CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 80)

1. Thành tựu

a. Xây dựng những định hướng chiến lược thích hợp, tạo điều kiện cho xuất bản phát triển trong cơ chế thị trường, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trên một số nội dung:

- Khẳng định văn hoá là một thành tố hữu cơ của chủ nghĩa xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội đó, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội .

- Khẳng định vai trò giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, coi giáo dục và đào tạo, khao học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

- Khẳng định vị trí, vai trò của xuất bản là lĩnh vực hoạt động văn hoá, tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời là một ngành kinh tế- công nghệ đặc thù.

Những tư tưởng chỉ đạo đó bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), được nhận thức cụ thể tại Đại hội Đảng khoá VII (1991) khi Đảng đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội", tiếp tục được khẳng định và ngày càng thể hiện sâu sắc tại các Đại hội khoá VIII, IX và X. Nghị quyết TW 2 khoá VII về khoa học và công nghệ, Nghị quyết TW 4 khoá VII về nhiệm vụ của văn hoá, văn nghệ, Nghị quyết TW 5 khoá VIII về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Kết luận TW 10 khoá IX về tổng kết thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá VIII là những khẳng định định hướng chiến lược của Đảng đối với sự nghiệp khoa học, giáo dục và văn hoá. Tại Đại hội X, Đảng một lần nữa khẳng định: “Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội” và “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Từ những định hướng chiến lược trên, Đảng có chỉ đạo kịp thời, xác định các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể tạo dấu mốc quan trọng để xuất bản hoàn thành nhiệm vụ trong từng giai đoạn của tiến trình đổi mới. Cụ thể là:

Sau những năm đầu thực hiện đổi mới, vào cuối năm 1991, đầu 1992, nhận thấy những vấn đề phức tạp mới đang tác động tiêu cực đến hoạt động xuất bản cần phải khẩn trương, nghiêm khắc chỉ ra và khắc phục, Đảng và Nhà nước đã có những sự chỉ đạo mới, kiên quyết tổ chức, lập lại kỷ cương,

trật tự trong ngành xuất bản, tạo điều kiện cần thiết cho bước phát triển mới của ngành trong những năm sau.

Ngày 31 tháng 2 năm 1992, Ban Bí thư ra Chỉ thị 08-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí-xuất bản". Mục tiêu và nội dung cơ bản của Chỉ thị này là nhằm kịp thời chỉ ra những việc làm cơ bản và cấp thiết nhất để thực hiện bằng được chức năng và nhiệm vụ nặng nề của xuất bản "góp phần làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, động viên toàn Đảng, toàn dân vượt qua khó khăn thử thách, năng động sáng tạo trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa".

Chỉ thị 08 ra đời vào một thời điểm rất nhậy cảm, đã kịp thời điều chỉnh hướng phát triển của xuất bản, khắc phục những lệch lạc, thiếu sót trong những năm trước đó và đặc biệt nhấn mạnh vai trò, năng lực, tầm lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến các cấp đối với hoạt động xuất bản. Sau khi Chỉ thị 08 ban hành được gần 1 năm, đến tháng 1 năm 1993, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VII) đã ra Nghị quyết về "Một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm

trước mắt". Một lần nữa, Nghị quyết khẳng định những tư tưởng, định hướng và nhiệm vụ lớn của văn nghệ, trong đó, xuất bản sách văn nghệ giữ vị trí rất to lớn, góp phần trực tiếp cho sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật nước nhà thời kỳ mới.

Trong Chỉ thị 08 và Nghị quyết TW 4 (1992-1993), Đảng đã có chủ trương chỉ đạo nhà nước tiến hành chuẩn bị xây dựng Luật Xuất bản “Thể chế kịp thời những chủ trương, biện pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương. Trước mắt, tập trung xây dựng một số luật cần thiết như Luật Xuất bản, Luật Bảo vệ di sản văn hoá dân tộc”.

Nối tiếp Chỉ thị 08 và Nghị quyết TW4 (khoá VII), Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 1997 “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” đã tạo nên một hệ thống quan điểm chỉ đạo cơ bản, vừa thể hiện tính nhất quán trong tư tưởng và ý chí lãnh đạo của Đảng, vừa là sự nhận thức sâu những quy luật đặc thù của lĩnh vực này để nâng cao hiệu quả và chất lượng của sự lãnh đạo và quản lý. Những định hướng chỉ đạo kịp thời trên đã tạo bước phát triển mạnh, đúng hướng của xuất bản Việt Nam trong nhiều năm.

Sang những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến, nhiều cơ hội và thách thức lớn được đặt ra đối với sự nghiệp đổi mới, trong đó có hoạt động xuất bản. Để nâng cao chất lượng

toàn diện hoạt động xuất bản, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng trong thời kỳ mới, đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đề cao vai trò trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản, ngày 25 tháng 8 năm 2004, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 42 – CT/TW về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”. Đây là lần đầu tiên, Ban Bí thư ban hành một Chỉ thị riêng về công tác xuất bản, khẳng định vai trò của xuất bản vạch ra những định hướng chiến lược phát triển hoạt động xuất bản thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá VIII, Ban Bí thư đã ra Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (Khoá IX), tăng mức đầu tư cho văn hoá để đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách Nhà nước. Đây là một tín hiệu tích cực tạo điều kiện cho văn hoá nói chung, trong đó có xuất bản nói riêng tiếp tục nhận được hỗ trợ của Nhà nước, tăng cường tiềm lực để thực hiện mục tiêu “phấn đấu trở thành nền xuất bản khá trong khu vực vào năm 2010”

b. Công tác thể chế hoá chủ trương, định hướng của Đảng thành các chính sách, qui phạm pháp luật được đẩy mạnh, hệ thống pháp luật xuất bản dần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cơ bản để xuất bản hoạt động ổn định trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngay từ khi thành lập nước, trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ công hoà (1946), “tự do xuất bản” - một trong những nội dung của quyền tự do ngôn luận - đã được ghi nhận (Điều 10). Liên tiếp từ đó đến nay, đặc biệt từ sau đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần của Đại hội Đảng khoá VI (1986), công tác xây dựng pháp luật thể chế hoá các chủ trương, định hướng của Đảng về xuất bản đã được đẩy mạnh

Sau một thời gian dài lúng túng khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, bắt đầu từ năm 1992, tiếp thu tinh thần của Chỉ thị 08 và Nghị quyết TW 4 (khoá VII), tháng 7 năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật Xuất bản. Để thực hiện Luật Xuất bản, Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/CP về Qui định chi tiết thi hành Luật Xuất bản (ngày 6-11-1993) và Bộ Văn hoá-Thông tin ra Thông tư 38/XB-TT (ngày 7-5-1994) nhằm tổ chức thi hành Luật Xuất bản và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 79/CP.

Luật Xuất bản 1993 là một thành quả quan trọng của quá trình lãnh đạo và quản lý xuất bản. Những cơ sở pháp lý quan trọng nhất đã được xác định, tạo điều kiện cho việc định hướng, điều chỉnh, kiểm soát, xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển trong một thời gian dài của hoạt động xuất bản. Luật Xuất bản 1993 là một bước phát triển nối tiếp của Sắc luật 003/SL do

Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 18-6-1957 về xuất bản. Những thành tựu quan trọng của xuất bản nước ta từ 1957 đến 1993 gắn chặt với những tư tưởng rất cơ bản và có ý nghĩa sâu sắc trong Sắc luật số 003 về xuất bản. Do sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và sự xuất hiện nhiều nội dung, vấn đề mới của xuất bản trong thời kỳ hoàn toàn mới - cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, sự nghiệp đổi mới đất nước đi vào giai đoạn quyết định, cơ chế thị trường xuất hiện, ngày càng phát triển và phát huy tác dụng, cần có luật mới thực hiện việc quản lý có hiệu quả nhằm phát triển sự nghiệp xuất bản Việt Nam. Thời điểm mà Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả, hoạt động xuất bản đã có những bước tiến mới, mạnh mẽ. Đồng thời, công tác chỉ đạo, quản lý xuất bản ngày càng bám sát hơn thực tiễn xuất bản. Nhiều văn bản điều chỉnh từng mặt hoạt động xuất bản đã được ban hành. Trong 10 năm, từ 1993 (thời điểm ban hành Luật xuất bản) đến 2003, Nhà nước đã ban hành 35 văn bản dưới luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật khác nhau trong lĩnh vực xuất bản. Nhà nước đã có một số điều chỉnh về chính sách thuế đối với In, xuất bản và phỏt hành sỏch chớnh trị, sỏch giỏo khoa, giỏo trỡnh, sỏch văn bản phỏp luật, sỏch in bằng tiếng dõn tộc thiểu số; tranh, ảnh, ỏp phớch tuyờn truyền cổ động; in tiền không thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng (Khoản 13 - Điều 4 – Luật thuế giá trị gia tăng); giảm từ 10% xuống 5% thuế VAT đối

với sỏch khoa học - kỹ thuật, sỏch văn học nghệ thuật, sỏch phục vụ thiếu nhi, sỏch phỏp luật; có chính sách đặt hàng, trợ giá đối với một số loại sách thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và miền núi (trung bình hàng năm Nhà nước tài trợ khoảng 4 tỉ đồng).

Cũng từ thời điểm này, để tăng cường hội nhập quốc tế, Việt Nam ký kết nhiều điều ước quốc tế, trong đó có một số điều ước liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất bản như Hiệp định quan hệ quyền tác giả Việt Nam – Hoa kỳ ký ngày 27-6-1997, bắt đầu có hiệu lực ngày 23-12-1998; Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, ký ngày 13-7-2000, bắt đầu có hiệu lực ngày 10-12-2001; Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam-Thuỵ Sĩ, ký ngày 7-7-1999, bắt đầu có hiệu lực ngày 8 -6-2000 ...

Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo được hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất bản, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xuất bản phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của đất nước và góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật Xuất bản 1993 đã bộc lộ hàng loạt hạn chế gây khó khăn, vướng mắc cho công tác tổ chức và thực hiện. Thể chế hoá tinh thần của Chỉ thị 42 CT-TW ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư

về Nâng cao chất lương toàn diện hoạt động xuất bản theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất bản phát triển đúng định hướng trong thời kỳ mới, đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, thực hiện cải cách hành chính trong xuất bản, đề cao vai trò trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản, ngày 3-12-2004, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua Luật Xuất bản và được chủ tịch nước ký lệnh công bố số 26/2004/L/CTN ngày 14-12-2004, công bố Luật Xuất bản có hiệu lực từ ngày 1-7-2005.

Ngay sau khi Luật Xuất bản 2004 bắt đầu có hiệu lực, ngày 26-8-2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2005/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản, Bộ Văn hoá-Thông tin cũng ban hành Thông tư 30/2006/TT-BVHTT ngày 22-2-2006 về hướng dẫn thi hành Nghị định 111/2005/CP, Quyết định 31/2006/QĐ-BVHTT về việc ban hành mẫu giấy phép, đơn xin phép, giấy xác nhận đăng ký tờ khai nộp lưu chiểu sử dụng trong hoạt động xuất bản. Bên cạnh đó, để tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã ký kết và tham gia một số điều ước và thoả thuận quốc tế liên quan đến hoạt động xuất bản gồm: Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật (ngày 26-10-2004), Thoả thuận

TRIPs về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước WIPO về quyền tác giả và về biểu diễn, ghi âm…

Cùng với việc ban hành và sửa đổi Luật Xuất bản, từ năm 1995 đến nay, Nhà nước ban hành rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xuất bản. Tiến bộ nổi bật nhất của hoạt động lập pháp thời gian này chính là hệ thống pháp luật xuất bản được tăng cường với sự ra đời của các văn bản pháp lý quan trọng, có giá trị pháp lý cao như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Chính phủ, Bộ luật Hình sự, Luật Hải quan, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương Mại …Đồng thời tiếp tục ban hành một số Nghị định điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau liên quan đến xuất bản như: Pháp lệnh quảng cáo ngày 1 tháng 5 năm 2005; Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 29-9-2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ; Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21-9-2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ về quyền liên quan; Nghị định 101/2007/NĐ-CP ngày 31-12-2007 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan và chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Nghị định 61/NĐ-CP ngày 11-6-2002 về chế độ nhuận bút; Quyết định 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17-10-2006 về ban hành mẫu tờ khai, giấy chứng

nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định 56/NĐ-CP ngày 6- 6-2006 về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá-thông tin…

Tất cả hợp thành một hành lang chính sách và pháp lý thuận lợi, là điều kiện cho xuất bản phát triển mạnh và ổn định trong thập niên đầu của thế kỷ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w