Đánh giá về việc duy trì điều hành chính sách theo chế độ tỷ giá thả nổ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chính sách tỷ giá 2008 - 2010 & đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của việt nam (Trang 34 - 38)

3. NĂM 2010: (3 quý đầu năm)

1.2. Đánh giá về việc duy trì điều hành chính sách theo chế độ tỷ giá thả nổ

điều tiết:

Vì tỷ giá là một biến số kinh tế, có tác động lớn nhất, rõ ràng và nhanh chóng đến tình hình xuất nhập khẩu; các quốc gia luôn sử dụng tỷ giá trước hết là công cụ để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nên trước khi đưa ra đánh giá tiếp theo, nhóm xin được có một tổng kết ngắn về tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam trong 3 năm 2008-2010.

Diễn biến tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực, cán cân thương mại của Việt Nam (2001 – 2010)

Năm Tỷ giá danh

nghĩa Chỉ số tỷ giá danh động chỉ Biến Chỉ số tỷ giá thực động chỉ Biến Cán cân thương

Tỉ lệ Xuất/ Nhập

E(USD/VN D) nghĩa hiệu quả (NEER) số tỷ giá danh nghĩa hiệu quả năm (%) hiệu quả (REER) số tỷ giá thực hiệu quả năm (%) mại (Triệu USD) 2000 1 1 2001 14.786 1,022 +2,2 1,001 +0,1 -1.200 0,944 2002 15.224 0,977 -4,4 0,983 -1,8 -1.054 0,852 2003 15.475 0,885 -9,2 0,906 -7,9 -2.582 0,794 2004 15.704 0,826 -6,7 0,893 -1,3 -2.287 0,825 2005 15.816 0,811 -1,8 0,932 +4,3 -838 0,874 2006 15.965 0,797 -1,7 0,967 +3,8 -2.439 0,887 2007 16.003 0,733 -8,0 1,002 +3,6 -10.360 0,775 2008 17.486 0,738 +0,7 1,191 +18,9 -12.782 0,777 2009 18.479 0,625 -15,3 1,068 -10,3 -8.306 0,825 2010 19.040(1) -10.596(1) 0,858(1)

Nguồn: IMF Country Report; Tổng cục thống kê; Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước Việt Nam các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008

Ghi chú: (1) Số liệu ước tính đến tháng 10/2010

Qua bảng trên, cho thấy tỷ giá giữa USD và VND luôn tăng. Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì chỉ số NEER nhìn chung có xu hướng giảm, chỉ số REER biến động nhiều khi không cùng chiều với NEER. Cán cân thương mại luôn thâm hụt.

Năm 2007: đồng USD mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế

giới, nhưng do NHTW chủ động mua USD vào nên tỷ giá danh nghĩa USD/ VND 6 tháng đầu năm vẫn tăng. REER tăng 3,6% nhưng tỷ giá NEER giảm 8%. Cuối năm thì VND tăng giá so với USD, cán cân thương mại thâm hụt 10,36 tỷ đô la.

Năm 2008: một năm đầy biến động của tỷ giá. Tỷ giá danh nghĩa tăng mạnh,

chỉ số NEER và REER cùng tăng, trong đó REER tăng tới 18,9%. Điều này lẽ ra sẽ làm kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu nhưng thực tế lại hoàn

toàn ngược lại. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008 làm một số nước là đối tác thương mại của Việt Nam gặp khó khăn. Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cũng gặp khó khăn trong việc sản xuất, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực mang lợi nhuận lớn cho nước ta ra nước ngoài. Từ đó, chúng ta phải nhập khẩu một số mặt hàng vốn là chủ lực của mình. Thêm vào đó là dòng vốn từ nước ngoài đổ vào nước ta ngày càng ít đi. Hậu quả là nhập siêu lớn hơn xuất siêu, thâm hụt thương mại Việt Nam tăng cao so với các năm trước (12,782 tỷ USD)

bất chấp những nỗ lực làm tăng tỷ giá giữa USD và VND của NHTW.

Năm 2009: tỷ giá được điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ đồng VND. Chỉ số

NEER và REER cùng giảm khá mạnh do NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và nới lỏng chính sách tài khóa nhằm kích cầu trong nước. Các chính sách kinh tế vĩ mô này của Chính phủ đã giúp đạt được tăng trưởng kinh tế khá trong năm, lạm phát phát sinh ở mức thấp, tuy nhiên, chính sách này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam năm 2009 giảm 35% so với năm 2008, chỉ còn 8,306 tỷ USD và chủ yếu do sự thay đổi của cung cầu về các nhóm hàng hoá có liên quan đến xuất - nhập khẩu, các nguyên nhiên liệu, máy móc, thiết bị ... những biến động bất lợi của thị truờng thế giới và khả năng cạnh tranh chưa thật cao của hàng hoá, dịch vụ Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu gây ra; chứ không phải do ảnh huởng của tỷ giá hối đoái.

3 quý đầu năm 2010: những tháng đầu năm, khi tỷ giá liên ngân hàng được

giữ nguyên, chênh lệch tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHTM thu hẹp đã làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng nhập khẩu, từ đó chuyển dịch cán cân thương mại có lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô của Việt

Nam. Nhưng từ tháng 7 trở đi, dưới sức ép phải đảm bảo nguồn cung USD vào dịp cuối năm cho các DN nhập khẩu nên NHTW liên tục tăng tỷ giá USD/VND. Tiền VND bị phá giá ở mức 2% hầu như không ảnh hưởng đến khối lượng nhập khẩu, nhưng ngược lại kim ngạch nhập khẩu sẽ gia tăng, thâm hụt cán cân thương mại ước tính là 10,596 tỷ USD.

 Ở Việt Nam, nhìn chung, NHTW luôn cố gắng làm giảm giá VND so với USD để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Bằng các công cụ của chính sách tỷ giá, NHTW đã có những tác động nhất định đến cán cân thương mại, đến xuất khẩu ròng của Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các chính sách tỷ

giá lên cán cân thương mại là không lớn.

Vậy có nên tiếp tục duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết hay không, hay chúng ta nên chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, ở đó, VND sẽ được xác định phù hợp với cung- cầu thị trường, không còn bị định giá cao hơn thực tế như hiện nay; hay chí ít là, NHNN cần điều hành tỷ giá một cách linh hoạt hơn nữa, giảm giá VND để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu do giá tăng, giảm thâm hụt thương mại (?)

Cũng dựa trên tìm hiểu từ phân tích của các chuyên gia kinh tế, nhóm thảo luận đồng nhất quan điểm là chưa nên có những biện pháp giảm giá mạnh VND, vì rất nhiều lý do như sau:

+ Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam: những mặt hàng nhập khẩu đều là những mặt hàng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào mà trong nước chưa sản xuất được  khó mà giảm nhu cầu; nên nếu tỷ giá tăng cũng không hạn chế được phần nào khối lượng nhập khẩu mà lại đẩy giá trị nhập khẩu lên cao thêm và gây khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng đầu vào là hàng nhập khẩu. Cũng trong khi đó, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu sơ chế, nông lâm thủy sản – ít

phụ thuộc vào biến động giá; hoặc da giày, dệt may, đồ gỗ... – lại chủ yếu nhập khẩu đến 70-80% nguyên phụ liệu.

+ tỷ giá tăng sẽ khiến gánh nặng các khoản nợ của Chính phủ với nước ngoài càng tăng. Nợ của doanh nghiệp cũng tăng.

+ việc giảm giá quá mức sẽ làm mất niềm tin vào VND, vào khả năng kiểm soát tình hình của các cơ quan chức năng, có thể gây xáo trộn trong nền kinh tế và xã hội.

...

Do vậy, thay vì giảm giá VND, có thể phát triển các ngành hỗ trợ để giảm dần việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, trên hết là nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế bằng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, doanh nghiệp; và thêm vào đó, thực hiện được các giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hiện tại, mà nhóm xin đề xuất như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chính sách tỷ giá 2008 - 2010 & đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w