VỌNG GIANG ĐÀ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điểm tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Trang 81)

- Vọng Giang Đài hay còn gọi là đài ngắm sông nằm phía sườn Tây Nam của ngọn Thủy Sơn, là một điểm cao nhìn về sông Cẩm Lệ, Cổ Cò và có thể quan sát toàn cảnh các ngọn núi trong quần thể Ngũ Hành Sơn, đường dẫn lên Vọng Giang Đài nằm đối diện nhà thờ Tổ của chùa Tam Thai, lối lên hẹp với những bậc đá tự nhiên hơi quanh co. Chính giữa là một tấm bia đá lớn, bên trên khắc 3 chữ Hán đọc là Vọng Giang Đài và hàng chữ nhỏ nằm bên cạnh ghi ngày tháng dựng bia “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật” (tức là Minh Mạng ngày 18 tháng 7 năm 1837).

- Tại đây kể cho khách nghe về sự tích sông Cổ Cò - SỰ TÍCH SÔNG CỔ CÒ

- Sông Cổ Cò nối từ Cửa Đại (Hội An) đến cửa Hàn (Đà Nẵng). Theo Đại Nam nhất thống chí, sông Cổ Cò hay còn gọi là Lộ Cảnh Giang. Trong dân gian còn lưu giữ nhiều sự tích về sông Cổ Cò với những câu chuyện đầy huyền thoại.

- Đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, nhà sư Thích Đại Sán ông là một vị cao tăng của Trung Hoa đã đến kinh thành xứ Đàng Trong vào năm 1695. Ông rời Phú Xuân vào Hội An để đáp thuyền về nước. Ông đã đi theo sông Cổ Cò, nhìn thấy núi Tam Thai trước mắt (Núi Tam Thai tức là Ngũ Hành Sơn - Non Nước) đã cho dừng thuyền lên núi ngoạn cảnh và đã ghi lại trang hồi ký khá tỉ mỉ những cảnh quan kỳ thú của Ngũ Hành Sơn.

Trong nên chọn con đường thủy để buôn bán tơ lụa của phương Tây, Trung Hoa và Nhật Bản. Sông Cổ Cò trở thành đường thủy quan trọng thuận tiện nhất giữa Đà Nẵng và Hội An.

- Đến đầu thế kỷ XIX thời Minh Mạng, sông Cổ Cò cũng được sử dụng để lưu thông. Năm 1825 Vua Minh Mạng thứ 6 đã đi thuyền theo sông Cổ Cò đến Bến Ngự rồi lên bộ đến ngọn Thủy Sơn.

- Xưa kia sông Cổ Cò nhiều ghe mành, thuyền buồm đi về hết sức tấp nập, vừa gần lại vừa tránh được sóng to gió lớn trên mặt biển. Trên bờ sông bên Hòn Dương Hỏa Sơn có bến Vịnh Miếu Ông Chài, một thời là thuyền Vua cập bến mỗi khi đến vãn cảnh Non Nước Ngũ Hành Sơn, nay vẫn còn lại di tích “Bến Ngự” và “Cồn Ngự” ở gần Hòn Kim Sơn.

- Theo những điều được kể lại thì chính Huyền Trân Công Chúa cũng đã đi trên con sông này để trở về Đại Việt, Huyền Trân Công Chúa là con gái của vua Trần Nhân Tông. Năm 1306 vua Trần Nhân Tông nhận lời gả con gái cho Chế Mân vị Vua trẻ tài ba của nước Chiêm Thành. Lịch sử Đại Việt và Chiêm Thành là lịch sử chiến tranh.

- Đến cuối đời vua Tự Đức (1848 - 1883) việc giao thương giữa Đà Nẵng và Hội An vẫn được tiến hành qua con sông này.

- Cho đến ngày Pháp lấy Đà Nẵng làm thuộc địa (1888) Hội An là Trung tâm thương mại quan trọng, con đường vận chuyển thuận tiện nhất giữa Đà Nẵng và Hội An vẫn là sông Cổ Cò. Nhưng từ sau năm 1891 con đường này ngày càng trở ngại vì những trận lũ lụt, cuồng phong, bão táp thường xuyên xảy ra đã đưa cát từ biển vào làm cho dòng sông bị vùi lấp.

- Trên bờ sông Cổ Cò dưới ngọn Hỏa Sơn có Miếu Ông Chài. Đây là trạm thu thuế các tàu buôn qua lại trên sông Cổ Cò giữa Hội An - Đà Nẵng. Miếu Ông Chài là một Miếu nhỏ, tương truyền rằng có hai cha con hành nghề chài lưới ở Hỏa Sơn vào làm nơi trú ngụ sau một ngày đánh cá mệt mỏi trên sông. Cô con gái của ông ngư lão là người đẹp tuyệt trần. Một hôm cha con họ về cột thuyền nghĩ ngơi như thường lệ, ông lão thì quét dọn trước, còn cô gái thì mải mê tắm rửa dưới thuyền lộ rõ thân hình trắng đẹp nõn nà dưới ánh trăng. Bỗng thấy lâu, ông lão xuống thuyền gọi con, ông bỗng hoa mắt choáng ngợp trước thân hình quyến rũ của cô gái, lòng ông trỗi dậy sự ham muốn sắc dục. Nhưng định thần trong giây lát, ông kiềm chế được cơn dục vọng, sau đó lấy con dao cắt đi phần “hiếm” của cơ thể

Miếu.

- Mỗi năm đến mùa lũ lụt, nhân dân trong vùng phải di tản người và đồ đạc sợ bị nước cuốn trôi. Đoạn sông chảy qua làng Hà Lộc, Hà My xã Điện Dương gọi là Hà Sấu nước sông rất sâu và có nhiều cá sấu to. Mỗi mùa lụt tràn về dân làng chạy không kịp nên bị cá sấu ăn thịt một người. Vì vậy dân làng đặt tên là Hà Sấu để tưởng nhớ.

- Cảnh những ngư dân tay tung chài, tung lưới đánh bắt cá trong mỗi buổi sáng mai giờ trở thành những hoài niệm theo năm tháng phôi pha. Qua sự xâm hại của thời gian, bão lũ đã làm cho sông Cổ Cò bị bồi lấp, làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ vốn có của nó, mất đi một hệ thống giao thông bằng đường thủy quan trọng giữa Đà Nẵng - Hội An./.

- Đưa khách về theo đường lối thang bộ cổng số 1. -

BÀI HƯỚNG DẪN THUYẾT MINH BẢNG TIẾNG ANH

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điểm tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w