Giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chính sách tỷ giá 2008 - 2010 & đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của việt nam (Trang 38 - 41)

Để tỷ giá được bình ổn lâu dài thì chắc chắn hai yếu tố căn bản là nhập siêu và lạm phát phải được khống chế. Tuy vậy, đây là những yếu tố có tính cơ cấu, sẽ cần thêm nhiều thời gian và quyết tâm từ những nhà quản lý. Có một số điều cần phải làm ngay để bỉnh ổn tỷ giá.

•Thứ nhất, việc quan trọng nhất cần làm để bình ổn tỷ giá trên thị trường là ổn định tâm lý của người dân. Cụ thể, cần phải giảm mức kỳ vọng về sự mất giá của tiền đồng bằng một chính sách minh bạch, nhất quán và khoa học trong điều hành kinh tế. Chính phủ phải thể hiện quyết tâm trong vấn đề giảm thâm hụt ngân sách, tăng hiệu quả đầu tư công và giám sát chặt hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.

•Thứ hai, cần phải nhận ra một thực tế là thị trường cần một cơ chế điều hành tỷ giá linh động hơn. Việc giữ tỷ giá cố định kéo dài theo “mệnh lệnh hành chính” không phải là một giải pháp hiệu quả. Thay vào đó, việc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu nên được thực hiện một cách linh hoạt theo những tín hiệu của thị trường. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng phải thực sự là tỷ giá tham chiếu cho giao dịch trên thị trường.

•Đồng thời, việc neo giá trị VND theo USD cũng nên được thay đổi neo trên một rổ tiền tệ nhất định nhằm làm tránh những tác động của tiêu cực của hiện tượng đôla hóa ở Việt Nam và sự phụ thuộc vào một nền kinh tế Mỹ.

•Thứ ba, cần phải có những hành động kip thời để bình ổn tỷ giá. Những giải pháp phải thực hiện ngay là mạnh tay can thiệp để bình ổn bằng phương tiện vật chất. Cụ thể, nếu thị trường căng thẳng, ngoại tệ khan hiếm thì Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bán ngoại tệ ra. Số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết trong tháng 9, Ngân hàng Nhà nước đã mua tăng dự trữ được hơn 300 triệu USD, tháng 10 đã bán can thiệp 200 triệu USD, nhưng vẫn được đánh giá là chưa đủ mạnh để chặn đứng tâm lý khan hiếm ngoại tệ. Vì vậy,việc đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho các hoạt động kinh tế cần thiết như xăng dầu, phân bón, vật tư thiết bị sản xuất kinh doanh, không ưu tiên nhập khẩu hàng hóa xa xỉ, tiêu dùng. Khi có nhu cầu thực sự đó, phải đáp ứng ngay, không gây khó khăn, xem xét lâu để tạo tâm lý thiếu ngoại tệ.

Tài liệu tham khảo :

1. Giáo trình Tài chính quốc tế. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến. 2. Thời báo Ngân hàng – số 151, ngày 20/9/2010.

3.Tạp chí Tài chính số tháng 8, 9, 10/2010. 4. Tạp chí Ngân hàng số tháng 3, 7, 10/2010 5. IMF Country Report.

6. Báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước Việt Nam các năm 2006, 2007, 2008.

7. vneconomy.vn 8. www.sbv.gov.vn

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1. Hoàng Thu Trà – NHE K11 2. Vũ Thị Thu Hảo – NHE K11 3. Lưu Minh Ngọc – NHE K11

4. Nguyễn Thị Thúy Ngần – NHE K11 5. Nguyễn Sơn Hải – NHE K11

6. Nguyễn Duy Hoàng – NHE K11 7. Hoàng Nghĩa Đức – NHE K11 8. Hoàng Ngọc Ánh – NHE K11 9. Nguyễn Thị Phương – TTQTB K11

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chính sách tỷ giá 2008 - 2010 & đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của việt nam (Trang 38 - 41)