuyết hình chữ U ngược của Furukawa (2010) (xem Hình 4.2)
Nguồn: Tính toán của tác giả trên dữ liệu từ WB và WIPO
- Theo kết quả thể hiện ở hình 4.2, tác động của bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước thu nhập trung bình thấp có thể đang ở mức tối ưu ( = 1.09) cho tăng trưởng kinh tế so với tác động của nó tại các nước thu nhập trung bình cao, thậm chí tác động này lại gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế ở nhóm các nước thu nhập cao được cho là các nước có mức bảo hộ sở hữu trí tuệ cao ( = -1.99). Giải thích vấn đề này có thể là do tác động của chính sách bảo hộ quá chặc chẽ tài sản trí tuệ dẫn đến tình trạng độc quyền cao, làm cho khả năng khuếch tán kiến thức bị hạn chế, đồng thời chính sự bảo hộ quá mức cũng làm giảm khả năng tiếp cận của xã hội tới các tài sản trí tuệ gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng
4.076 3.09 2.63 2.29 -1.99 0.24 1.09 -0.81 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
Thu nhập cao Thu nhập TB cao Thu nhập TB thấp Thu nhập thấp
Hình 4.2 - Tác động của IPR đến tăng trưởng kinh tế
Mức bảo hộ SHTT Tác động đến tăng trưởng KT
kinh tế. Ở nhóm các nước thu nhập thấp, việc bảo hộ tài sản trí tuệ quá thấp cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, tác động này không có ý nghĩa thống kê.
- Hoạt động đầu tư luôn mang lại hiệu quả tích cực cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước và các nhóm nước với mức ý nghĩa 0.01% và có khuynh hướng tăng hệ số tác động tương ứng với thu nhập, nghĩa là đầu tư càng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi thu nhập bình quân càng cao. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu.
- Độ mở của nền kinh tế các nước thu nhập thấp tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cách khác, các nước này càng mở cửa nền kinh tế càng làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Không giống với kết quả chung, tỉ lệ gia tăng lực lượng lao động có tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của các nước thu nhập thấp. Trong khi đó tác động của tỉ lệ này không có ý nghĩa thống kê đối với các quốc gia trong các nhóm còn lại.
- Chi tiêu của chính phủ chỉ gây tác động tiêu cực đáng kể tới tốc độ tăng trưởng của các nước có thu nhập cao. Chỉ số này dường như tích cực đối với tốc độ tăng trưởng của các nhóm nước còn lại nhưng không có ý thống kê.
- Lạm phát tác động tích cực đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước thu nhập cao nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của các nước thu nhập thấp và không gây ảnh hưởng đáng kể ở các nước thu nhập trung bình.