Tình hình thực hiện quy hoạch phòng chống lũ theo quyết định số 1805/QĐ-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long trong điều kiện không xây dựng hồ chứa nước Hưng Thi (Trang 61)

1805/QĐ-UBND ngày 6/10/2008 ca UBND tnh Ninh Bình phê duyt quy hoch phòng chng lũđê điu chi tiết sông Hoàng Long

- Tóm tắt nội dung quy hoạch sông Hoàng Long năm 2008: Dự án quy hoạch

được phê duyệt tại Quyết định số 1805 QĐ/UBND ngày 6/10/2008 có nội dung chính như sau:

+ Tần suất chống lũ P =1% tại Bến Đế với lũ lịch sử tháng 9 năm 1985 tại Hưng Thi.

+ Củng cố hệ thống đê:

i) Các tuyến đê tả Hoàng Long, đê hữu Hoàng Long (đoạn từ K10 – K20+850), đê Trường Yên. Mực nước thiết kế đê tại Bến Đế là +6,10m tương ứng mức đảm bảo phòng chống lũ P=2% và tại Gián Khẩu là +5,0m (với chiều cao gia thăng an toàn đê tả Hoàng Long, đê Trường yên cao hơn đê hữu Hoàng Long).

ii) Các tuyến đê Đức Long – Gia Tường, đê Năm Căn và đê hữu Hoàng Long (K0-K10) huyện Nho Quan: củng cố với mực nước thiết kế tại Bến Đế: +5,40m, tương ứng với mức đảm bảo phòng chống lũ P=5%.

55

iii) Xây dựng hồ Hưng Thi có dung tích phòng lũ Wpl=25-30 tr m3 có nhiệm vụ điều tiết giảm lũ, kết hợp hệ thống đê hạ du nâng mức đảm bảo phòng chống lũ lên P=1%.

iv) Cải tạo lòng dẫn sông Hoàng Long nhằm cải thiện giao thông thủy và hỗ trợ giảm lũđảm bảo an toàn cho đê.

v) Mở rộng cống Mai Phương, cống Địch Lộng, nạo vét lòng dẫn Đầm Cút (không làm ảnh hưởng đến khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long)

để phân một phần lũ sông Hoàng Long sang sông Đáy, giảm lũ cho sông Hoàng Long.

vi) Các tràn Đức Long, Gia Tường, Lạc Khoái trở thành tràn sự cố, tu bổ

cao trình phần mềm tương đương cao trình đỉnh đê.

vii) Tuyến thoát lũ sông Hoàng Long bao gồm toàn bộ lòng và bãi sông

được giới hạn giữa các tuyến đê chính. Để đảm bảo yêu cầu thoát lũ

việc khai thác sử dụng lòng, bãi sông không được làm giảm năng lưc thoát lũ của sông; các hoạt động kinh tế, dân sinh trong phạm vi tuyến thoát lũ phải tuân thủ theo Luật đê điều.

Bảng tổng hợp các nội dung thực hiện trong QHPCL sông Hoàng Long năm 2008 Phương án Tuyến đê Quy mô Cấp công trình

Tả Hoàng Long 23,875 km III Hữu Hoàng Long 20,2 km III-IV

Đê Trường Yên 6,65 km III

Đức Long-Gia Tường 10,2 km IV Năm Căn 16,03 km IV Nạo vét lòng dẫn 16km Hồ Hưng Thi 42.106m3 III PA2: Hồ Hưng Thi (Zmax= +27,0 m) Tổng

Ngay sau khi quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Hoàng Long được phê duyệt. Được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các ngành có

56

liên quan đã thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình phòng chống lũ sông Hoàng Long gồm có các dự án:

- Dự án nâng cấp tuyến đê hữu sông Hoàng Long, đê Gia Tường - Đức Long - Lạc Vân;

- Dự án nâng cấp tuyến đê tả sông Hoàng Long;

- Dự án nạo vét tuyến thoát lũĐầm Cút và mở rộng cửa thoát lũ Mai Phương,

Địch Lộng;

- Nạo vét sông Hoàng Long Các dự án khác:

- Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến của Đáy và các tuyến nhánh qua sông Đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long;

- Cải tạo, nâng cấp đê Hữu Đáy đoạn qua TPNB (từ K8+380 đến K32+400); - Nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê;

- Dự án đầu tư xử lý cấp bách hệ thống chống ngập lụt thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư

- Củng cố, nâng cấp tuyến đê tả sông Hoàng Long huyện Gia Viễn; - Nạo vét lòng dẫn tuyến thoát lũ sông Hoàng Long;

- Nâng cấp tuyến đê hữu Sông Hoàng Long, đê Đức Long - Gia Tường - Lạc Vân;

- Các dự án sẽ triển khai trong thời gian tới: Đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu trạm bơm Gia Viễn và mở rộng hệ thống tưới tiêu các xã phía Đông trạm bơm Gia Viễn, huyện Gia Viễn.

2.3.2. Hin trng các công trình phòng chng lũ

Tỉnh Ninh Bình nằm về phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, địa hình khá phức tạp bao gồm miền núi, bán sơn địa, vùng đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu Bắc Bộ và Khu Bốn. Mạng lưới sông ngòi chằng chịt đan xen với chế độ

thủy lực phức tạp bao gồm tổ hợp của các dạng lũ lớn: lũ sông Hoàng Long từ Hòa Bình đổ về, lũ nội địa sông Đáy, lũ sông Hồng qua sông Đào Nam Định chuyển sang và nước biển dâng khi triều cường gặp bão lớn. Từ những đặc điểm nêu trên

57

Ninh Bình đã được đầu tư xây dựng đầy đủ các loại hình công trình phòng, chống lụt bão như: hồ chứa, công trình tràn, phân chậm lũ, đê sông, đê biển. Các tuyến đê

được hình thành, củng cố tu bổ qua nhiều giai đoạn ở các thời kỳ khác nhau.

Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh được đầu tư tu bổ

nâng cấp nhiều, góp phần giảm dần các trọng điểm xung yếu. Tuy nhiên trước diễn biến của thời tiết và biến đổi khí hậu ngày một cực đoan thì công tác phòng, chống lụt, bão đòi hỏi ngày càng cao để đáp ứng nhi cầu phát triển của xã hội. Đặc biệt nếu thiên tai xảy ra như những trận bão lũ năm 1985; 1996; 2005; 2007; 2008 có nhiều hạng mục đê, kè, cống chưa đáp ứng được yêu cầu chống lũ, bão. Việc xác

định rõ hiện trạng các tuyến đê trước mùa bão lụt là hết sức quan trọng, trên cơ sở đó dự kiến tình huống có thể xảy ra để xây dựng phương án hộ đê nhằm giảm thiệt hại ở mức thấp nhất do thiên tai gây ra.

- Tuyến đê tả Hoàng Long: Thuộc đê cấp III Từ Mai Phương (K0) đến cầu Gián Khẩu (K23+988) dài 23,875 km, dưới đê có 06 cống tiêu nước, 08 cống xả trạm bơm và có 02 kè. Hiện nay toàn tuyến đê đã được tôn cao, áp trúc, đắp cơ đê và đổ

bê tông mặt đê rộng 4 m – 6 m. Về cao trình : Toàn tuyến cao trình từ (+6,8) m đến (+6,2) m, đã đủ cao trình chống lũ theo quy định. Đánh giá chung: Toàn tuyến đê

đảm bảo cao trình chống lũ theo mục nước thiết kế tại Bến Đế (+6,1), tại Gián Khẩu (+5,0). Riêng cống Tân Hưng xây dựng đã lâu, thân cống bằng đá xây bị rò rỉ nhiều, cống ngắn so với thân đê, hệ thống dàn van và bệ thao tác bằng bê tông cốt thép nhiều chỗ bị hỏng. Các cống mới xây dựng chưa qua thử thách và kè Kính Chúc một số chỗ bị bong tróc.

- Tuyến đê Đầm Cút: Tuyến đê Đầm Cút thuộc đê cấp III từ Mai Phương K0 đến

Địch Lộng K14+034 dài 14,034 km. Cao trình mặt đê từ (+6,08) đến (+6,2); chiều rộng mặt đê 5 m, đã đổ bê tông; Mặt đê bê tông đoạn K10+500 - K14+034 bị hư

hỏng cần phải duy tu sửa chữa. Trên tuyến có 3 cống lấy nước và 6 cống xả của các trạm bơm, hai cống điều tiết lũ Mai Phương, Địch Lộng mới được xây dựng. Các cống lấy nước mới được xây dựng năm 2006, cống Thượng Hòa – Gia Thanh φ100

58

xây dựng năm 1992 vẫn đảm bảo chống lũ. Các cống xả tiêu vận hành bình thường.

Đánh giá chung: tuyến đê Đầm Cút đảm bảo yêu cầu chống lũ theo tần suất thiết kế. Chú ý đoạn đê khu vực thượng lưu cống xả trạm bơm Gia Vân, đoạn đê này sau lũ

tháng 11/2008 có hiện tượng lún mái đê phía đầm. Hiện nay đã được xử lý bằng nguồn vốn tu bổđê điều địa phương năm 2010.

- Tuyến đê Trường Yên: Thuộc đê cấp III dài 6,65 km, dưới đê có 04 cống. Tuyến đê hiện nay đang thi công cơ bản đã hoàn thành, với chiều rộng mặt đê 13 m=15 m, mặt đê được đổ bê tông, cao trình mặt đê từ (+6,30) đến (+6,50). Về cao trình: Tuyến đê cơ bản đã đủ cao trình chống lũ. Riêng đoạn từ K0 – K0+580 làm theo tuyến đường Bái Đính – Kim Sơn cao trình mới đạt (+5,50), tuy nhiên tuyến

đê cũ phía trong mặt đê B = 5m, cao trình đỉnh đê (+6,50) đảm bảo an toàn công tác phòng chống lụt bão. Đánh giá chung: Toàn tuyến đảm bảo cao trình chống lũ theo thiết kế. Khi lũ trên BĐII cần tăng cường tuần tra đê và cống để sớm phát hiện và xử lý sự cố có thể xảy ra. Các cống mới được xây dựng chưa qua thử thách, cống Chi Phong cũ bị lún cần theo dõi và có phương án bảo vệ.

- Tuyến đê hữu Hoàng Long: tuyến đê hữu Hoàng Long từ K0 (hồ Thường Xung) đến K19+400 (núi con lợn) là đê cấp III dài 20,85 km. Hiện nay đã được triển khai thi công đắp hoàn thiện mặt cắt theo quy hoạch mới được duyệt. Cao trình mặt đê từ (+6,5) m đến (+5.9) m, Bề rộng mặt đê B =7,0 m. Tràn Lạc Khoái hiện nay đã được xây dựng xong với quy mô như sau: Tràn phân lũ đóng mở chủ động: chiều dài tràn Ltràn = 116,8 m (gồm 24 khoang, mỗi khoang B = 4 m); Cao trình bê tông mặt tràn (+4,00); bề rộng mặt tràn 12,15 m; mái phía sông ms= 2,mái phía

đồng mđ = 3; Tràn sự cố: Chiều dài tràn Ltràn = 613,2 m; cao trình bê tông mặt tràn (+4,5) ; cao trình đất đắp (+6,1); bề rộng mặt tràn 6,7 m; mái phía sông ms =2; mái phía đồng mđ =3. Tuyến đê đảm bảo yêu cầu chống lũ theo mực nước thiết kế tại Bến Đế (+5,3) m. Khi mực nước trên BĐ II tăng cường kiểm tra theo dõi phát hiện sự cố sạt trượt, thẩm lậu, có phương án xử lý kịp thời. Đánh giá chung đê hữu sông Hoàng Long: Tuyến đê đảm bảo cao trình chống lũ theo quy hoạch được phê duyệt. tuy nhiên tràn Lạc Khoái được thi công xây dựng xong năm 2009 chưa qua thử

59

thách, khi có lũ xuất hiện từ báo động II trở lên cần tăng cường tuần tra theo dõi toàn tuyến để phát hiện sụ cố sạt trượt, thẩm lậu, có phương án xử lý kịp thời và tuân thủ quy trình vận hành tràn Lạc Khoái

- Tuyến đê Năm Căn: Là tuyến đê cấp IV, dài 21,27 km kể cả 4 km hệ thống đập hồ Yên Quang. Toàn tuyến đã được thi công xong theo dự án nâng cấp, cao trình mặt đê (+6,2) m, bề rộng mặt đê Bmặt = 5 m, trong đó phần bê tông mặt rộng 4,2 m, mái phía sông m = 2, mái phía đồng m = 3. Đánh giá chung: tuyến đê Năm Căn

đảm bảo yêu cầu chống lũ theo chỉ tiêu thiết kế, riêng khu vực trạm bơm Đồng Đinh cần theo dõi chặt chẽ và có phương án bảo vệ khi có lũ bão. Tại các cửa khẩu tường kè Nho Quan cần chú ý khi có lũ.

- Tuyến đê Gia Tường - Đức Long - Lạc Vân: Là tuyến đê cấp IV, hiện nay đã

được đầu tư nâng cấp đắp hoàn thiện mặt cắt đê theo Quy hoạch được duyệt, cao trình mặt đê (+6,1) m đến (+6,3) m, bề rộng mặt đê B = 7,0 m. Thực hiện văn bản số 3470/BNN-ĐĐ ngày 21/11/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc củng cố

nâng cấp tràn Lạc Khoái, chuyển tràn Đức Long, Gia Tường thành tràn sự cố. Hiện nay hai tràn đã được thi công nâng cấp với quy mô, tại tràn Gia Tường bề rộng mặt tràn B = 7,9 m; cao trình mặt (+5,8); mái phía sông ms = 2; mái phía đồng mđ = 3; Cao trình cơ phía đồng (=3,00); bcơ = 5 m. Tại tràn Đức Long bề rộng mặt tràn B = 7,9 m; cao trình mặt (+5,50); mái phía sông ms = 2; mái phía đồng mđ = 3; Cao trình cơ phía đồng (+3,00); Bcơ=5m. Đánh giá chung: Tuyến đê đã được đầu tư, nâng cấp theo quy hoạch được duyệt. Tuy nhiên khi có lũ mực nước tại Bến Đế > + 5,0 m, kết hợp với bão cần chú ý phương án chống sóng vỗ mái ngoài (đặc biệt là

đoạn từ K0 – K3+500), các cống xây dựng mới chưa qua thử thách cần thường xuyên theo dõi khi có lũ, bão xảy ra và có phương án xử lý sự cố kịp thời.

- Các đê ngăn lũ tiểu mãn ven sông Hoàng Long và các đê sông nội đồng: Có 7

đê ngăn lũ tiểu mãn ven sông Hoàng Long: Bờ bao sông Bôi - Xích Thổ; Bờ bao sông Bôi - Gia Sơn ; Bờ bao sông Bôi - sông Na (Gia Thuỷ) ; Bờ bao sông Na ; Bối Hoa Tiên - Gia Hưng ; Bối Gia Phú;

60

Tuyến đê tả, hữu sông Cầu Hội ; Đê tả, hữu Cầu Đằng - Tràn Tiên Dương; Tuyến

đê tả, hữu sông Mới Tuyến đê sông Cầu Do; Đê sông Bến Đang

- Tuyến đê tả, hữu Vạc (đoạn đê cấp III): Đê tả Vạc dài 6,02 km từ K23+915 đến K29+933 (cửa Kim Đài). Tuyến đê có cao trình (+4,2), mặt đê có chiều rộng 4 m. Toàn tuyến cơ bản đủ cao trình chống lũ, bão. Hệ thống kè trên đê chủ yếu là kè lát mái bằng đá hộc lát khan, do biến động của dòng chủ lưu một sốđoạn bị sụt sạt, bong sô là: K24+164 đến K27+000. Các cống Hội Tứ (K27+596), cống Kim Đài (K29+823) cống yếu, thân cống ngắn. Đê hữu Vạc dài 5,31 km từ K21+744 dến K27+052 (cửa Kim Đài). Đang được triển khai thi công trong Dự án nâng cấp đê biển Bình Minh giai đoạn II, hiện tại tuyến đê có cao trình (+4,0), mặt đê rộng 7 m, mái phía sông m = 2, mái phía đồng m = 2. Tuyến đê tả, hữu Vạc là đoạn đê tiếp giáp với cửa đấy nên bịảnh hưởng lớn của thủy triều. Trong trường hợp có bão lớn, gặp triều cường dễ xảy ra sóng lớn nước tràn qua mái đê. Do vậy khi có bão lớn, triều cường cần thường xuyên tuần tra canh gác theo dõi diễn biến của đê, kè, cống và có phương án bảo vệ xử lý sự cố ngay từđầu. Có phương án bảo vệ cống Kim Đài.

- Tuyến đê tả, hữu Vạc (đoạn đê cấp IV): Đã có dự án đầu tư nâng cấp trên toàn tuyến. Hiện nay đã thi công xong các cống trên đê. Đắp hoàn thiên mặt cắt bờ tả đoạn từ Cầu Yên đến cầu Trì Chính. Bờ hữu đắp hoàn thiện mặt cắt được đoạn từ

Cầu Tràng đến Cầu Trì Chính. Toàn tuyến cơ bản đủ cao trình chống lũ với bão cấp 10 triều trung bình. Đánh giá chung: Toàn tuyến cơ bản đủ cao trình chống lũ, bão. Hiện nay Dự án nâng cấp đê đoạn từ cầu Yên đến cầu Trì Chính đang triển khai thi công đắp xong phần đất trên toàn tuyến, các cống mới xây dựng.

- Tuyến đê hữu sông Bút: Là tuyến đê nội địa chịu ảnh hưởng rất lớn của lũ, bão, mật độ giao thông thủy lớn. Mặt cắt đê cũ nhỏ, cao trình mặt đê thấp, dòng chảy có diễn biến phức tạp. Hiện nay Dự án nạo vét và nâng cấp đê sông Bút đang triển khai thi công.

- Tuyến đê tả hữu sông Cầu Hội: Là tuyến đê cấp IV dài 11,940 km đã được thi công nâng cấp hoàn thành đảm bảo yêu cầu chống lũ theo thiết kế. Năm 2011 cống Từ Đường thuộc địa phận xã Yên Thái đã dược xây mới bằng nguồn bốn tu bổđê

61

điều địa phương năm 2011, đoạn đê từ K4+400 đến K6+700 đê tả Cầu Hội được xử

lý đột xuất, cấp bách khoan phụt vữa xử lý nền, chống rò rỉ, thẩm lậu qua thân đê. Tuy nhiên công trình mới hoàn thành chưa qua thử thách, khi có lũ cần tăng cường kiểm tra phát hiện các sự cố có thể xảy ra để xử lý ngay trong giờđầu.

- Tuyến đê tả, hữu Cầu Đằng – Tràn Tiên Dương: Tổng chiều dài là 10,7 km, dưới đê có 10 cống, trong đó có 7 cống đang hoạt động bình thường, 3 cống Chóp Chài, cống Vực, cống Bầu Tàng không có dàn van, không có cánh cống cần được hoành triệt trước mùa mưa lũ. Đê cơ bản ổn định, dảm bảo chống lũ so với mực nước lũ 1996. Tuyến đê tả sông Cầu Đằn đoạn từ tràn Tiên Dương đến trạm bơm Thừa Tiên dài 790 m đã được thi công khoan phụt vữa bằng nguồn vốn tu bổ đê

điều địa phương năm 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long trong điều kiện không xây dựng hồ chứa nước Hưng Thi (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)