Kế toán Pháp

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 38 - 39)

V. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ

2.Kế toán Pháp

Theo kế toán Pháp, khi mua nguyên vật liệu:

- Giá mua được hạch toán là giá thực tế, tức là tổng số tiền ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản giảm giá, bớt giá, giá mua không bao gồm các khoản thuế phải trả. - Đối với các khoản chiết khấu được người bán chấp nhận, mặc dù đã được

trừ thẳng trên hoá đơn cũng được gộp vào giá mua để hạch toán. Khoản chiết khấu mua hàng này sau đó được ghi như một khoản lợi tức tài chính.

- Các khoản phụ phí đi mua có thể tập hợp trực tiếp vào tài khoản mua hàng liên quan hay tập hợp vào TK608.

- Khác với kế toán Việt Nam, theo kế toán Pháp, toàn bộ số tiền mua nguyên vật liệu được tính hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Do đó, cuối kỳ cần xác định chênh lệch tồn kho nguyên vật liệu để tính ra chi phí xuất sử dụng thực tế nguyên vật liệu trong kỳ. NVL xuất trong kỳ = NVL nhập trong kỳ + Tồn kho NVL đầu kỳ - Tồn kho NVL cuối kỳ

Như vậy, nếu số tồn kho nguyên vật liệu đầu kỳ > tồn kho cuối kỳ thì phải cộng thêm số chênh lệch. Ngược lại, nếu số tồn kho nguyên vật liệu đầu kỳ < cuối kỳ thì phải trừ đi số chênh lệch. Cách hạch toán cụ thể như sau:

Sơ đồ 9 : sơ đồ hạch toán tăng nguyên vật liệu (kế toán Pháp):

TK 530, 512, 401, 765

TK 4456Giá trị nguyên vật liệu mua vào Giá trị nguyên vật liệu mua vào

Thuế TVA trả hộ nhà nước

Cuối kỳ, sau khi kiểm kê tồn cuối kỳ kế toán phản ánh như sau

Sơ đồ 10: kết chuyển nguyên vật liệu

TK 31TK 6031 TK 6031

Kết chuyển số NVL tồn đầu kỳ Kết chuyển số NVL tồn cuối kỳ

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 38 - 39)