GIAI THOẠI VỀ NGŨ HÀNH SƠN

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điểm tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Trang 47)

III. BÁO CÁO VÀ NHẬT KÝ THỰC TẬP TUẦN 30,

GIAI THOẠI VỀ NGŨ HÀNH SƠN

Ngày xưa, khi vùng đất này còn là một vùng hoang vu, những bãi cát sát biển ngày đêm bốc hơi nóng hừng hực. Hơi mát của gió biển không thổi tan hết được sức nóng của một vùng đất chưa hề có con người sinh sống. Thế rồi bỗng có một hôm xuất hiện một con Rồng đến nơi đây đẻ trứng. Ngay sau đó Rồng quay về biển Đông. Rùa Vàng hiện lên, bới cát ủ cho trứng rồng nở. Rồi nhân có một lão ngư dân bị đắm thuyền từ phương Bắc trôi giạt tới, Rùa Vàng cứu thoát, đưa lên bờ và dạy rằng “Ta là thần Kim Quy, ta muốn nhà ngươi bảo vệ giọt máu này của Long Quân”. Ông già ngư phủ hỏi: “Làm cách nào để bảo vệ được trứng rồng?”. Rùa Vàng bèn tháo chiếc móng chân của em trao cho ông già và dạy cách bảo vệ trứng rồng. Chính nhờ có chiếc móng rùa này, mà lão ngư phủ chống lại được lũ diều hâu và những thú dữ khác, bảo vệ được quả trứng rồng. Trứng rồng ngày một lớn dần và sau một ngày đêm thì nở ra một cô Tiên xinh đẹp khác thường. Còn vỏ trứng rồng thì cứ lớn mãi,

nhanh chóng trở thành năm cụm núi đá vôi cẩm thạch, với 5 màu khác nhau, gồm các màu hồng, xám, xanh lục, đen, vàng và có 6 đỉnh cao, vì tương truyền rằng trong 5 quả trứng có một quả 2 tròng (nhị tròng), về sau được gọi là “Ngũ Uẩn Sơn”, mang ý nghĩa 5 ngọn núi quần tụ, được khắc trong bi ký, hiện vẫn còn trong hang đá ngọn Thủy Sơn, ngoài ra nó còn có tên là núi Non Nước, vì chung quanh được bao bọc bởi biển và dòng sông Cổ Cò, cho nên trong dân gian mới có tên gọi “Hòn Non Nước” hay “Núi Non Nước”. Đó là 5 ngọn núi Kim sơn, Mộc sơn, Thủy sơn, Hỏa sơn và Thổ sơn. Trải qua bao thế kỷ, bao đổi thay bể dâu, năm ngọn núi trong quần thể Ngũ Hành Sơn vẫn sừng sững, uy nghi giữa đất trời.

Ngoài truyền thuyết “Trứng Rồng và Rùa thần” về sự ra đời của 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn, còn có truyền thuyết về “Tây Du ký”, người xưa đã liên tưởng 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn với 5 ngón tay của đức Phật tổ chế ngự Tề Thiên Đại Thánh trong truyện “Tây Du ký” và đặt cho quần thể núi non này là “Ngũ Chỉ Sơn”. Tất nhiên đây chỉ là sự liên tưởng nhưng đều có thể suy nghĩ là nơi giam Tề Thiên Đại Thánh cũng là nơi kẻ náo loạn trời đát này được Quan Âm Bồ tát giải thoát và hướng thiện, quyết một lòng theo Đường tăng Tam Tạng vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ sang Tây trúc thỉnh kinh. Do đó, đây có thể xem là địa điểm và thời điểm hướng thiện đi theo con đường chính quả.

Với những truyền thuyết về sự hình thành năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn, được lưu truyền trong dân gian đất Quảng từ xưa đến nay, là tài liệu vô giá mà bao thế hệ cha ông đã để lại, ngày nay giúp chúng ta rất nhiều trong việc khai thác, phục dựng các lễ hội để phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điểm tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w