CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 64)

1. Thành tựu:

Hiện, cả nước có 7 đơn vị đào tạo lao động ngành xuất bản (gồm cả xuất bản, in, phát hành). Đó là:

+ Khoa Xuất bản - Học viện Báo chí-Tuyên truyền. + Khoa Phát hành XBP - Đại học Văn hoá.

+ Trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh

+ Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật t.p Hồ Chí Minh.

+ Khoa Công nghệ hoá học (Bộ môn công nghệ vô cơ và công nghệ in) - Đại học Bách Khoa.

+ Khoa Kỹ thuật in - Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật t.p Hồ Chí Minh. + Trường Cao đẳng kỹ thuật in – Bộ Thụng tin và Truyền thụng.

Nhìn chung, các đơn vị đào tạo đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu trước mắt về số lượng lao động, bước đầu xây dựng được một đội ngũ lao động thích ứng với cơ chế và công nghệ mới thể hiện trên một số điểm:

- Công tác đào tạo lao động xuất bản đã có những bước tiến mới, bước đầu đáp ứng được số lượng và cung cấp được một số cán bộ có chất lượng, làm hạt nhân cho sự phát triển chung lao đông toàn ngành. Các cơ sở đạo tạo bước đầu đáp ứng được số lượng thông qua nhiều hình thức đào tạo (chính qui, tại chức, văn bằng 2...) với nhiều cấp độ khác nhau: trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Khoa Xuất bản - Học viện Báo chí Tuyên truyền - Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã mở các lớp đào tạo biên tập viên dưới nhiều hình thức: chính qui và

tại chức (đã mở được 2 khoá). Từ năm 2003, Khoa đã mở hệ cao học với trung bình mỗi khoá đào tạo từ 5-10 thạc sĩ. Công tác đào tạo lại đội ngũ biên tập viên cũng được chú trọng. Hàng năm, Cục Xuất bản phối hợp với Khoa học Xuất bản mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho các biên tập viên nhà xuất bản với trung bình từ 30-40 học viên mỗi khoá. Tính đến hiện nay, trên 80% học viên lớp văn bằng II, khoá I và II của Khoa đang nắm giữ những vị trí quan trọng như phó, trưởng các ban biên tập, lãnh đạo tại các nhà xuất bản , lãnh đạo ở một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực xuất bản.

Hiện nay, về đào tạo kỹ sư công nghệ in do Khoa hoá vô cơ-Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đảm nhiệm, mỗi năm đào tạo khoảng 100-150 kỹ sư và Khoa in-Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đào tạo mỗi năm khoảng 50-100 kỹ sư. Đào tạo công nhân kỹ thuật in do Trường Cao đẳng Kỹ thuật In thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Trường dạy nghề của Công ty In Trần Phú ở thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm, mỗi năm đào tạo trên 100 công nhân. Theo thống kê của các cơ sở đào tạo, trong 2 năm 2006, 2007, các đơn vị đã đào tạo 8 thạc sĩ, 411 kỹ sư, 341 người đạt trình độ cao đẳng, 642 người đạt trình độ trung cấp, 2090 người được bồi dưỡng, thi sát hạch nâng bậc thợ.

Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho ngành phát hành sách gồm có: đào tạo bậc đại học của trường Đại học Văn hoá Hà Nội, mỗi năm đào tạo từ 60 đến 90 sinh viên; bậc cao đẳng trường Đại học Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tp Hồ Chí Minh mỗi năm đào tạo khoảng 100 học viên, đào tạo trung cấp do các trường Văn hoá-Nghệ thuật tỉnh, thành phố đảm nhận. Bên cạnh đó còn có các lớp bồi dưỡng theo dạng chuyên đề cho cán bộ, nhân viên.

Đặc biệt, trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, các trường đều cố gắng quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu mới. Một số đơn vị đào tạo đã cải tiến về mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy gắn với đòi hỏi của thị trường lao động. Trong vài năm gần đây, Khoa Xuất bản nhiều lần tổ chức cải tiến nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, do đó, chương trình đào tạo ngày càng tiếp cận gần hơn với thực tiễn của ngành. Riêng khoa Phát hành Xuất bản phẩm, năm 2003 và 2008 đã tiến hành đề án đổi mới mục tiêu và chương trình đào tạo cán bộ ngành phát hành xuất bản phẩm với mục đích đào tạo gắn với thị trường. Các trường đào tạo kỹ sư, công nhân ngành in cũng có nhiều cải tiến về nội dung giảng dạy, đưa vào nội dung giảng dạy một số tri thức mới của công nghệ in và công nghệ thông tin.

Việc phối kết hợp giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng đã bước đầu được thực hiện. Một số đơn vị sử dụng, đặc biệt là đơn vị in đã liên hệ với các cơ sở đào tạo để thường xuyên tổ chức bổ túc và thi tay nghề cho lao động đơn vị mình. Một số nhà xuất bản còn phối hợp với các đơn vị đào tạo, mở lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, đào tạo tại chức cho biên tập viên của mình (NXB Bản Đồ, Từ Điển Bách Khoa).

2. Hạn chế:

a. Công tác đào tạo biên tập viên, cán bộ xuất bản

Hiện nay, Khoa Xuất bản là cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo cán bộ, biên tập viên xuất bản. Song thực tế cho thấy công tác đào tạo còn gặp nhiều

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 64)