2.1.1.Vị trí địa lý
Sông Hoàng Long là một phụ lưu của sông Đáy với diện tích lưu vực khoảng 1515km2. Lưu vực sông Hoàng Long có vị trí địa lý như sau:
+ Từ 105054' đến 105095' kinh độĐông + Từ 20017' đến 20045' vĩđộ Bắc
Phía Bắc giáp lưu vực sông Đà, phía Đông giáp hạ lưu sông Đáy, phía Nam và Tây giáp lưu vực sông Mã.
Lưu vực sông Hoàng Long thuộc địa giới của 2 tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình. Trong đó phần diện tích thuộc tỉnh Hoà Bình khoảng 1000 km2 (chiếm 66% diện tích toàn lưu vực), phần còn lại khoảng 515 km2 thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Từ vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình với cao độ bình quân trên 300m, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến Bến Đế, sông có xu hướng chảy theo hướng Tây - Đông và nhập vào sông Đáy tại Gián Khẩu. Tới hạ lưu, cao độ bình quân chỉ
còn khoảng trên 10m.
Địa hình lưu vực sông Hoàng Long có xu thế dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình không đồng đều, vừa xen lẫn núi cao, vùng bán sơn địa và đồng bằng. Địa hình thường bị chia cắt mạnh bởi những dãy núi đá vôi, chính điều này đã phân chia những vùng đồng bằng thành các cánh đồng nhỏ.
23
Bảng 2. 1 - Đặc trưng địa hình lưu vực sông Hoàng Long
TT Đặc trưng Trị số Đơn vị
1 Diện tích lưu vực 1515 km2
2 Chiều dài sông chính 125 km
3 Độ rộng bình quân lưu vực 15.5 km 4 Độ cao trung bình lưu vực 173 m - Thượng lưu Bến Đế Trên 300 m - Bến Đế - Gián Khẩu 10 ÷ 12m m 5 Độ dốc trung bình lưu vực 9,6 %0 6 Mật độ lưới sông 0.81 km/km2 7 Tỷ lệ thảm phủ thực vật 82.6 % 2.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng, đất đai, thảm phủ thực vật
Thổ nhưỡng trong vùng nghiên cứu có thể quy về năm loại chính :
- Đất phù sa sông Đáy là dạng cát pha thịt nặng, đất đai khá màu mỡ, phù hợp cho cấy lúa, hoa màu và cây công nghiệp, tập trung nhiều ở ven sông Đáy.
- Đất phù sa các sông vừa và nhỏở các khu vực đồng chiêm trũng, đất thịt nặng, chua, mặn ngay trên lớp mặt, được phân bố ở khu vực Hoàng Long, Gia Viễn, đất loại này có thể trồng hai vụ lúa tốt khi hệ thống tưới tiêu đảm bảo và nguồn nước ngọt dồi dào.
- Đất phù sa thuộc sông cũ thuộc dạng cát pha rời rạc, đất thịt bạc màu, sỏi sạn,
đá ong; tầng đất canh tác dày khoảng 0,4 m phù hợp với các loại cây công nghiệp như chè, thuốc lá, đậu lạc các loại. Đất này tập trung ở phía Bắc thị xã Tam Điệp.
- Đất đồi núi thuộc loại cát pha thịt nhẹ, đá vôi bạc màu, tầng canh tác mỏng, nằm ở vùng chân đồi ít dốc, phù hợp với đồng màu và cây công nghiệp, phân bố ở Đồng Giao và phía tây đường 12A.
24
- Đất cát ven biển chủ yếu là cát hạt mịn có lẫn đất sét và mùn hữu cơ, đất ngấm nước mặn. Đất này phân bố chủ yếu ở khu vực Bình Minh huyện Kim Sơn.
Có thể thấy, do bị chia phối bởi địa hình nên đặc điểm thổ nhưỡng cũng biến đổi khá phức tạp, thêm vào đó là độ dốc và sự biến đổi nhanh của địa hình dẫn đến đất
đai canh tác thường có diện tích nhỏ và thường không màu mỡ. Diện tích đất canh tác biến đổi theo cao độ địa hình khá phức tạp và không đồng đều. Chính những
điều kiện bất lợi này dẫn đến việc canh tác gặp phải những khó khăn nhất định, và là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển kinh tếđặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Mặc dù thảm phủ thực vật có diện tích lớn (>80%) song chủ yếu là các vùng cây bụi sống trên những bờ dốc của các dãy núi đá vôi, rừng cây lâu năm chiếm tỷ lệ
thấp hơn. Do có điều kiện tiểu khí hậu khu vực khá phù hợp với điều kiện phát triển của cây trồng nên thảm phủ thực vật khá phong phú và phát triển xanh tốt. Thảm phủ thực vật ở đây thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi. Gần đây, do sự chặt phá nhiều nên thảm phủ thực vật có xu thế giảm gây ảnh hưởng tới sự hình thành dòng chảy trên lưu vực.
2.1.4. Đặc điểm địa chất, địa mạo
Chuyển động kiến tạo đã qua và hiện tại là mạnh, có cấu tạo xếp gối trùm phủ, theo các đứt gãy mới và cũđược hình thành từ sông Đà. Do vậy nham thạch phân bố
không đồng nhất, đất đá thuộc kỷ TRIAS gồm các loại diệp thạch, sét than Alevrolit, có xen kẽđá vôi và sa thạch chịu lực yếu. Nham thạch chịu lực tác động mạnh của phong hóa nóng ẩm + phong hóa hóa học trên nền các đá mẹ khác nhau từ 1 - 2m đến 40 - 50m thậm chí đến 100m. Thành vỏ phong hóa có đất Feralit màu vàng, màu nâu, màu đỏ khá dày, phần lớn các khoáng vật trở thành Caolinit, các Oxyd sắt và nhôm.
Với các kỷđã qua:
+ Kỷ Permien: có đá vôi tầng mỏng, tầng pha trầm tích và nham thạch biến chất, Philite phiến nham.
+ Kỷ Trias: có cuội kết, sa diệp thạch, đá vôi mỏng hoặc nhiều Karst và nham biến chất, phiến nham.
25
đá vôi tạo thành, hoặc xen kẹp sa diệp thạch. + KỷĐệ Tứ hình thành
Vùng trũng Hà Nội nằm trùng với đồng bằng hạ du sông Hồng, có dạng tam giác cân chạy dài về phía Tây Bắc, đáy hướng ra vịnh Bắc Bộ từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
2.1.5. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
2.1.5.1. Lưới trạm quan trắc khí tượng, thủy văn
a. Hệ thống các trạm quan trắc
Tài liệu khí tượng tại Việt Nam nói chung bắt đầu được quan trắc từ năm 1902 ở
một số vị trí quan trọng và đặc trưng. Cho đến năm 1954 thì việc quan trắc và nghiên cứu khí hậu thời tiết trong lưu vực sông Hồng nói chung và sông Đáy, sông Hoàng Long nói riêng mới được phát triển toàn diện, đúng mực và chính xác hơn. Sau năm 1975, một số trạm đo mưa giải thể nhưng lại có thêm một số trạm dùng riêng của các
địa phương bắt đầu đo mưa để phục vụ công tác quản lý, khai thác, vận hành các công trình thuỷ lợi. Bỏ một số trạm đo lưu lượng ở các lưu vực nhỏ chỉ đo mưa và mực nước, ví dụ như trạm Ba Thá trên sông Đáy, Hưng Thi trên sông Bôi. Đồng thời cũng ngừng một số trạm đo mực nước nhưĐộc Bộ trên sông Đáy. Mạng lưới trạm quan trắc KTTV trên khu vực được thống kê trong bảng 2.2 và bảng 2.3 Bảng 2. 2: Lưới trạm quan trắc thủy văn trong khu vực
TT Trạm đo Sông Yếu tố đo đạc Thờigian quan trắc Ghi chú 1 Ba Thá Đáy H 1960-1996 2 Phủ Lý Đáy H 1960- nay
3 Ninh Bình Đáy H 1960- nay
4 Độc Bộ Đáy H 1960- nay
5 Như Tân Đáy H 1960- nay
6 Hưng Thi Bôi H, Q 1960- nay 7 Bến Đế Hoàng Long H 1960- nay 8 Gián Khẩu Hoàng Long H 1960- nay * Trạm Hưng Thi đo lưu lượng đến năm 1978 thì ngừng đo, chuyển sang đo mực nước
26
Bảng 2. 3: Lưới trạm quan trắc khí hậu - khí tượng trong khu vực
TT Trạm đo Loại trạm Yếu tốđo đạc Thời gian đo đạc 1 Ninh Bình Khí tượng Các yếu tố 1960- nay 2 Nho Quan Khí tượng Các yếu tố 1960- nay
3 Đồng Giao Mưa Mưa 1960- nay
4 Rịa Mưa Mưa 1960- nay
5 Kim Bôi Mưa Mưa 1960- nay
6 Gia Viễn – Bến Đế Mưa Mưa 1960- nay
7 Hòa Bình Mưa Mưa 1960- nay
8 Phủ lý Mưa Mưa 1960- nay
9 Cúc Phương Khí hậu Các yếu tố Gián đoạn Trong hệ thống có một số trạm khí tượng, thuỷ văn do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Ngoài ra còn có một số trạm dùng riêng chuyên đo mực nước do Sở
NN & PTNT quản lý.
b. Đánh giá chất lượng tài liệu
Đối với lưu vực nghiên cứu là lưu vực sông Đáy và sông Hoàng Long tài liệu thuỷ văn chủ yếu là tài liệu mực nước vùng ảnh hưởng triều. Những trạm do Tổng cục khí tượng thuỷ văn quản lý có chất lượng tốt, đã được Cục điều tra cơ bản (Bộ
Tài nguyên Môi trường) kiểm tra. Những trạm dùng riêng có phần kém hơn về chất lượng nhưng cũng có thể dùng để tham khảo vào việc phân tích diễn biến mực nước và các quy luật của từng đoạn sông nhánh.
Một số trạm đo dùng riêng (Hưng Thi, Ba Thá), sau khi hạ cấp chỉ đo mực nước nên cần thiết phải chuyển sang quá trình lưu lượng theo quan hệ đường H~Q của các năm trước đó.
Nói chung, với mạng lưới đo đạc thủy văn như vậy không thể nói là đầy đủ
nhưng cũng đủ căn cứ để đánh giá đặc điểm chung của chếđộ khí tượng thủy văn của lưu vực nghiên cứu.
27
Hình 2. 1- Bản đồ lưu vực sông Hoàng Long
2.1.5.2. Đặc điểm khí hậu
a. Chếđộ nhiệt
Nhìn chung chếđộ nhiệt ở lưu vực Hoàng Long có chếđộ nhiệt chung của miền Bắc, nghĩa là mùa hè nhiệt độ cao và mùa đông thấp, tuy nhiên do đặc điểm của địa hình nên cũng có những nét riêng. Biến trình nhiệt độ năm theo dạng một đỉnh.
28
Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng VII. Trong 3 tháng mùa lạnh thì tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng I. Nhiệt độ trung bình tháng trung bình trong nhiều năm của các trạm Nho Quan, Kim Bôi trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nă
m Nho Quan 18.3 19.3 22.1 26.3 31. 9 32.7 33.5 31.6 30.0 27.2 23.4 20.2 26.4 Kim Bôi 17.0 18.8 21.8 26.1 30. 2 31.1 31.4 30.3 29.0 26.1 22.3 18.9 25.2 b. Số giờ nắng Nắng là một yếu tố khí hậu có quan hệ chặt chẽ với bức xạ mặt trời và bị chi phối bởi lượng mây trên khu vực.Trên lưu vực Hoàng Long số giờ nắng hàng năm dao
động trong khoảng từ 1.500 giờ đến 1650 giờ. Ở trạm khí tượng Nho Quan số giờ
nắng trong năm trung bình nhiều năm đạt 1619,2 giờ. Số giờ nắng các tháng trong năm trung bình nhiều năm của trạm khí tượng Nho Quan trình bày trong bảng 2.5.
Bảng 2.5: Số giờ nắng tháng và năm trung bình nhiều năm của trạm Nho Quan
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Nho
Quan 73.4 47.3 49.7 97.6 191.6 176.0 204.9 162.0 177.1 174.1 138.6 126.1 1619.2 Kim
Bôi 64.2 45.5 48.2 88.8 182.8 167.3 185.4 156.9 153.5 149.2 133.0 132.7 1507.4
c. Chếđộẩm
Độ ẩm tương đối trung bình trong các tháng đều vượt trên 80%. Độ ẩm tháng này so với tháng khác biến đổi rất ít, giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất chỉ
chênh nhau từ 5% đến 10%. Những ngày mùa đông khô hanh, độ ẩm có thể giảm xuống dưới 20%. Trong những ngày mưa phùn, độ ẩm trong không khí có thể tăng lên đến trên 90% (Xem bảng 2.6).
29
Bảng 2.6: Đặc trưng độẩm của các trạm.
Đặc điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Trạm Nho Quan Độẩm t/đ trung bình (%) 84 86 89 87 82 83 81 86 86 83 82 81 84 Độẩm t /đ thấp nhât tb(%) 68 71 76 72 62 64 62 68 67 64 61 62 66 Trạm Kim Bôi Độẩm t/đ trung bình (%) 84 85 86 85 83 84 84 86 86 84 82 81 84 Độẩm t /đ thấp nhât tb(%) 66 70 71 69 62 64 63 66 65 63 60 60 65
d. Chế độ gió: Về mùa hè, lúc đầu gió có hướng chủ yếu là Tây Nam sau chuyển sang Đông Nam, tốc độ gió trung bình ở đồng bằng đạt trên 2m/s. Về mùa đông, khu vực chịu ảnh hưởng của hai luồng gió: Gió Đông Bắc và gió Đông Nam luân phiên nhau thổi vào lưu vực với tỷ lệ xấp xỉ nhau. Gió lớn nhất mùa dông không mạnh bằng mùa hè, thường chỉ đạt 10 - 15m/s. Tốc độ gió lớn nhất tuyệt đối ở: Phủ
Lý đạt 36m/s, Hưng Yên 40m/s, Nam Định 48m/s, Ninh Bình 45m/s. e. Chếđộ bốc hơi
Lượng bốc hơi năm trung bình nhiều năm trong khu vực dụ án đạt khoảng 835 ÷
880 mm. Mùa nóng bốc hơi nhiều hơn mùa lạnh. Tháng VI và tháng VII đạt 90 ÷
110 mm. Tháng II là tháng có lượng bốc hơi ít nhất trong năm, chỉ đạt 38 ÷ 47 mm (Bốc hơi được đo bằng ống Piche).
Bảng 2.7: Phân phối bốc hơi (piche) các tháng trong năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Trạm Nho Quan Zmm 65.4 52.2 54.4 67.9 106.7 106.0 112.7 83.0 73.6 87.8 84.1 81.6 975.4 Y % 6.70 5.35 5.58 6.96 10.94 10.87 11.55 8.51 7.55 9.00 8.62 8.37 100. Trạm Kim Bôi Zmm 47.4 43.6 49.2 59.7 77.3 69.1 70.5 55.8 54.0 58.0 53.6 55.4 693.6 Y % 6.83 6.28 7.09 8.60 11.15 9.98 10.17 8.04 7.79 8.36 7.73 7.98 100.
30
f. Bão và áp thấp nhiệt đới
Gió mùa đông, thịnh hành là gió mùa Đông Bắc, gió mùa cực đới do sự di chuyển dần về phía Đông và điều kiện cụ thể biến tính thành gió mùa lưỡi áp cao biển Đông Trung Quốc, đều thổi vào lưu vực theo hướng Đông Bắc, nên đầu màu khô ấm, giữa mùa lạnh hanh rồi ấm ẩm đến ẩm ướt cuối mùa. Tuy vậy mỗi mùa
đông vẫn có 3÷4 đợt gió mùa áp thấp lục địa từ hướng Đông và Đông Nam thổi vào vài ba ngày, dài thì đến 5÷6 ngày mỗi đợt, có khi mưa (gần như xảy ra thời tiết mùa hạ trong mùa đông)
Gió mùa đông từ tháng XI đến tháng II, có năm những đợt gió mùa cực đới đã xâm lấn sớm vào từ đầu tháng IX, ngược lại có năm muộn mãi đến tháng XII mới bắt
đầu. Thời kỳ bắt đầu gió mùa cực đới dao động tới 4 tháng. Còn thời gian kết thúc mùa gió này lùi tới cuối tháng V (dao động tới 3 tháng).
Gió mùa hạ, mùa chuyển mùa, tương phản cũng thay đổi, nên thời kỳ mưa lớn có thể xê dịch khá nhiều về phía đầu mùa hay cuối mùa tùy thuộc vào hoạt động của từng năm do sự diễn biến dài ngắn, sớm muộn của gió mùa Tây Nam, gió Tây, gió
Đông Nam, gió Nam.
Bão là dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất, chi phối một cách rõ rệt chế độ gió, mưa, nhiệt độ, độ ẩm của lưu vực. Hoạt động của bão lại rất thất thường: năm nhiều, năm ít, trận mạnh, trận yếu cũng là một nguyên nhân gây ra biến động đáng kể trong tổng lượng mưa và quy luật mùa mưa trong lưu vực. Trung bình trong năm có 1,4 cơn bão đổ bộ vào lưu vực. Tập trung vào tháng VIII- IX. Có khả năng cứ 1-2 năm có một lần bão đổ bộ vào lưu vực. Các năm khác xác suất bão đổ bộ vào lưu vực ít hơn nhưng ảnh hưởng bão rớt, bão xa (Hoa Nam- Trung Quốc hay khu IV).
Bão là nguyên nhân gây gió mạnh ở đông bằng và ven biển, tốc độ gió mạnh nhất
đạt 40÷50 m/s ở ngoài khơi và dưới 40m/s ở sâu trong đất liền, vùng núi không qúa 20 m/s. Phạm vi gió mạnh lấn sâu đất liền tới 50 ÷100 km và yếu đi khi gặp địa hình ở các vùng núi cản trở. Nhưng bão còn mang một lượng hơi ẩm khổng lồ vào sâu trong đất liền rất xa, gây mưa diện rộng, lượng mưa lớn kéo dài sau là gây lũ lớn.
31
Trong năm 2011, trên khu vực biển Đông có 7 cơn bão và 7 ATNĐ hoạt động, xấp xỉ so với TBNN; trong đó, số lượng ATNĐ nhiều hơn TBNN khoảng 3 – 4 cơn,