Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy lạc hậu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 73)

Là cơ sở duy nhất đào tạo biên tập viên nhưng hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của Khoa Xuất bản rất nghèo nàn. Ngoài cơ sở vật chất tối thiếu về trường lớp các giáo cụ, thiết bị, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy gần như không có gì. Mối quan hệ của Khoa với các nhà xuất bản và các đơn vị khác của ngành, với các trường đào tạo xuất bản tại nước ngoài cũng rất ít khiến giáo viên không có điều kiện để nâng cao trình độ, sinh viên ít cơ hội được thực tập và tìm việc làm khi ra trường.

Trong khi đú, công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, biên tập viên của các nhà xuất bản yếu và thiếu định hướng chiến lược. Nhằm xây dựng

kinh tế thị trường đã được nhiều nhà xuất bản quan tâm, một số nhà xuất bản đã xây dựng cho mình chiến lược đào tạo cán bộ như NXB Trẻ, Giáo dục.. Một số Nhà xuất bản khác liên kết tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ dài hạn như NXB Bản Đồ, Từ Điển Bách khoa đã phối hợp với Khoa Xuất bản- Phân viện Báo chí-Tuyên truyền mở 2 lớp tại chức, với 78 học viên. Song thực tế, việc đưa cán bộ của mình đi đào tạo các lớp nghiệp vụ xuất bản của các nhà xuất bản còn rất ít. Có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến vấn đề này. Một là, hiện nay, kinh phí đào tạo của các nhà xuất bản còn thấp, thời gian đào tạo kéo dài nên các nhà xuất bản khó có thể cử cán bộ của mình đi đào tạo. Hai là, chất lượng đào tạo của Khoa xuất bản hiện này chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà xuất bản. Mỗi nhà xuất bản đều có chức năng đặc thù nên có những yêu cầu riêng đối với cán bộ, biên tập viên của mình. Với khung chương trình chung, kiến thức thiếu cập nhật của Khoa Xuất bản, các nhà xuất bản lựa chọn việc đào tạo tại chỗ dưới hình thức truyền nghề hoặc mời các chuyên gia đến giảng bài sẽ dễ đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của đơn vị mình (ví dụ: NXB Thế giới). Tuy nhiên, việc làm này sẽ dẫn đến hai bất lợi: Thứ nhất, cán bộ được đào tạo thiếu tính hệ thống trong kiến thức chung về xuất bản; Thứ hai, đơn vị đào tạo thiếu học viên dẫn đến thiếu kinh phí và thực tiễn cần thiết trong quá trình đào tạo, đẩy đơn vị đào tạo và nhà xuất bản xa thêm.

b. Công tác đào tạo lao động ngành in:

Hiện nay, sản lượng sản phẩm ngành in tăng bình quân hơn 10%/năm. Năm 1985 là 8,382 tỉ trang in, năm 2003, sản lượng đạt 425 tỉ trang in, tăng gần 15% so với năm 2002, gấp 50 lần sản lượng năm 1986, trong đó, sách và báo chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm toàn ngành, 80% còn lại là các sản phẩm in bao bì, nhãn mác...

Để đáp ứng được những đòi hỏi cao của kinh tế thị trường, trong những năm gần đây, ngành in đã đầu tư lớn cho quá trình đổi mới công nghệ, trang bị hệ thống chế bản điện tử, máy in offset các loại, máy in ống đồng, máy in flexo và các thiết bị gia công hoàn thiện sản phẩm.. Tính từ đầu năm 1991 đến năm 2000, ngành in đã đầu tư hơn 800 tỉ đồng, riêng năm 2001 đến 2002 là 900 tỉ đồng, 2003 đến 2005 là 1300 tỉ đồng và con số đạt trờn 3000 tỉ đồng tớnh đến hết 2008. Nhiều cơ sở in, kể cả tư nhân và nhà nước tiêp tục đầu tư máy, thiết bị theo hướng đồng bộ hoá và hiện đại hoá dây chuyền sản xuất và tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới; khoảng cách về trình độ in, công nghệ, kỹ thuật in giữa các doanh nghiệp in kể cả tư nhân dần được thu hẹp; vốn đầu tư năm 2003 qua thống kê cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị đạt 630 tỉ đồng, tăng 31,2% so với năm 2002. Đầu tư nước ngoài vào ngành in cũng ngày một lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ, vốn đầu tư của nước ngoài vào khâu in ở các khu công nghiệp và đầu tư của tư nhân

vào các cơ sở in bao bì, chế bản, in lụa, in tampon, in trực tiếp lên sản phẩm, các cơ sở đóng xén giấy vở v.v… ước tính khoảng 1.600 tỉ đồng.

Với kỹ thuật in hiện nay, nhiều cơ sở không những đáp ứng được nhu cầu in trong nước mà còn có khả năng gia công xuất khẩu.

Ngành in đang trong quá trình phát triển mạnh. Quá trình đó đã và sẽ tiếp tục đòi hỏi một lực lượng lao động lành nghề, đáp ứng với những bước tiến liên tục về kỹ thuật và công nghệ. Đây cũng chính là bài toán cho công tác đào tạo nếu ta nhìn vào lực lượng lao động và công tác đào tạo với nhiều hạn chế về trình độ như hiện nay.

Toàn ngành có khoảng 40.000 lao động, trong đó có gần 15 nghìn trực tiếp sản xuất, trong đó nguồn đào tạo có nhiều thay đổi:

- Cán bộ kỹ thuật: trước đây, nguồn cán bộ kỹ thuật in chủ yếu được đào tạo ở nước ngoài (Liên Xô cũ hoặc Đức), những năm gần đây, nguồn cán bộ này không còn hoặc còn không đáng kể. Chúng ta tự đào tạo kỹ sư công nghệ in (Khoa hoá vô cơ-Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) và cử nhân công nghệ in (Trường đại học sự phạm kỹ thuật tp Hồ Chí Minh). Mỗi năm các đơn vị này đào tạo được khoảng 100-150 kỹ sư và 50-100 cử nhân.

- Đào tạo công nhân kỹ thuật in ngoài Trường Cao đẳng Kỹ thuật In ở Hà Nội còn có Trường dạy nghề của Công ty In Trần Phú ở thành phố Hồ Chí

Minh và Trung tâm dạy nghề của Nhà máy in Tiến Bộ ở Hà Nội, mỗi năm đào tạo khoảng 60 cán bộ trung cấp và 500 công nhân kỹ thuật.

Mặc dù các cơ sở đào tạo này, trường sở đã khá khang trang nhưng trang thiết bị dạy và học còn nghèo nàn; nội dung đào tạo chưa tiến kịp so với tốc độ phát triển của công nghệ; học sinh không có điều kiện tiếp cận với những thiết bị hiện đại, số giờ thực tập còn rất thấp; công tác đào tạo mới chú trọng đến đào tạo cán bộ kỹ thuật mà chưa có chương trình đào tạo cán bộ quản lý ngành. Nhìn chung, chương trình đào tạo, giáo trình, đội ngũ giáo viên và cơ sở thực hành là vấn đề cần phải tiếp tục được hoàn thiện mới có thể bảo đảm chất lượng đào tạo.

Như vậy, đứng cả trên phương diện số lượng và chất lượng, công tác đào tạo lao động ngành in hiện nay còn rất yếu, chưa tương xứng với sự phát triển của ngành - một trong 6 ngành được chính phủ đánh giá “đã biết bỏ qua một số bước đi để phát triển thẳng vào thời kỳ hiện đại”.

c. Công tác đào tạo lao động phát hành xuất bản phẩm:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 73)