Hàng dệt thoi

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM (Trang 72 - 74)

4. CÁC QUI TRÌNH SẢN XUẤT

4.3.1Hàng dệt thoi

4.3.1.1 Mắc sợi dọc

Mắc sợi dọc là một qui trình qua đó sợi được chuẩn bị để dệt. Sợi ở dạng các bó búp sợi được đặt trong một thứ tự được xác định trước, để cạnh nhau trên một trục mắc. Không có nước và cũng không có năng lượng nhiệt được tiêu thụ, việc tiêu thụ điện phụ thuộc vào máy móc cụ thể được sử dụng và loại xơ. Những số lượng bụi xơ nhỏ được thải ra do qui trình này. Tác động môi trường do mắc sợi dọc là không đáng kể khi so sánh với các qui trình dệt khác.

Bảng 4.6: Tiêu thụ tài nguyên trong mắc sợi dọc (điện)

Tài nguyên Số lượng Đơn vị tính

Điện 5 – 10 kWh/t

4.3.1.2 Hồ

Sợi thường được hồ sau khi được mắc, để bôi trơn và bảo vệ nó trong quá trình dệt thoi. Qui trình hồ tự thân nó tạo ra chất thải dưới hình thức các giọt dung dịch cuối qui trình và nước rửa thải (nước sau khi sử dụng để làm sạch). Quá trình này cũng tiêu thụ nước, hơi và điện. Nó có thể phát ra dấu vết của một số hóa chất được sử dụng, hoặc các sản phẩm hư hỏng, và xơ ngắn hoặc tro bay. Một số tác động môi trường đến nước thải sẽ

Trang 73/158

xảy ra khi máy hồ được làm sạch định kỳ. Tuy nhiên, tác động thực sự lên nước thải có liên quan đến các chất hồ xảy ra trong chế biến ướt sau đó, nhất là trong rũ hồ.

Bảng 4.7: Tiêu thụ tài nguyên trong hồ sợi

Tài nguyên Số lượng Đơn vị tính

Nước 2 – 3 l/kg

Điện 0,1 – 0,2 kWh/kg

Năng lượng nhiệt 2 – 15 MJ/kg

4.3.1.3 Dệt thoi

Dệt thoi là qui trình mà theo đó sợi được lắp ráp thành một tấm vải. Các qui trình khác (chẳng hạn như mắc sợi dọc, luồn chỉ và hồ) được thực hiện trước khi dệt; những qui trình này nói chung có thể được gọi là "chuẩn bị cho dệt" (xem các tiểu mục trước). Công nghệ dệt thoi có tác động lớn đến hiệu suất của qui trình. Điện được chỉ cần thiết cho chính qui trình này; năng lượng nhiệt được sử dụng để sưởi ấm trong mùa lạnh. Chất bôi trơn và các loại dầu được sử dụng để bôi trơn các máy dệt, nhưng trong những

trường hợp đặc biệt, chúng cũng có thể gây nhiễm bẩn vải. Tác động môi trường liên quan đến dệt thoi là không đáng kể (ngoại trừ tiếng ồn và rung) khi so sánh với các qui trình dệt khác.

Bảng 4.8: Tiêu thụ tài nguyên trong dệt thoi

Tài nguyên Số lượng Đơn vị tính

Điện 0,6 – 3,3 kWh/kg

Năng lượng nhiệt 0,1 – 0,6 MJ/kg

Lưu ý rằng phạm vi rộng của các ước tính tiêu thụ là do các máy móc khác nhau, vật liệu khác nhau được chế biến, và các yếu tố khác.

4.3.2 Dệt kim

4.3.2.1 Chuốt sáp

Tất cả các sợi được xử lý trên máy dệt kim phải được chuốt sáp trong quá trình quấn co để giảm sự ma sát của sợi với các bộ phận cơ khí của máy trong các qui trình tiếp theo. Vì vậy, máy quấn có một thiết bị tích hợp để phân bố sáp đồng bộ trên sợi. Việc lạm dụng số lượng lớn sáp có thể làm tăng hệ số ma sát và cũng có thể gây hại cho máy dệt kim.

4.3.2.2 Dệt kim

Giống như dệt thoi, dệt kim là một qui trình cơ khí và liên quan đến việc nối sợi cùng với một loạt các kim. Dầu khoáng thường được dùng để bôi trơn các kim này và các bộ phận khác của máy móc dệt kim. Số lượng các loại dầu được sử dụng phụ thuộc vào công

Trang 74/158

nghệ của máy và các tốc độ của kim, và phạm vi giá trị từ 0,5% và 0,1% trọng lượng của vải.

Các tác động môi trường liên quan đến dệt kim bao gồm phát thải bụi sợi, hàm lượng dầu và sáp trên vải thành phẩm, và chất thải của phụ phẩm (tổn thất).

Bảng 4.9: Tiêu thụ tài nguyên trong dệt kim (điện) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài nguyên Số lượng Đơn vị tính

Điện ~ 1 kWh/kg

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM (Trang 72 - 74)