Vải không dệt

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM (Trang 74)

4. CÁC QUI TRÌNH SẢN XUẤT

4.3.3 Vải không dệt

Vải không dệt thoi có thể được coi như các loại vải được tạo thành bởi các sợi được giữ với nhau bằng sự liên kết hoặc lồng vào nhau của các xơ hoặc cả hai hình thức này, được thực hiện bằng các phương tiện cơ khí, hóa học, nhiệt và/hoặc dung môi. Lịch sử của sản phẩm không dệt bắt đầu vào những năm 1930, và các nguyên liệu được sử dụng chủ yếu là xơ bông thải. Sự phát triển của sợi nhân tạo và các tác nhân liên kết làm tăng tầm quan trọng của phân khúc này của ngành công nghiệp dệt.

Việc chế biến và sản xuất các loại vải không dệt thì khác nhau với các loại xơ, phương pháp bố trí xơ, và các tác nhân liên kết được sử dụng. Xơ bao gồm bông, len, acetate, viscose, polyamide, polyester, polyacrylonitrile, polypropylene, polyethylene và xơ kết hợp. Xơ dưới hình thức stapen, và thường không bao gồm vật liệu phục hồi. Xơ thô được xử lý thông qua một loạt các công đoạn làm tơi, điều hòa và pha trộn. Các lớp mạng xơ sau đó được hình thành. Sự kết dính xơ được thực hiện bằng sự ma sát xơ, xử lý nhiệt, và sự thêm vào các tác nhân liên kết.

Vải không dệt được phân biệt tùy thuộc vào công nghệ được sử dụng để tạo thành các màng xơ và liên kết chúng. Bởi vì mỗi phương pháp liên kết tạo ra những đặc tính riêng biệt cho sản phẩm, mục đích sử dụng của vải phải được biết đến trước khi chế biến. Do đó, vải không dệt thoi có thể được phân loại như:

Vải không dệt liên kết cơ học. Trong trường hợp này, xơ được bệnh vào nhau bằng một loạt các kim qua lớp xơ một cách vuông góc. Bằng cách khác, xơ có thể được khâu bằng cách sử dụng một loại chỉ khâu sợi.

Vải không dệt liên kết hóa học. Một số hóa chất có thể được sử dụng, như polyme tan trong nước, polyme tổng hợp và nhựa. Sau khi ngâm tẩm với các tác nhân hóa chất, các lớp xơ phải được sấy khô.

Vải không dệt liên kết nhiệt. Nếu xơ nhựa nhiệt dẻo có mặt trong lớp xơ, xơ được liên kết với nhau bằng nhiệt và nén. Nhiệt độ cao phải đạt được để làm mềm sợi nhựa nhiệt dẻo.

Trang 75/158

4.4 Các qui trình tiền xử lý

Các qui trình tiền xử lý và nhuộm có thể được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của sản xuất hàng dệt - ví dụ, khi vật liệu ở dạng xơ (trước khi kéo), như sợi đã được kéo, sau khi vật liệu đã được dệt thoi hoặc dệt kim, hoặc, trong trường hợp quần áo, dưới hình thức hàng may mặc sau khi cắt và may.

Hầu hết các loại vải mà chúng sẽ được nhuộm, in hoặc hoàn thiện trước tiên phải được chế biến; denim và một số vải nhuộm sợi là những ngoại lệ của quy tắc này. Tiền xử lý là một qui trình rất quan trọng đối với tất cả các xử lý tiếp theo trong nhà máy dệt, cả về chất lượng và hiệu quả về môi trường. Một qui trình tiền xử lý kém sẽ tạo ra lỗi mà chúng chỉ được phát hiện trong các hoạt động tiếp theo, gây ra chất lượng sản xuất, hoàn thiện và chỉnh sửa nhuộm không đạt chất lượng, và cuối cùng là sự ô nhiễm quá mức. Người ta thường tin rằng một tỷ lệ cao của các lỗi trong tạo màu hàng dệt có nguyên nhân từ khâu tiền xử lý có sai sót. Do đó, tiền xử lý là một nhân tố quan trọng đối với sản xuất ngay từ khi bắt đầu.

Những mục tiêu chính của qui trình tiền xử lý là:

• Loại bỏ khỏi vật liệu tất cả các chất được cố định lên xơ trong trong quá trình tăng trưởng tự nhiên của cây trồng hoặc trong các qui trình biến đổi (đặc biệt là kéo sợi, quấn sợi, dệt thoi, dệt kim, v.v…)

• Cải thiện khả năng hấp thụ và tính thấm nước của xơ để thực hiện các ứng dụng của thuốc nhuộm, trợ chất, và các hóa chất khác.

• Cải thiện độ dún và xử lý vải

• Làm giảm sức căng không đồng đều trong vật liệu xơ

• Tạo ra một mức độ trắng chấp nhận được để sử dụng như vải không nhuộm và độ sáng cần thiết sắc thái màu của vải được nhuộm sau đó.

Hầu hết các nhà máy có thể sử dụng đồng bộ các quy trình tiền xử lý cho toàn bộ các sản phẩm mà họ sản xuất. Do đó tiền xử lý cấu thành một qui trình có khối lượng cao nhất trong một nhà máy.

Tiền xử lý có thể được thực hiện theo đợt hoặc liên tục, dưới dạng vải mở khổ rộng hoặc dạng dây. Sự lựa chọn tùy thuộc vào chất lượng vải và khối lượng sẽ được xử lý. Mặc dù tiền xử lý liên tục thường có lợi về kinh tế và môi trường (tạo ra sự chia tách tốt hơn để tái sử dụng nước, một số nhà máy vẫn thích xơ được tiền xử lý theo đợt trên các máy nhuộm hơn là trên các qui trình liên tục, bao gồm:

• Tính phức tạp trong việc lập kế hoạch và xử lý (đặc biệt là sự phối hợp giữa tiền xử lý và nhuộm để tránh tình trạng hàng cứ bị ẩm trong một thời gian dài)

• chi phí vốn cao

• Công suất cần có cho năng suất cao của thiết bị tiền xử lý trước khi dệt kim, trong khi hoạt động dệt kim thường có một khối lượng thấp

Tất cả hoặc chỉ một số các qui trình tiền xử lý khác nhau có thể được yêu cầu và chúng có thể được áp dụng hoặc như là những giai đoạn riêng biệt hoặc đôi khi là những giai đoạn kết hợp - đặc biệt là giũ hồ và cọ rửa, hoặc cọ rửa và tẩy trắng.

Trang 76/158

Trong những mục sau đây, các bước tiền xử lý khác nhau được mô tả chi tiết vật liệu tổng hợp, len, bông, lanh và tơ tằm.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)