4.1.2.1. Hoàn thiện công tác phòng chống lũ
4.1.2.2. Tổ chức quản lý và hộđê
Việc tổ chức quản lý hộ đê đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống lũ, các biện pháp thực hiện gồm:
- Quan trắc khí tượng thuỷ văn: Tổ chức tốt mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn phục vụ việc điều hành phòng chống lũ. Đây là thông tin hết sức quan trọng bởi nhờ nó có thể dự báo trước được khả năng lũ lớn trên các hệ thống sông ngòi của tỉnh. - Cảnh báo dự báo: Trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, ngoài biện pháp chống lũ bằng công trình thì công tác dự báo là hết sức quan trọng từ công tác dự báo giúp cho các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương, ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp biết trước được tình hình lũ lụt, thiên tai cũng như mức độ của nó để có biện pháp phòng, chống nhằm giảm bớt thiệt hại tối đa cho nhân dân trong vùng.
- Chỉ đạo, điều hành: Để chuẩn bị đối phó trước mùa mưa, lũ cần tăng cường tuyên truyền giáo dục, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến cho mọi người dân để họ có hiểu biết cần thiết. tăng cường kiểm tra các khu vực trọng điểm, triển khai các phương án, kế hoạch phòng chống xuống các cơ sở xã, phường, đơn vị sản xuất, cụm dân cư. Tại các địa bàn xung yếu tổ chức thành lập đội xung kích gồm những người trẻ, khoẻ có điều kiện cơ động để sẵn sàng huy động khi cần thiết. Ở những trọng
điểm thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ trong ngày trong suốt mùa mưa lũ để
theo dõi đảm bảo mưa lũ. Tăng cường kiểm tra đôn đốc, phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý, tu bổ đê điều, huy động nguồn lực của địa phương.
- Kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn các hành vi đào đất, cát và khai thác vật liệu khác làm ảnh hưởng đến an toàn đê, kè, cống, buộc các tổ chức cá nhân đã vi phạm phải khôi phục lại nguyên hiện trạng công trình, chỉ đạo giải tỏa đối với các khu vực chứa cát, đá, sỏi và các loại vật liệu khác trên bãi sông để tránh sạt lở bờ, bãi và cản trở dòng chảy trong mùa bão, lũ. Mọi hành vi lấn chiếm đê làm lều quán, chứa
92
vật liệu xây dựng, hàng hóa hoặc xây dựng công trình trái phép phải kiên quyết giải quyết giải tỏa ngay để không ảnh hưởng đến an toàn đê điều, không cản trở việc kiểm tra, phát hiện sự cố và tổ chức hộđê.
- Tổ chức cứu nạn, cứu hộ: Cứu nạn, cứu hộ là việc làm cần thiết, cấp bách khi gặp lũ lớn xảy ra vỡ đê, tràn đê. Mạng lưới cứu hộ, cứu nạn phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ phương tiện như: Máy bay, ca nô, thuyền và phao cứu sinh. Phải chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng chữa bệnh, người và tải cứu thương giải quyết sơ cứu kịp thời ngay tại hiện trường và chuyển đến bệnh viện với thời gian nhanh nhất. Hiện nay đã có Ủy ban Cứu hộ cứu nạn quốc gia, có quân đội tham gia và tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, nên công tác phòng chống lũ lụt có nhiều tiện lợi. Để công tác cứu hộ cứu nạn được tất cả các địa phương hàng năm cần tổ chức diễn tập với các tình huống thực tế các sự cố thiên tai có thể xảy ra ở địa phương để nếu khi xảy ra thực tế thì lực lượng cứu hộ cứu nạn có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Công tác chỉđạo chuẩn bịđối phó trước mùa mưa, lũ: Tăng cường tuyên truyền giáo dục, đúc rút linh nghiệm và phổ biến cho mọi người dân để họ có hiểu biết cần thiết. Hàng năm, trước mùa mưa lũ các tỉnh phải tăng cường kiểm tra các khu vực trọng điểm, triển khai các phương án, kế hoạch phòng chống xuống các cơ sở xã, phường, đơn vị sản xuất, cụm dân cư. Tại các địa bàn xung yếu tổ chức thành lập đội xung kích gồm những người trẻ, khỏe có điều kiện cơ động để sẵn sàng huy động khi cần thiết. Ở những trọng điểm thực hiện chếđộ thường trực 24/24 giờ trong ngày hoặc trong suốt mùa mưa lũđể theo dõi đảm bảo mưa lũ. Nhưng nơi từng xảy ra lũ lụt hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, đã cho cắm biển báo để mọi người biết đề phòng.
- Củng cố bộ máy lực lượng chuyên trách: Cụ thể là Chi cục đê điều và các hạt Quản lý đê để đảm đương được nhiệm vụ quản lý đê điều và phòng chống lụt bão (bao gồm: nhân sự, thiết bị kỹ thật, phương tiện làm việc…)
- Tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền trong nhân dân để giảm bớt các hành vi vi phạm Luật đê điều, đặc biệt là trong xử lý vi phạm phải kiên quyết, dứt điểm và nêu cao trách nhiệm chung toàn dân.
93
- Công tác tổng kết rút kinh nghiệm: Sau mỗi mùa mưa bão các địa phương cần tổ chức đánh giá ưu khuyết điểm công tác chuẩn bị, cũng như kết quả thực hiện phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai ởđịa phương. Để từđó đúc rút được kinh nghiệm và có những bài học trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
4.1.2. 3. Công tác thông tin tuyên truyền
Trong công tác phòng chống lũ hạ du công tác thông tin tuyên truyền góp phần giảm bớt tổn thất về người và của cho nhân dân. Cần thiết phải tiến hành các đợt diễn tập, phổ biến kiến thức về PCLB để mọi cấp mọi ngành và toàn thể nhân dân thấy được đây là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực rất cần thiết của toàn xã hội. Từ đó mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng và bảo vệ công trình phòng chống lũ cũng như tham gia tuyên truyền vận động mọi người có các phương án phòng chống giảm nhẹ thiên tai đến mức tối thiểu nếu có xảy ra lũ bão.
Đểđạt được mục tiêu trên công tác thông tin tuyên truyền cần phải:
- Thường xuyên thông báo về dự báo thời tiết khi có mưa lũ xảy ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Ti vi, đài, báo để nhân dân kịp thời phòng tránh.
- Thường xuyên thông báo các mực nước lũ dự báo để nhân dân, cơ quan phòng chống lụt bão và chính quyền trong vùng lũ tìm biện pháp kê kích hoặc sơ tán khi cần thiết.
4.1.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống lũ
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống lụt bão là việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi chúng ta phải đối phó với việc biến đổi khí hậu. Xây dựng các phần mềm quản lý đê điều, quản lý các số liệu khí tượng thủy văn, thường xuyên cập nhật các số liệu thông tin về mực nước trên các tuyến sông, đặc biệt lưu vực sông Hoàng Long có hệ thống sông ngòi có đặc
điểm thủy văn, thủy lực tương đối phức tạp, chịu ảnh hưởng của thủy triều, biến đổi khí hậu, …do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá khả năng phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê khu vực là cần thiết.
94
4.1.2.5. Cơ chế chính sách trong đầu tư tu bổ và hộđê PCLB
Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã được tỉnh ban hành để hỗ trợ phát triển và hoàn thiện hệ thống các công trình phòng chống lũ trên địa bàn toàn tỉnh. - Chính sách đầu tư: Xây dựng, tu bổ và nâng cấp công trình, huy động các nguồn vốn trong, ngoài nước và sựđóng góp của dân trong vùng nhất là trong tu bổ
hệ thống đê kè phòng chống lũ và sạt lở bờ.
- Chính sách ưu tiên cộng đồng: Gắn công tác phòng chống thiên tai với các chính sách xã hội trong việc giải quyết vấn đề ngập lũ, ô nhiễm môi trường, mất đất sản xuất, nhất là ở các khu vực ngoài bãi sông, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống cho nhân dân.
- Chính sách xã hội hóa về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Tạo cơ
chế hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư và khuyến khích sự tham gia của tất cả các nguồn lực xã hội trong và ngoài tỉnh trong công tác xây dựng hệ thống công trình phòng chống lũ, nâng cao nhận thức cộng đồng về lũ lụt và phòng chống giảm nhẹ
thiên tai.
- Các văn bản về xử phạt hành chính: Quy định việc thưởng, phạt khi có hành vi phá hoại công trình, lấn chiếm bãi sông, gây ô nhiễm nguồn nước,... Nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm của người quản lý và đối tượng hưởng lợi trong công tác phòng chống lũ.
4.1.2.6 . Công tác tổ chức cứu nạn, cứu hộ, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác phòng chống lũ
Cứu nạn, cứu hộ là việc làm cần thiết, cấp bách khi gặp lũ lớn. Mạng lưới cứu hộ cứu nạn phải được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đầy đủ
phương tiện như: Phao cứu sinh, bao tải cát,... Phải chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng chữa bệnh, người và tải cứu thương giải quyết sơ cứu kịp thời ngay tại hiện trường và chuyển đến bệnh viện với thời gian nhanh nhất. Hiện nay
đã có Uỷ ban cứu hộ cứu nạn quốc gia, có quân đội tham gia và tổ chức chặt chẽ
từ Trung ương đến địa phương, nên công tác phòng chống lũ lụt có nhiều tiện lợi. a) Yêu cầu nhiệm vụ nâng cao nhận thức cộng đồng
95
- Nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về: Luật đê điều; Pháp lệnh phòng chống lụt bão; Luật môi trường; Luật tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; các loại hình thiên tai, đặc điểm thiên tai thường xảy ra trên địa bàn và biện pháp phòng tránh.
b) Giải pháp thực hiện
- Các cơ quan thông tin, báo chí phối hợp với Chi cục QLĐĐ & PCLB - Sở
Nông nghiệp & PTNT xây dựng các chương trình, chuyên mục mang nội dung phổ
biến kiến thức, giáo dục cộng đồng về phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; tìm hiểu, giải đáp và thực hiện Luật đê điều, Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; thông tin về tình hình thiên tai; cảnh báo thiên tai.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai cho dân cưở các địa phương thường xuyên bịảnh hưởng bởi thiên tai.
4.1.2.7. Nâng cao năng lực, dự báo cảnh báo lũ lụt và thiên tai
Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí tượng thủy văn (KTTV) ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường; công tác dự báo KTTV vốn đã khó nay càng khó khăn hơn. Trước tình hình đó, công tác cảnh báo, dự báo KTTV cần được chú trọng phục vụ phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và sản xuất nông nghiệp.
Nâng cấp hệ thống các trạm thuỷ văn trong tỉnh, xây dựng và nâng cấp các trạm thuỷ văn khu vực nhằm nâng cao năng lực dự báo về biến đổi của mực nước trong mùa lũ.
Xây dựng công cụ cảnh báo lũ sớm phục vụ cho công tác phòng chống lũ như sơ đồ sau:
96
Công cụ trực tuyến này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng phó, giảm nhẹ
thiệt hại do lũ lụt gây ra. Việc quản lý lũ lụt trên nền tảng WebGIS là xu thế hiện nay bởi nó cho phép minh bạch và phân cấp quản lý toàn diện. Diễn biến mưa và lũ
có thể được quan sát trực quan, nhanh chóng. Điều quan trọng là nó giúp cho các cấp lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, kịp thời và hạn chế được những thiệt hại do lũ lụt gây ra
4.1.2.8. Bảo vệ tuyến thoát lũ
Tuyến thoát lũ dòng chính sông Hoàng Long bao gồm toàn bộ lòng và bãi sông
được xác định bằng khoảng cách của các tuyến đê chính hai bên sông.
Việc sử dụng bãi sông cho các các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh và các khu dân cư trong phạm vi tuyến thoát lũ cần phải tuân theo Luật
Đê điều, Quyết định số 113/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Đê điều.
97
4.1.2.9. Xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Hoàng Long theo các kịch bản chống lũ: phục vụ cho công tác phòng chống lũ
4.1.2.10. Đề xuất xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý lũ lưu vực sông Hoàng Long
Cần nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ phát triển hệ
sinh thái và kiểm soát lũ lụt, phát triển bền vững hệ thống sông Hoàng Long. Hệ
thống công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý, kiểm soát lũ trên lưu vực sông Hoàng Long bao gồm các mô đuyn có chức năng làm việc độc lập nhưng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau như sau:
+ Mô đuyn quản lý cơ sở dữ liệu có chức năng quản lý toàn bộ số liệu trên hệ
thống thông tin địa lý GIS phục vụ nghiên cứu và kết quả tính toán, bao gồm: - Số liệu mặt cắt hệ thống sông
- Số liệu địa hình các khu phân lũĐầm Cút, Lạc Khoái. - Số liệu Khí tượng - Thủy văn
- Số liệu về dân sinh, kinh tế dưới dạng bản đồ
- Kết quả tính toán từ phần mềm dự báo lưu lượng và dự báo mực nước
- Kết quả tính toán từ mô hình thủy lực
+ Mô đuyn tính toán dự báo biên, có chức năng là phân tích các quá trình hình thành dòng chảy từ mưa, trên cơ sở cập nhật bản tin dự báo mưa, các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa lớn trên lưu vực, xác định các dòng chảy ra nhập khu giữa và lượng nước đệm trong các khu Lạc Khoái, Đầm Cút.
+ Mô đuyn tính toán thủy lực hệ thống sông: có chức năng là tính toán quá trình hình thành và lan truyền lũ trong hệ thống. Số liệu đầu vào là mặt cắt địa hình, đặc trưng lòng dẫn và các quá trình lưu lượng, mực nước đã dự báo. Từđó tính toán ra các quá trình lưu lượng và mực nước dọc các sông. Mô đuyn cũng có khả năng tính toán các giải pháp phân lũ. Do vậy, xét về ý nghĩa, mô đuyn này là xương sống của hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định.
98
+ Mô đuyn vận hành hệ thống công trình chống lũ gồm Mai Phương – Địch Lộng, Lạc Khoái, Âu Lê.
Sơ đồ hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý và kiểm soát lũ sông Hoàng Long được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
Hình 4. 1: Sơđồ hệ thống phần công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý kiểm soát lũ lưu vực sông Hoàng Long
99
2 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài “Nghiên cứu quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long trong điều kiện không xây dựng hồ chứa nước Hưng Thi” được thực hiện và đạt được một số kết quả sau:
- Điều tra, thu thập, phân tích đánh giá số liệu liên quan trên lưu vực sông Hoàng Long, tìm ra nguyên nhân lũ lụt trên lực vực nghiên cứu;
- Đã tìm hiểu, phân tích đánh giá các mô hình toán trong quy hoạch phòng chống lũ trên cơ sở đó phân tích lựa chọn mô hình MIKE11 để tính toán quy hoạch phòng chống lũ cho lưu vực sông Hoàng Long;
- Trên cơ sở kết quả tính toán, bằng mô hình MIKE11 đã xây dựng các kịch bản tính toán quy hoạch phòng chống lũ theo tần suất chống lũ từ đó đưa ra các giải pháp chống lũ cho sông Hoàng Long, trong đó có cả giải pháp công trình và phi