đào tạo đối với hệ chính qui tập trung như sau: Thời gian đào tạo: 4 năm; Khối lượng kiến thức toàn khoá: 195 đơn vị học trình trong đó:
Kiến thức giáo dục đại cương: 90 đơn vị học trình
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 105 đơn vị học trình (cơ sở ngành: 19, chuyên ngành: 68, luận văn 10, thực tập 8)
Có 2 kỳ: 1 kiến tập (4 tuần), 1 thực tập (12 tuần).
Với chương trình đào tạo như vậy, chỉ có khoảng 20% sinh viên chính qui tốt nghiệp trong thời gian qua được công tác đúng ngành nghề. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì có một nguyên nhân chủ quan xuất phát từ những hạn chế của chương trình đào tạo. Đó là:
+ Mặc dù có chú ý đến việc trang bị kiến thức cần thiết cho hoạt động biên tập vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn nhưng thực tế từ nhiều nhà xuất bản phản ánh, sinh viên khoa xuất bản khi thực tập tỏ ra chậm bắt nhịp với công việc, đặc biệt là năng lực thẩm mỹ của sinh viên xuất bản còn thấp so với sinh viên nhiều chuyên ngành xã hội khác. Nó cho thấy hệ thống các môn học cơ sở liên quan xây dựng năng lực thẩm mỹ của chương trình còn nhiều bất cập.
+ Thêm nữa, hiện chương trình đào tạo dành 20 đơn vị học trình cho chuyên ngành biên tập sách lý luận chính trị và văn nghệ nhưng thực tế, sinh viên ra trường không có nhiều cơ hội làm đúng hai chuyên ngành này. Trong khi, nhiều môn cần thiết khác cho xuất bản lại chỉ được dạy lướt qua. Vì thế,
khi ra công tác, sinh viên xuất bản vốn không được trang bị những kiến thức chuyên ngành nên càng tỏ ra bỡ ngỡ, khó bắt nhịp công việc.
Ngoài ra, liên quan đến chương trình giảng dạy còn có phương pháp giảng day. Việc giảng dạy hiện nay, theo đánh giá của chính cán bộ trong Khoa, mới chỉ chú ý đến hiệu quả thông tin kiến thức mà coi nhẹ cách nắm thông tin của học viên, chú ý đến trang bị kiến thức mà xem nhẹ yêu cầu phát triển trí tuệ, nhân cách, xem nhẹ những vấn đề cuộc sống đang đặt ra, tập trung nhiều vào vấn đề lý luận mà chưa tăng cường thời lượng thực hành.