Nhóm các giải pháp công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long trong điều kiện không xây dựng hồ chứa nước Hưng Thi (Trang 96)

4.1.1.1. Nạo vét cải tạo lòng dẫn sông Hoàng Long, phân lũ vào Đầm Cút:

Giữ nguyên cống Địch Lộng mở rộng cống Mai Phương tăng bề rộng từ 12m lên 18m, kết hợp phân lũ qua Kẽm Chăm, lưu lượng phân qua cống Mai Phương 202 m3/s, lưu lượng qua cống Địch Lộng 65 m3/s, lưu lượng qua Kẽm Chăm 70m3/s. Hiệu quả giảm mực nước lũ như sau:

Lũ thiết kế 1% mô hình lũ 1985 trên cả hệ thống: Xích Thổ giảm 0.52 m,

Mai Phương giảm 0.51 m, Bến Đế 0.42 m, Lạc Khoái 0.40 m, Gián Khẩu 0.15 m.

Lũ thiết kế 1% Lũ thiết kế 1% mô hình lũ 1985 trên sông Hoàng Long tổ hợp lũ 2008 trên sông Đáy và sông Hồng: Xích Thổ giảm 0.48 m, Mai Phương 0.47 m, Bến Đế 0.40 m, Lạc Khoái 0.39 m, Gián Khẩu 0.14 m.

Kết luận: Giải pháp nạo vét kết hợp phân lũ qua Đầm Cút đem lại hiệu quả cao trong giảm lũ cho sông Hoàng Long đặc biệt khi cắt lũ phía thượng nguồn cho sông Hoàng Long, hiệu quả giảm mực nước lũ lớn nhất trên sông Hoàng Long tại Xích Thổ lên đến 0.52 m, Bến Đế 0.42 m, khi áp lực sông Đáy lớn như tổ

hợp lũ 1985 sông Hoàng long với lũ 2008 sông Đáy hiệu quả giảm mực nước lũ

có giảm xuống tuy nhiên mức độ giảm lũ vẫn rất hiệu quả, bên cạnh đó, do tính chất lũ trên sông Hoàng Long xuất hiện nhanh đỉnh lũ nhọn lưu lượng đỉnh lũ

90

lớn nhưng tổng lượng lũ không lớn, do đó giảm phân lũ vào Đầm Cút để cắt

đỉnh lũ là hết sức hợp lý và hiệu quả, một vấn đề cần xem xét khi phân lũ vào

Đầm Cút, khả năng trữĐầm Cút và ngập lụt vùng này.

4.1.1.2. Nạo vét cải tạo lòng dẫn kênh Bến Đang, phân lũ vào Lạc Khoái, lưu lượng lớn nhất vào Lạc Khoái Q=332 m3/s

Hiện nay không sử dụng khu Đức Long, Gia Tường để phân lũ, chỉ sử dụng tràn Lạc Khoái để phân lũ giảm áp lực lũ cho sông Hoàng Long đặc biệt vùng hạ du sau tràn Lạc Khoái, công trình tràn Lạc Khoái đã được xây dựng và có cửa đóng mởđể kiểm soát lưu lượng phân qua tràn vào khu Lạc Khoái, theo kết quả tính toán thủy lực lưu lượng lớn nhất qua tràn Lạc Khoái là 332 m3/s, hiệu quả giảm mực nước lũ như sau:

• Lũ thiết kế 1% mô hình lũ 1985 trên cả hệ thống: Xích Thổ giảm 0.1 m, Mai Phương giảm 0.19 m, Gia Tường 0.19 m, Bến Đế 0.19 m, Đức Long 0.29 m, Lạc Khoái 0.34 m, Âu Lê 0.32 m, Trường Yên 0.29 m, Gián Khẩu 0.17 m.

• Lũ thiết kế 1% mô hình lũ 1985 trên sông Hoàng Long tổ hợp lũ 2008 trên sông Đáy và sông Hồng: Xích Thổ giảm 0.1 m, Mai Phương 0.17 m, Bến Đế 0.18 m, Lạc Khoái 0.33 m, Gián Khẩu 0.16 m.

Kết luận: Giải pháp phân lũ vào Lạc Khoái đem lại hiệu quả cao cho việc giảm lũ

trên sông Hoàng Long đoạn sau tràn Lạc Khoái, đặc biệt khi lũ trên sông Đáy lớn hiệu quả phân lũ vào Đầm Cút kém thì phương án phân lũ vào Lạc Khoái là giải pháp quan trọng để giảm lũ cho sông Hoàng Long. Tuy nhiên giải pháp tồn tại một vấn đề lớn tình trạng ngập lụt khu vực Lạc Khoái, đặc biệt khi mưa lớn nội đồng xảy ra trong khu vực kết hợp phân lũ qua tràn gây ngập úng cho khu vực, theo kết quả tính toán thủy lực thời gian ngập úng có thể kéo dài đến gần 1 tháng, việc cải tạo lòng dẫn sông Bến Đang tăng khả năng thoát lũ hoặc kết hợp xây dựng trạm bơm Âu Lê để tiêu úng. Tuy nhiên, việc phân lũ qua Âu Lê chỉ có thể thực hiện

được khi mực nước sông Hoàng Long thấp. Phương án này có hạn chế khi mực nước lũ nội đồng cao, do đó coi phương án tràn Lạc Khoái là “tràn cứu hộ” để

91

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long trong điều kiện không xây dựng hồ chứa nước Hưng Thi (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)