GIỚI THIỆU ĐỘNG ÂM PHỦ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điểm tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Trang 63)

- Động Âm Phủ là một trong những động lớn và đẹp nhất trong quần thể Ngũ Hành Sơn, danh xưng Âm Phủ có từ thời vua Minh mạng khi nhà vua vi hành đến ngọn núi này đã đặt tên cho động là Động Âm Phủ. Theo thuyết âm dương, trong đời sống con người và vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối mặt: có ngày phải có đêm, có sinh phải có tử. Vì thế, trên ngọn Thủy Sơn có “đường lên trời- Động Vân Thông” thì dưới chân núi ắt có “đường xuống địa phủ - Động Âm Phủ. Dựa theo địa hình cấu tạo của hang động và tên gọi sẵn có, con người với sự tưởng tưởng đa chiều thông qua các hình tượng nghệ thuật bằng đá cẩm thạch đã hư cấu nên sự tích Âm phủ dưới chân núi Thủy Sơn.

- Theo triết lý nhà Phật thì Âm phủ là thế giới người chết và chết không phải là hết mà là sự chuyển tiếp đầu thai về thế giới khác. Trong đó thê giới người chết có sáu cảnh giới gọi là Lục Đạo Tam Đồ: Thiên Nhơn- A tu la- Địa Ngục- Ngọa Quỹ- Súc Xanh. Người có nhiều tích thiện sẽ được siêu thoát, kẻ gây tội ác sẽ bị đầy đọa, Thiện và Ác đến đây sẽ được phân minh, số kiếp con người cứ thế theo vòng luân hồi mà chuyển biến vô tận.

cho hai mặt trong đời sống con người, hai vị thần này có nhiệm vụ canh giữ cửa động nghiêm ngặt ngày và đêm, kiểm soát các linh hồn đi vào thế giới âm phủ trước khi qua cầu Âm Dương và Sông Nại Hà.

2. Cầu Âm Dương và sông Nại Hà

- Theo quy luật Âm Ty, con người chết trở thành các linh hồn phải đi qua chiếc cầu Âm Dương trên sông Nại Hà định mệnh, sông Nại Hà có dòng nước đen ngòm, có nhiều thuồng luồng, cá sấu, rắn độc và thú dữ. Dòng sông chia làm hai phần: bên sinh và bên tử. Nếu tại thế gian ai làm việc thiện thì khi mất linh hồn người đó sẽ được Long Thần Hộ Pháp đưa qua cầu nhẹ nhàng, thanh thản và ngược lại làm việc ác sẽ bị chó dữ rượt đuổi, xô đẩy xuống sông làm mồi cho thú dữ. Còn cây cầu Âm Dương bắt qua sông cho chuyển tải quá nhiều nghiệp chướng, nên thay vì vồng lên hay ngang bằng như những chiếc cầu trên thế gian thì lại võng xuống một cách cam chịu nặng nề. Mười hai thân trụ trên thành cầu là 12 con giáp, biểu trương cho 12 căn số. Và trong mỗi căn số đó, không ai tránh khỏi phải qua một lần đoạn sông này. Nhìn kỹ lên mặt cầu ta sẽ thấy những mạng lưới quay tròn cùng chạy về một tâm điểm, phải chăn là mạng lưới trời tuy thưa mà khó lọt. Có thể nói cầu Âm Dương, sông Nại Hà là sản phẩm tưởng tượng của dân gian khái quát một cái nhìn đầu tiên về thế giới Âm Phủ, thế giới không chỉ của ma vương tội đồ mà còn của những bậc hiền nhanh và hiền thánh.

3. Đền cầu hồn và 2 vụ Tả Tỵ- Hữu Tỵ

- Qua khỏi cầu, trên các bậc tam cấp là hai ngọn nến trắng gọi là đèn cầu hồn, mỗi ngọn cao hơn 2m. Theo quan niệm phương Đông, những ngọn nến trắng chỉ thắp lên khi có người chết, ánh sáng của ngọn nến sẽ đưa người chết về cõi u minh vĩnh hằng một cách nhẹ nhàng và thanh thản.

- Lối vào Động Âm Phủ phải qua một vòm đá cong như đường hầm, tranh tối tranh sáng, trên vách đường hầm ấy là hai tượng Tả Ty- Hữu Ty, hai vị này có nhiệm vụ đưa hồn về Phán Quan Điện, để từ đó tùy theo tội trạng mà ngài Phán Quan sẽ xét xử.

rộng 2.2m có khắc 3 chữ: Anh Linh Đài. Đây là bài vị lớn nhất từ trước đến nay được khắc trực tiếp từ bia đá với những hoa văn tinh tế, ý nghĩa của bài vị nhằm tưởng nhớ những vị anh minh tiền bối đã có công gìn giữ bờ cõi nước nhà vào nam, tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trước bài vị có ba lư đinh cao gần 1.8m đường kính khoảng 0.8m làm bằng đá sa thạch, cách điệu hình tượng trống đồng Ngọc Lũ, biểu trương của nền văn hóa Việt Nam, để du khách đến thắp hương tưởng niệm.

- Trước mặt bên phải của Bài vị Anh Linh Đài là Kỹ Niệm Bia của những anh hùng liệt sỹ đã từng hoạt động, chiến đấu và hi sinh tại Động Âm Phủ này và đặc biệt là những trận đánh của năm dũng sỹ Ngũ Hành.

5. Suối giải oan.

- Phía sau bài vị Anh Linh Đài là suối Giải Oan, tương truyền đây là nguồn suối nhiệm màu cùng chảy về một chữ Tâm, gội rửa những oan khiên, tội lỗi cho cá linh hồn. Quan niệm của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng, nếu khi sống còn hận thù, đố kỵ, giằng xé ganh đua nhau thì khi chết là hết, mọi oán thù sẽ được giải sạch ở dòng suối này bởi vì ý nghĩa “Tử giã biệt luận”. Thông qua hình tượng hoang đường về suối Giải Oan, con người muốn nhắn gởi ở đó triết lý sâu sắc về tính nhân văn, đậm chất từ bi, bác ái, vị tha, nhân đạo của con người.

6. Thiên Thai giới

- Bên kia suối Giải Oan có một hẻm núi chạy thông lên khoảng không gian bên ngoài gọi là Thiên Thai Giới. Dọc theo các vách đá nhấp nhô, lồi lõm, Thiên Thai Giới hiện ra từ thấp đến cao với các nàng tiên cưỡi hạc, thổi sáo, du mây, xa xa còn có Tiên Ông, Đức Hiển Thánh, Quan Âm cưỡi mây cưỡi rồng làm nên một thế giới bồng lai tiên cảnh. Theo quan niệm Phật giáo, khi con người còn sống có nghĩa cử cao đẹp cho mục đích quốc thái dân an, thì khi chết được hiển thánh, về với tiên giới, niết bàn. Trong tâm khảm người Việt Nam, Thánh Gióng, Đức Thánh Trần ( Trần Hưng Đạo) là những người như thế. Các vị đã sống vì nghĩa lớn của dân tộc Việt Nam và đã được nhân dân phong thành Thánh.

giới Âm Phủ với hai cung điện lớn hai bên: Phán Quan Điện và Minh Vương điện. Ngài Phán Quan với khuôn mặt uy nghiêm, tay cầm sách, tay càm bút ghi chép mọi điều thiện ác ở đời, mọi việc được ngài phán quyết phân minh, chiếc Cân Thiên Lý đứng trước thánh điện để cảnh tỉnh con người nhớ rằng “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt”. Phán Quan Điện được hư cấu như một hình thái một cơ quan lập pháp ở trần gian. Từ cung điện, ý thức giáo dục con người nên sống lương thiện, làm lành, tránh dữ, mọi thủ đoạn, gian ngoa sẽ có đèn trời soi sáng.

- Đối diện Phán Quan Điện là Minh Vương Điện hay còn gọi là Thập Điện Minh Vương gồm có 10 vị, cai quảng 10 cảnh giới địa ngục: Tần Quảng Vương, Sở Gian Vương, Tống Đế Vương, Ngũ Quan Vương, Diêm La Vương, Biện Thành Vương, Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương.

- Theo triết lý nhà Phật, sau khi phân định tội trạng ở Phán Quan Điện, các tội đồ tùy theo mức độ tội trạng mà về theo cảnh giới của mình. Mỗi cảnh giới sẽ có một Minh Vương cai quản. Vì thế theo quan niệm dân gian, người chết phải được làm tuần 7 ngày đến 49 ngày cho tới giáp năm, năm khó chính là hình thức cúng bái 10 vị Minh Vương, cầu mong linh hồn người chết sớm siêu thoát.

- Cũng trong Minh Vương Điện, phía trước 10 vị Minh Vương là Giám Kính Đài. Trên Giám Kính Đài là vòng tròn lửa con mắt, ở giữa là tấm gương thần. Đứng trước gương thần mọi chuyện thiện ác sẽ được tái hiện, các tội đồ không thể khai mang và gian dối.

- Mô hình Phán Quan Điện và Minh Vương Điện được sáng tạo bằng đa cầm thạch trong một không gian u minh, huyền ảo trong lòng động cho ta một ấn tượng sâu sắc về tính nhân bản và có ý nghĩa giáo dục rất cao. Ở trên đời nên biết việc gì cần làm, việc gì cần tránh, răn đe hơn nữa những tội ác có thể nẩy mầm trong mỗi chúng ta.

8. Địa Tạng Vương Bồ Tát

- Vào sâu cuối động, gần cuối vách động, tiếp giáp với khoảng trống trên trời là Địa Tạng Bảo Tòa. Tại vị trí trang nghiêm này, ngài Địa Tạng Bồ Tát là u minh giáo chủ, cai quản muôn loài đang ngồi tĩnh tâm, tay cầm phương trượng, ngài tọa vị ở đây vì chúng sanh còn quá nặng nề với Tham- Sân- Si- Sắc- Dục- Ái- Ố. Chính vì những nghiệp chướng đó

kính bồ đề”.

- Nghĩa là loại người khi nào còn tội ác thì ngài sẽ chưa thành Phật, khi nào chúng sanh hạn phúc an vui, thì ngài mới thăng hoa đạt đạo.

9. Địa Ngục và Phật tích Mục Kiền Liên- Thanh Đề

- Bên cạnh Thập Điện Minh Vương là lối xuống 10 cảnh giới địa ngục. Theo các bậc cấp quanh co sẽ xuống sâu lòng Âm Phủ và dưới cùng hang động là địa ngục A Tỳ. Tương truyền tại đây bà Thanh Đề khi sống vì gây quá nhiều tội ác nên lúc chết bị đầy đọa xuống địa ngục này. Con trai Thanh Đề là Mục Kiền Liên, một chân tu đắc đạo, là một trong những đệ tử trung tín của Đức Phật Tổ Như Lai. Vì quá thương mẹ bị đầy đọa, ngài đã nhiều lần xuống Âm Phủ tìm mẹ, đưa cơm cho mẹ nhưng nghiệp chướng Thanh Đề quá nặng nên nhiều lần nắm cơm hóa thành lửa. Mục Kiền Liên đau đớn trở về và nguyện cố gắng tu luyện để chuột tội cho mẹ và hàng năm đến rằm tháng 7, Mục Kiền Liên đi tìm mẹ để được báo hiếu công sinh thành. Từ câu chuyện của Mục Kiền Liên lại di tìm mẹ đầy cảm động này mà rằm tháng 7 hàng năm được gọi là ngày báo hiếu, là đại lễ Vu Lan của Phật giáo ngày nay.

- Thông qua hư cấu Mục Kiền Liên- Thanh Đề, chữ Hiếu được đề cập bởi hiếu tháo với ông bà, cha mẹ không những là triết lý nồng cốt của đạo Phật mà còn là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một trong những nội dung trong Lễ hội Vu Lan vào rằm tháng 7 hằng năm.

- Tóm lại, sự tích Động Âm Phủ là một câu chuyện dài đầy hoang tưởng. Thông qua truyện kể và các mô hình được thể hiện trong động, cho ta thấy cái nhìn khái quát của một thế giới tồn tại giữa Thiện và Ác. Cái ác sẽ bị trừng trị, cái thiện sẽ được thăng hoa. Chuyện Âm Phủ cũng là một bài học Nhân Quả, răn đe con người nên làm việc nên làm, tránh việc dữ, biết hướng tới một cuộc ống tốt đẹp hơn trong một thế giới hòa bình vui vẻ hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điểm tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w