Nhược điểm của “Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp cải tạo, giải pháp phát triển mới hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo chiến lược tập trung hoá tài khoản và hiện đại hoá các nghiệp vụ ngân hàng (Trang 37)

Không một hệ thống nào là không có nhược điểm, vòng đời của hệ thống phần mềm không phải là kéo dài mãi mãi. Qui luật này thực chất là do doanh nghiệp và tổ chức mà phần mềm đó được thiết kế chuyên biệt luôn lớn lên và tăng trưởng không ngừng. Những thay đổi này từ phía doanh nghiệp và tổ chức sẽ phá vỡ những dự kiến, những yêu cầu ban đầu của phần mềm. Vì vậy, luôn xuất hiện những nhược điểm mà phần mềm này chưa thể khắc phục ngay được. Nhược điểm của phiên bản phần mềm này sẽ là yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng phiên bản phần mềm mới trong tương lai tốt hơn. Đây chỉ là một qui luật tất yếu trong vòng đời tiến triển của một phần mềm hay hệ thống thông tin. Chính vì lí do này, tôi khẳng định rằng hệ thống thanh toán liên Ngân hàng IBPS (một hệ thống lớn nhất trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng của Việt Nam) cũng chứa đựng những nhược điểm của mình. Những nhược điểm này cần được mổ xẻ, phân tích, đánh giá nhằm xây dựng một phiên bản IBPS mới hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn trước những yêu cầu thực tế đặt ra.

1.2.2.1.1. Nhược đim mang tính lch s.

Điểm lại thời kỳ tiến hành khảo sát và xây dựng dự án thanh toán liên Ngân hàng IBPS những năm cuối của thập kỷ 90, ta thấy rằng trình độ khoa hoc cộng nghệ của chúng ta còn nghèo và lạc hậu, các ứng dụng của chúng ta chủ yếu xây dựng trên mô hình client/server cho các bài toán phân tán nhỏ. Hạ tầng viễn thông của chúng ta tại thời điểm đó rất kém, chỉ có các đường truyền tốc độ thấp, dialup qua PSTN là chủ yếu.

Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước là phân cấp từ trung ương tới các tỉnh thành và cơ cấu này là không thể thay đổi được. Qui trình nghiệp vụ của chúng ta cũng chưa phát triển, còn đang trong giai đoạn học hỏi từ các nước phát triển và vẫn mang những đặc thù của Việt Nam. Các hệ thống thông tin của các NHTM cũng chưa phát triển, chưa tập trung hoá như hiện nay, vẫn tồn tại trong tình trạng lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ.

Khi thực hiện đấu thầu quốc tế, nhà thầu Hyundai trúng thầu dự án IBPS với giải pháp cho hệ thống IBPS tương tự như hệ thống center bank của họ. Đây là một giải pháp tiên tiến dựa trên sự tập trung cao của Ngân hàng trung ương cũng như các NHTM. Tuy nhiên, do những điểm hạn chế về cơ cấu tổ chức, qui trình nghiệp vụ và trình độ phát triển kỹ thuật tin học và viễn thông tại thời điểm lúc đó (chúng ta gọi là tính lịch sử), Việt Nam đã không thể sử dụng được giải pháp này.

Phương án xây dựng hệ thống IBPS được chúng ta chấp nhận là sự biến đổi giải pháp của nhà thầu Hyundai cho phù hợp với tình hình lịch sử lúc đó. Những biến đổi đó là: đưa ra mô hình hệ thống thanh toán hai cấp độ: cấp quốc gia (NPSC National Processing Setlment Center) và cấp tỉnh (PPC Province Payment Center). Có thể nói, sự lựa chọn phương án này là hoàn toàn phù hợp với tình hình Việt Nam lúc đó. Thứ nhất, do nhu cầu thanh toán của nền kinh tế lúc đó chưa cao nên chúng ta chỉ tập trung xây dựng 5 trung tâm thanh toán tỉnh và chủ yếu là các tỉnh và thành phố trọng điểm kinh tế của cả nước trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam như: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, Cần thơ, TP Hồ Chí Minh. Việc này sẽ làm giảm tải đường truyền viễn thông và phù hợp với tình hình viễn thông lúc đó của nước ta. Thứ hai, phương án này cũng phù hợp với trình độ phát triển nhân lực công nghệ của chúng ta.

Trung tâm thanh toán quốc gia NPSC thực hiện vai trò của Ngân hàng trung ương trong cán cân thanh toán liên hàng. Mọi khoản thanh toán đều được hạch toán thống nhất cho 1 tài khoản duy nhất của các NHTM tại sở giao dịch Ngân hàng nhà nước. Mọi khoản thanh toán từ dưới tỉnh chuyển lên đều được NPSC tập trung và xử lí.

Trung tâm thanh toán tỉnh PPC thực hiện vai trò trung tâm thanh toán, bù trừ tại tỉnh như các chi nhánh Ngân hàng nhà nước đang thực hiện. Đồng thời với chức năng của chi nhánh Ngân hàng nhà nước tại tỉnh, PPC tỉnh là đầu mối cho các chi nhánh NHTM cấp 2, 3 kết nối vào hệ thống.

Thời điểm đấu thầu và mua sắm thiết bị phần cứng và mạng truyền thông là lúc Việt Nam và Mỹ vừa mới bình thường hoá quan hệ. Do đó, các máy chủ HP Class 900 K380 là loại máy chủ tốt nhất mà Mỹ cho phép bán cho Việt Nam lúc bấy giờ. Thiết bị truyền thông như các thiết bị kết nối X25 cho mạng X25 là an toàn và tốt nhất tại thời điểm đó ở Việt Nam.

Phần mềm ứng dụng IBPS được xây dựng tập trung và chạy trên máy chủ HP Unix bằng ngôn ngữ C, pro C với cơ sở dữ liệu hiện đại Oracle 7. Đây là công nghệ xây dựng các hệ thống phần mềm lớn tập trung chạy trên máy chủ đơn của những năm cuối thập kỷ 80. Công nghệ này cho phép xây dựng lên những hệ thống thông tin tập trung lớn, có độ tin cậy, an toàn cao, chạy nhanh và ổn định.

Tuy nhiên, do IBPS được xây dựng và hình thành mang đặc trưng trình độ phát triển lúc đó nên hệ thống IBPS đã bộc lộ những nhược điểm chính sau:

1.2.2.1.2. Kh năng m rng, nâng cp khó khăn.

Do đặc điểm IBPS được xây dựng trên mô hình hệ thống thanh toán phân cấp 2 mức và bất kỳ một lệnh thanh toán nào cũng cần được đi qua một PPC sau đó được PPC này chuyển tiếp lên NPSC để xử lí. Nên đòi hỏi quá trình mở rộng hệ thống thanh toán phải đi song song với quá trình mở rộng các trung tâm thanh toán tỉnh PPC mới đủ khả năng đáp ứng. Dẫn đến, Ngân hàng nhà nước muốn mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng ra khắp 64 tỉnh thành thì cần phải xây dựng 59 PPC tại các tỉnh, phải mua thiết bị cho 59 tỉnh thành còn lại, phải thuê 59*2 = 118 đường X25 hoặc leaseline, và phải cần một đội ngũ gấp 9 lần hiện nay cho các hoạt động bảo hành bảo trì hệ thống.

Điều trên khó có thể thực hiện được với khả năng kinh phí, tài lực và vật lực của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm trung tâm của hệ thống IBPS tại NPSC và PPC được phát triển trên ngôn ngữ C, pro C chạy trên HP Unix nên việc chuyển đổi phần mềm này lên các nền tảng hệ thống khác HP Unix là một vấn đề không nhỏ. Ngay cả giữa các version khác nhau của cùng hệ điều hành HP Unix cũng có những thư viện và đặc trưng kỹ thuật khác nhau. Tập lệnh của các máy chủ với các dòng chip mới như Italium được chính HP hỗ trợ sau này cũng rất khác so với phiên bản ứng dụng đã phát triển trên PA-RISC ban đầu. Hơn nữa, phần mềm IBPS này do tổ hợp Huyndai phát triển có sự kế thừa từ các hệ thống ứng dụng trước đó nên có những thư viện cốt lõi không còn mã nguồn để biên dịch lại trên các nền tảng hệ thống khác nhau. Việc bắt buộc phải chuyển đổi ứng dụng trên chính các phiên bản khác nhau của hệ điều hành, dòng máy chủ là không thể tránh được vì chính hãng HP cũng sẽ có thời điểm không hỗ trợ các dòng sản phẩm cũ nữa. Điều này bắt buộc người sử dụng phải chuyển sang một dòng sản phẩm mới hơn. Do đó cần có những yêu cầu chuyển đổi ứng dụng tương ứng.

Mạng truyền thông X25 ngày nay không còn phổ biến nữa, các thiết bị hỗ trợ cho chúng trở lên lạc hậu và khan hiếm trên thị trường. Thêm vào đó, năng lực yếu kém của các thiết bị cũ sẽ dẫn đến đầu tư lãng phí cho hệ thống: giá có khi còn cao hơn các thiết bị tốt hơn hiện đang có trên thị trường, hiệu suất không đáp ứng tốt hơn các thiết bị hiện có.

Một điểm yếu lớn nữa của hệ thống IBPS hiện tại do ứng dụng NPSC và PPC được viết trên code của C và Pro C chạy trên từng máy chủ hệ điều hành Unix đơn lẻ. Các ứng dụng này không thể chạy trên nhiều máy chủ vật lí cùng lúc nên vừa lãng phí về tài nguyên vừa hạn chế về khả năng mở rộng năng lực phần cứng của hệ thống. Mặc dù cặp máy chủ cluster chạy ứng dụng có thể cùng hoạt động ở chế độ active-active và có khả năng chia tải cho ứng dụng nhưng bản thân ứng dụng IBPS tại NPSC và PPC lại chỉ có thể chạy trên duy nhất một máy đơn.

Vì vậy, máy đơn còn lại rơi vào trạng thái standby không thực hiện gì, trong khi máy chủ đang chạy lại có nguy cơ bị quá tải. Việc nâng cao năng lực phần cứng chỉ có thể thực hiện bằng việc thay thế một máy chủ năng lực mạnh hơn do đó làm lãng phí máy chủ vừa được thay thế. Nếu ứng dụng có thể cùng chạy trên nhiều máy chủ vật lí, cùng chia sẻ năng lực xử lí và có thể mở rộng năng lực máy chủ bằng cách thêm các máy chủ mới vào để gánh tải với các máy đã có thì sẽ tận dụng được tối đa khả năng phần cứng và mở rộng không giới hạn năng lực của phần cứng. Hạn chế trên của ứng dụng IBPS là một hạn chế rất lớn cho khả năng mở rộng năng lực phần cứng và tận dụng tối đa năng lực hiện có của hệ thống.

Với những đặc điểm trên, ta thấy rằng hệ thống thông tin IBPS đã bộc lộ khả năng kém thích nghi với các nền tảng do không trong suốt đối với nền tảng phần cứng và hệ thống, không có khả năng chạy song song trên nhiều máy nên không mở rộng và tận dụng được tối đa năng lực hệ thống, gây lãng phí tài nguyên hệ thống.

1.2.2.1.3. Qui trình nghip v ca h thng chưa phù hp.

Ngày này, nghiệp vụ thanh toán liên Ngân hàng của Ngân hàng trung ương đã khá hoàn thiện trên thế giới. Rất nhiều nước phát triển trên thế giới có những mô hình Ngân hàng trung ương hiện đại mà Ngân hàng trung ương Việt Nam có thể học tập từ họ. Điển hình các nước này như Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, hay Thuỵ điển. Trong mô hình của họ, Ngân hàng trung ương có cơ cấu tổ chức nhỏ gọn và có trình độ nghiệp vụ tập trung ở mức rất cao. Do đó, các hệ thống thanh toán liên Ngân hàng của họ cũng có mức tập trung cao. Các hệ thống thanh toán của họ thường không phân cấp mà phân khu vực nhằm tăng cường năng lực thực hiện và chia sẻ, phân tải thực hiện của một hệ thống thanh toán thống nhất. Hàn quốc có một trung tâm duy nhất, Thụy điển có 2 trung tâm ở hai đầu đất nước, Trung quốc rộng lớn nhưng cũng chỉ có 4 trung tâm thanh toán trong khi Việt Nam có 7 trung tâm tất cả. Thời kỳ trước đây, mô hình Ngân hàng trung ương của các nước này cũng phân cấp như nước ta hiện nay. Tuy nhiên, khi họ tiến hành xây dựng các hệ thống thanh toán hiện đại và tập trung. Cơ cấu tổ chức của họ cũng được thu gọn cho phù hợp với qui trình của hệ thống mới.

Vai trò của các hệ thống thanh toán hiện đại có độ tập trung cao sẽ làm biến đổi rất lớn cơ cấu tổ chức và qui trình nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, các hệ thống được xây dựng đúng hướng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng với mức chi phí thấp nhất cho xây dựng và vận hành hệ thống. Các hệ thống thanh toán này chủ yếu dựa trên thành tựu phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông.

Hiện tại ở Việt Nam, vai trò và chức năng thanh toán của các chi nhánh Ngân hàng nhà nước đã được hiện đại hoá dần dần. Các chương trình đã thay thế dần các hoạt động thủ công trong công tác thanh toán, kế toán và bù trừ liên hàng nên nhu cầu nhân lực cho các hoạt động này giảm đi rất nhiều. Đang có ý kiến thu hẹp dần các chi nhánh Ngân hàng nhà nước để tạo bộ máy gọn gàng, hiệu quả hơn theo mô hình chỉ có Ngân hàng trung ương không có các chi nhánh Ngân hàng nhà nước ở các tỉnh.

Với những nhân tố trên, ta thấy rằng mô hình nghiệp vụ của hệ thống thanh toán liên Ngân hàng hiện tại được phân cấp hai mức với số lượng lớn các trung tâm thanh toán tỉnh PPC là không phù hợp với xu thế chung của các hệ thống thanh toán liên Ngân hàng tại Ngân hàng trung ương trên thế giới. Bởi vì, việc chấp nhận mô hình hai mức này sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực, vật lực lớn. Ngoài ra, việc xây dựng và vận hành một hệ thống IBPS trên khắp Việt Nam sẽ phức tạp rất lớn.

Mô hình nghiệp vụ hiện tại mà hệ thống IBPS đang vận hành là không phù hợp với xu hướng chung của mô hình hệ thống thanh toán liên Ngân hàng cho Ngân hàng trung tâm (Ngân hàng trung ương) của các nước phát triển trên thế giới. Điều này cần phải được nhìn nhận như là nhân tố chủ chốt quyết định sự thành công của việc đưa ra yêu cầu cho việc nâng cấp hoặc phát triển hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong tương lai của Việt Nam. Chỉ có vậy chúng ta mới tận dụng được từng bước đầu tư và phát triển hệ thống thanh toán một cách có kế thừa, có hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới.

1.2.2.1.4. An ninh và an toàn h thng cn được tăng cường.

Hệ thống IBPS được xây dựng với yêu cầu đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối cho các giao dịch thanh toán được thực hiện. Do đó, rất nhiều cơ chế an ninh và an toàn cho hệ thống đã được thực hiện, với các mức độ, các kỹ thuật khác nhau. Từ mức quản lí, xác thực người sử dụng, xác thực giao dịch, mã hoá dữ liệu đường truyền, bảo mật truy nhập tài nguyên hệ thống: máy chủ, thiết bị mạng, cơ sở dữ liệu, cho đến các điểm truy nhập đầu cuối. Tuy nhiên, IBPS đã được xây dựng và sử dụng sau gần chục năm. Các kỹ thuật và các thiết bị bảo mật sử dụng cho IBPS cũng cần được tăng cường các thiết bị, kỹ thuật an ninh, cơ chế mới nhằm đảm bảo cho hệ thống an toàn, bảo mật hơn nữa.

Chúng ta sẽ lần lượt đi nghiên cứu các yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống IBPS cũng như hiện trạng các kỹ thuật, mức độ an ninh, an toàn đang được áp dụng cho hệ thống này. Từ đó, ta đưa ra các yêu cầu hoàn thiện tốt hơn cho an ninh và an toàn hệ thống IBPS.

1.2.2.1.4.1. Yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống.

Nếu xét một cách tổng thể thì hệ thống IBPS đòi hỏi một loạt các mức độ, các giải pháp an ninh, an toàn cho hệ thống khác nhau như: quản lí, xác minh, xác thực, mã hoá, kiểm tra tính toán vẹn dữ liệu, kiểm tra sự truy cập tới các nguồn tài nguyên của hệ thống cũng như các chính sách về an ninh, an toàn hay đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ... Các biện pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ và không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện nhằm đảm bảo an ninh và an toàn cho hệ thống trước những đe doạ từ bên ngoài đối với hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bất cứ một truy nhập trái phép nào cũng đều gây nguy hiểm cho hệ thống như: tạo ra các giao dịch giả mạo, làm sai lệch thông tin để ăn cắp tiền hoặc xâm phạm an ninh quốc gia. Bất cứ một đổ vỡ nào của hệ thống cũng ảnh hưởng khôn lường đến uy tín hay nền kinh tế đất nước. Đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp cải tạo, giải pháp phát triển mới hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo chiến lược tập trung hoá tài khoản và hiện đại hoá các nghiệp vụ ngân hàng (Trang 37)