Giai đoạn 2 (từ 17/ 8 hết quý 3/2010)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chính sách tỷ giá 2008 - 2010 & đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của việt nam (Trang 28 - 32)

3. NĂM 2010: (3 quý đầu năm)

3.3.2. Giai đoạn 2 (từ 17/ 8 hết quý 3/2010)

Diễn biến chính sách:

- Ngày 17/8, NHNN tiếp tục công bố nâng mức tỷ giá lên mức 18932, làm đồng VND giảm 5,34% và giữ nguyên biên độ tỷ giá +/-3%. Các NHTM niêm yết tỷ giá xung quanh mức 19450 VND/USD.

* Giải thích cho động thái này: Sau đợt phá giá tiền đồng vào tháng 2, thị trường ngoại hối có vẻ như khá yên ả, tỷ giá liên ngân hàng được giữ nguyên, chênh lệch tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHTM thu hẹp, trạng thái ngoại tệ của các NH luôn ở mức thặng dư. Nhưng dưới sự bình lặng đó, là cơn sóng âm ỉ manh nha từ đầu quý 3, xuất phát từ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ tăng đột biến kể từ đầu năm, các doanh nghiệp chấp nhận rủi ro về tỷ giá, vì không thể chịu nổi lãi suất tiền đồng quá cao. Trong 7 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ lên tới 34,4%, so với 8.4% dư nợ tiền đồng. Nhưng bản thân doanh nghiệp cũng tự đề phòng bằng cách vay với kỳ hạn ngắn (3-6 tháng), theo đó, từ tháng 7, nhu cầu trả nợ vay USD khi đến thời điểm đáo hạn tăng cao, gây sức ép lớn đến cầu ngoại tệ. NHNN bắt đầu lo lắng, và từ giữa tháng 6 đã phải kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ. Các doanh nghiệp chưa hoặc không có nguồn thu ngoại tệ đôn đáo thu gom USD đề phòng khan hiếm ngoại tệ, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ thì không muốn bán ngoại tệ cho NH do e ngại không thể mua lại nếu có nhu cầu vào cuối năm. Chính vì vậy, tỷ giá thị trường tự do đã bắt đầu tăng trở lại từ cuối tháng 7, nới rộng khoảng cách với tỷ giá chính thức. Đến ngày 17/8 khi sự chênh lệch này đã ở mức rất lớn, để tránh tình trạng chảy USD ra ngoài hệ thống, đảm bảo cung USD vào cuối năm, NHNN đã buộc phải tăng tỷ giá.

• Tâm lý găm giữ USD của những doanh nghiệp có nguồn thu và người dân. Bởi toàn hệ thống tháng 10 vẫn đang dương 250-300 triệu USD. Trên thực tế, khi từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chủ trương kết nối một phần với một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước (buộc các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng), tình trạng găm giữ trên tài khoản vẫn còn phổ biến với những doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc phải bán. Chính điều này một phần gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá từ đầu tháng 10 đến nay.

• Việc để mức lãi suất cho vay bằng USD những tháng đầu năm ở mức thấp khiến tăng trưởng tín dụng bằng USD tăng cao cũng làm cho áp lực cầu USD thêm gay gắt khi đến cuối năm những khoản nợ đến kì thanh toán.

• Những tháng cuối năm là đợt cao điểm nhập khẩu nên làm gia tăng cầu USD.

• Có các thông tin kém tích cực về lạm phát và nhập siêu 9 tháng đầu năm.

•Kết quả:

+ Từ 18/8, tỷ giá bình quân liên NH áp dụng mức 18.932 VND/USD, thay cho mức 18.544 VND/USD.

+ Cuối tháng 9, tình hình thị trường ngoại hối căng thẳng, tỷ giá chợ đen tăng từng ngày, cuối tháng 9 ở mức 19.670 đồng.

Biểu đổ Diễn biến các loại tỷ giá trên thị trường Việt Nam từ 1/2/2010 cho đến 1/8/2010

Bonus: tình hình từ đầu quý IV đến nay:

(Tình hình thị trường ngoại hối tháng 9 căng thẳng.)

Diễn biến chính sách:

Để bình ổn lại nền tài chính quốc gia, ngày 5/11/2010, Chủ tịch ủy ban giám sát tài chính quốc gia thông báo NHNN sẽ không tăng tỷ giá trong thời gian tới. Thay vào đó, biện pháp được đưa ra là NHNN sẽ can thiệp mạnh trên thị trường ngoại hối bằng việc bán USD dự trữ ra tăng cung cho thị trường.

Giải thích cho việc lựa chọn biện pháp đó là bởi vì :

+ Việc tăng tỷ giá chính thức sẽ tiếp tục làm giảm lòng tin của người dân vào VND, gây tâm lý bất an, người dân sẽ tiếp tục găm giữ USD hay vàng để lưu giữ giá tiền. Như vậy tình hình tỷ giá sẽ càng căng thẳng hơn. Ngoài ra, trong khi cơ cấu nhập khẩu của nước ta thì chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc, phân đạm,

xăng dầu là các hàng hóa thiết yếu cho nền kinh tế cũng như để sản xuất hàng xuất khẩu. Như vậy, tăng tỷ giá cũng đồng thời đi kèm với nỗi lo lạm phát tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh, chỉ số CPI những tháng 9 là 1,31% so với tháng 8, và tháng 10 là 1,09% so với tháng 9. Dự báo việc giữ tỷ lệ lạm phát ở mức chỉ tiêu 8%/năm là rất khó có thể đạt được.

+ Chính vì vậy, biện pháp NHNN can thiệp bán trên thị trường ngoại hối đã được sử dụng. Hiện tại, Tình hình vĩ mô hiện tại đủ mạnh để thực hiện can thiệp vào thị trường ngoại hối. Xuất khẩu 10 tháng tăng rất mạnh và dự báo cả năm có thể tăng 23% (kế hoạch chỉ 18%), nhập khẩu kiềm chế tốt. Nhập siêu dự kiến trước đây khoảng 13,5 tỷ USD - 14 tỷ USD thì được kiềm chế cả năm xuống khoảng 12,5 tỷ USD, thậm chí nếu thực hiện tốt chỉ khoảng 12 tỷ USD. Cán cân thanh toán năm 2009 thâm hụt xấp xỉ 9 tỷ USD nhưng năm 2010 đến thời điểm này dự báo chỉ khoảng 4 tỷ USD, giảm rất mạnh. Tăng trưởng GDP năm nay có khả năng vượt kế hoạch.

+ Đi kèm với chính sách tỷ giá, để tăng niềm tin của người dân vào VND, cũng vào ngày 5/11, NHNN đã công bố mức lãi suất cơ bản được nâng lên ở mức 9%/năm; lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 9% một năm (tăng 1%); lãi suất tái chiết khấu mới là 7% một năm (tăng 1%) và cam kết không tăng lãi suất cho vay và huy động USD. Nhưng đồng thời cũng cam kết sẽ điều tiết lãi suất theo hướng định hướng thị trường. Điều này sẽ giúp đưa VND về gần với giá trị thị trường của nó, hạn chế việc người dân tiếp tục lựa chọn USD làm công cụ lưu giữ giá trị. Thực tế, trên thế giới USD đang mất giá thậm chí cả với đồng Kip của Lào. Người dân Việt Nam tất yếu cũng sẽ giảm dần nhu cầu này. Việc đồng thời sử dụng cả biện pháp trên thị trường ngoại hối và trên thị trường tiền tệ có thể làm giảm tác động qua lại của tỷ giá và lãi suất, từ đó làm tăng tính độc lập của VND so với USD.

CHƯƠNG III - ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ.

1. Đánh giá:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chính sách tỷ giá 2008 - 2010 & đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w