3. NĂM 2010: (3 quý đầu năm)
1.1. Đánh giá về hành động của NHTW trong quá trình thực thi chính sách
+ Ưu điểm:
• Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, có những thời điểm biến động đột biến như thời gian qua, NHNN đã kịp thời bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin và đánh giá các dòng vốn vào ra để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. Thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời điều chỉnh tăng nguồn cung ngoại tệ, hạ nhiệt thị trường. Ngược lại, thời điểm thị trường
dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu.
• Đạt được sự đồng bộ trong phối hợp chính sách tỷ giá với các thành phần khác của chính sách tiền tệ trong sự nghiêm ngặt thực hiện mục tiêu chung của cả nền kinh tế. Đồng thời, có được sự phối hợp tốt giữa NHNN và các NHTM.
+ Nhược điểm:
•Cách điều hành còn bảo thủ, cứng nhắc:
Công cụ duy nhất để điều hòa thị trường ngoại tệ là tung ngoại hối ra và nới lỏng biên độ hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật về tiền tệ. Vẫn còn sử dụng nhiều các biện pháp hành chính để can thiệp: có giai đoạn Ngân hàng còn đề ra mức khống chế lượng bán ra trong ngày đối với từng chi nhánh tùy theo quy mô của chi nhánh đó hoặc ra văn bản yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Bên cạnh đó, còn thiếu công cụ phòng ngừa rủi ro dẫn đến quản lý thị trường ngoại hối cũng có những hạn chế nhất định trong việc chuyển đổi tiền tệ, kiểm soát chênh lệch kỳ hạn.
● Thiếu minh bạch thông tin:
Nguyên nhân đầu tiên khiến việc điều hành tỷ giá “méo mó” như thời gian qua là do sự cam kết của NHNN. Ngân hàng càng cam kết thì thị trường càng không tin, đầu tiên là hệ thống NHTM. NHNN cam kết nhưng lại thiếu minh bạch thông tin (về dự trữ, cán cân thanh toán quốc tế…) người dân, doanh nghiệp cần
những thông tin này nhưng mỗi người nói một câu, người thì đưa ra thông tin lượng kiều hối giảm, người thì đưa ra FDI giảm… mà không có thông tin tổng thể. Ví dụ như trường hợp ngày 25/11/2009, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã ra quyết giảm biên độ dao động tỷ giá từ mức ±5% xuống còn ±3%, trong khi trước đó cam kết biên độ dao động sẽ giữ nguyên ở mức ±5% cho đến hết năm 2009. Qua đó, có thể thấy rõ tình trạng không thống nhất trong điều hành chính sách tỷ giá.
•Thiếu sự thống kê các tác động, dẫn đến nguy cơ nhập siêu và lạm phát.
Chưa có sự nghiên cứu thống kê rõ ràng tác động của những điều chỉnh về tỷ giá đối với nền kinh tế. Việc VND bị định giá cao kết hợp với việc nền kinh tế VN phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu cả về SX và tiêu dùng dẫn đến tình trạng nhập siêu là không tránh khỏi. Thêm và đó là nguy cơ lạm phát trong tương lại do độ “ trễ” của các chính sách.