LIỆT KÊ CÁC HANG ĐỘNG, CHÙA TẠI THỦY SƠN.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điểm tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Trang 48)

III. BÁO CÁO VÀ NHẬT KÝ THỰC TẬP TUẦN 30,

LIỆT KÊ CÁC HANG ĐỘNG, CHÙA TẠI THỦY SƠN.

Gồm có 10 hang, 5 chùa- tháp, Vọng Giang Đài, Vọng Hải Đài - Động Huyền Không. - Động Âm Phủ - Động Linh Nham - Động Hoa Nghiêm - Động Vân Thông - Động Tàng Chơn - Động Thiên Long - Động Thiên Địa Phước

- Hang Gió Đông - Hang Gió Tây - Chùa Tam Thai - Chùa Linh Ứng - Chùa Tam Tôn - Chùa Từ Tâm - Tháp Xá Lợi

cạnh chùa và rẽ trái quý khách sẽ thấy động Hoa Nghiêm.

- Đây là một thạch động nhỏ, có Huyền Không Quan cổ kính, trầm mặc rêu phong, bên trong động có thời Tượng Phật Bà Quan Thế Âm cao lớn, cùng màu với núi đá có đôi mắt từ bi nhìn ra cửa động, tượng Phật do nghệ nhân Nguyễn Chất của làng nghề đá mỹ nghệ tạp thành từ năm 1960.

- Bên trái của tượng Phật, trên vách động là tấm bia cổ Linh Trung Phật quý hiếm do nghệ nhân Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn 1649, bia ghi lại những việc trùng tu tôn vinh công đức của các phật tử, trong đó có nhiều gia đình người Nhật đã làm ăn từ phố cổ Hội An đã đén cúng công đức cho chùa.

- ĐỘNG HUYỀN KHÔNG

- Động Huyền Không là một trong những động lớn và đẹp nhất của Thủy Sơn và có thể nói rằng nếu ai đó đã từng đến Ngũ Hành Sơn mà chưa đến Động Huyền Không thì coi như người đó chưa biết đến Ngũ Hành Sơn.

- Động Huyền Không nằm phía bên trong động Hoa Nghiêm, nói cách khách muốn đi vào động Huyền Không thì du khách phải đi qua động Hoa Nghiêm. Động có hình dáng của một quả chuông lớn up lên nền gạch Kim Thành bằng phẳng, rộng rãi sạch sẽ, đỉnh động có nhiều lổ hỏng tự nhiên mang theo anh sáng và gió mát vào trong nên lòng động luôn mát mẻ và thoáng khí do vậy mà động ở Ngũ Hành Sơn thuộc loại động mở, đây chính là điểm khác biệt với các động kín của Hạ Long và Phong Nha.

- Muốn vào được động du khách phải đi qua hơn 20 bậc cấp sâu xuống phía dưới, nền động thấp hơn 5m so với động Hoa Nghiêm, chu vi của động khoảng hơn 25m, chiều cao từ đỉnh xuống nền động khoảng 16m. Tại cửa động là 4 bức tượng của 4 vị Kim Cang Hộ Pháp, đó là các vị thần Thiện và Ác cưỡi trên 4 con thú có diện mạo kỳ quái có nhiệm vụ canh gác cửa động. Chính giữa động ở trên thờ Phật Thích Ca cao 3m do nghệ nhân Nguyễn Chất thực hiện từ năm 1960, dưới tượng Phật Thích ca là bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát.

- Vào sâu bên trong là Trang Nghiêm Tự cổ kính có 3 gian, gian giữa thờ Phật Bà Quan Âm. Gian bên trái thờ ba vị Quan Thánh (Quan Công, Quan Bình và Châu Xương tượng trưng cho các đức độ, trí dũng, và lòng trung thành), gian bên phải thờ Ông Tơ Bà

hoặc cầu nuôi con khỏe mạnh chóng lớn.

- Kế bên Nghiêm Trang Tự là Thạch Nhủ Cốc, du khách phải rọi đèn mới nhìn rõ bên trong là 2 thạch nhủ đổ xuống như một cặp nhủ hoa. Tương truyền là chiếc bên trong là thường nhỏ nước trong còn chiếc bên ngoài nhỏ nước đục giống như sữa mẹ, tuy nhiên khi vua Thành Thái đến đây làm lễ trai đàn cầu Quốc thái Dân an đã vô tình sờ vào chiếc thạch nhủ bên ngoài nên chiếc này hiện nay không còn nhỏ nước nữa.

- Bên trái động là đền thờ bà Ngọc Phi và bà Lôi Phi. Bà Ngọc Phi hay còn gọi là Bà Chùa Tiên, rất linh thiêng, là nơi để du khách cầu tài cầu lộc. Tương truyền bà là vợ của Ngọc Hoàng Đại Đế hiện thân xuống hạ giới chăm lo cho đời sống muôn dân, hằng năm cứ từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 3 âm lịch thì người dân đến cúng và lễ bái rất đông, Bà Lôi phi hay còn gọi là bà chúa Thượng Ngàn, cai quảng núi rừng, là em gái của bà Ngọc Phi thường được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và đi đường bình an.

- Ẩn mình trên vách động còn có chiếc Trống đá thiên tạo, nếu du khách úp lòng bàn tay và vổ mạnh vào mặt trống sẽ tạo nen âm thanh vang dội cả vòm động. Lần bước theo sau ngôi đền nhỏ, nhìn lên vách động, du khách sẽ thấy những hình thù hết sức thú vị được tạ nên từ những sắp xếp tự nhiên của đá: chim hạc, chim Đà Điểu, con cò với chiếc mỏ dài, đầu con voi với chiếc vòi được thả xuống, bàn tay cầm bó hoa dân lên cao, khuôn mặt thần núi và tôn ngộ không,…

- Có thể nói vẻ đẹp của Huyền Không Động khó bút mực nào tả hết được bởi sự kỳ diệu, huyền bí và hết sức quyến rũ với không gian huyễn hoặc. Ánh sáng xuyên qua màu xanh của cây cỏ từ đỉnh động chiếu xuống tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, gặp lúc trời nắng to ánh sáng có màu vàng lấp lánh, đây cũng là thời điểm tạo cảm hứng cho những tấm ảnh nghệ thuật của những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nghiệp dư và cả không chuyên, vì thế đã có nhiều đoàn làm phim trong nước và nước ngoài đến quay phim ở đây. Có lẽ chính vì lẽ đó là động đã có tên là Huyền Không.

- Trong những năm kháng chiến chóng Pháp, động Huyền Không là căn cứ hoạt động bí mật của cán bộ lãnh đạo địa phương và du kích. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, Mỹ ngụy đã biến Huyền Không thành nơi huấn luyện biệt kích đồng thời cũng là nơi đồn trú của nhiều đơn vị Mỹ. Đến mùa xuân Mậu Thân năm 1968 bộ đội ta đã đánh bật chúng ra khỏi hang và đồng loạt tấn công nhiều căn cứ lân cận và sân bay Nước mặn của

giải phóng.

- Động Huyền Không còn là nơi ghi dấu những trận đánh oai hùng của quân dân Quảng Nam Đà Nẵng trong đó tiêu biểu là trận đánh của anh hùng Phan Hành Sơn vào rạng sáng ngày 23 tháng 8 năm 1968 đã tiêu diệt hoàn toàn sinh lực địch và giành thắng lợi hoàn toàn. Sau trận dánh tiểu đoàn 1 được bộ chỉ hủy quân giải phóng phong tặng Huân chương chiến công hạng nhất, đại đội trưởng Phan Hiệp đã được nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và được đổi tên là Phan Hành Sơn.

2. Tuần 31:

2.1. Nhật ký thực tập.

2.1.1. Ngày 09/03/2015 ( thứ hai)

- Làm việc tại nhà: Tìm tư liệu tại các động khác như Động Linh Nham, Động Vân Thông, Động Tàng Chơn.

2.1.2. Ngày 10/03/2015 ( thứ ba)

- Thực tập: Đi tham quan thực tế trên Núi Ngũ Hành Sơn.

- Đứng tại Động Hoa Nghiêm, Động Huyền Không, Động Tàng Chơn, Động Vân Thông nghe hướng dẫn thuyết minh từ những người hướng dẫn khác nhau đến từ các đoàn khách, hướng dẫn viên tự do, hướng dẫn viên của công ty lữ hành.

2.1.3. Ngày 11/03/2015 ( thứ tư)

- Làm việc tại nhà: Tìm hiểu về Chùa Linh Ứng và sự khác nhau giữa các chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng.

2.1.4. Ngày 12/03/2015 ( thứ năm)

- Thực tập: Đi tham quan thực tế trên Núi Ngũ Hành Sơn.

- Đứng tại Tháp Xá Lợi và Chùa Linh Ứng nghe hướng dẫn thuyết minh từ những người hướng dẫn khác nhau đến từ các đoàn khách, hướng dẫn viên tự do, hướng dẫn viên của công ty lữ hành.

2.1.5. Ngày 13/03/2015 ( thứ sáu)

- Làm việc tại nhà: Tổng hợp những ghi chép được sau khi tìm hiểu cá nhân về những di tích và đối chiếu với những kiến thức có được từ hướng dẫn viên khác nhau hoàn thiện bài hướng dẫn thuyết minh.

2.1.6. Ngày 07/02/2015 ( thứ bảy)

- Tự đi hướng dẫn theo quy trình thứ tự địa điểm hướng dẫn một em để nhẩm lại những kiến thức nhớ được.

chiếu với những kiến thức có được từ hướng dẫn viên khác nhau hoàn thiện bài hướng dẫn thuyết minh.

- Hỏi ý kiến của Anh Rân về bài hướng dẫn để sửa chữa và hoàn thiện hơn.. 2.2. Báo cáo kết quả và sản phẩm đạt được.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điểm tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w