Chiến lược cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH TM Lợi Doanh đến năm 2020 (Trang 46)

- Cần có chương trình khuyến mãi đặc biệt, thường xuyên nhưng cũng cần xem xét các yếu tố chi phí Khách hàng thường thích những món quà khuyến mã

19 Enfamil A+ 1 900g Lon (hộp) 381

3.3.4 Chiến lược cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

Cắt giảm chi phí bán hàng, nâng cao uy tín thương hiệu cũng như độ nhận biết thương hiệu của khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các cửa hàng khác.

Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể nhận thấy dù doanh thu tương đối cao nhưng giá vốn hàng bán đã chiếm phần lơn doanh thu. Trong khi đó, chi phí bán hàng cũng là một gánh nặng không nhỏ đối với doanh nghiệp. Điều này làm doanh thu dù cao nhưng lợi nhuận đạt được lại không cao, thậm chí có lúc bị lỗ. Do vậy việc cắt giảm chi phí là một việc hết sức cần thiết hiện nay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chi phí bán hàng được hình thành từ nhiều yếu tố nhưng có những yếu tố chủ yếu như chi phí thuê mặt bằng, chi phí trả lương nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng…

- Chi phí thuê mặt bằng:

Yếu tố vị trí cửa hàng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của cửa hàng; nhất là khi khách hàng ngày nay vốn là những người bận rộn, yêu cầu về sự tiện lợi, nhanh chóng là rất cao. Vì vậy các cửa hàng thường được mở ở mặt tiền của các con đường có nhiều người qua lại hoặc nằm trong khu dân cư có đông dân. Và do đó, chi phí thuê mặt bằng là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí bán hàng.

Tuy nhiên, không phải cứ có vị trí thuận tiện là sẽ có doanh thu cao. Ví dụ như cửa hàng MILKMART 01, dù ở mặt tiền đường Nguyễn Huy Tự và gần chợ ĐaKao, nhưng doanh số bán hàng vẫn không cao do trong khu vực đó có các cửa hàng do những hộ dân trong khu vực đó mở ra, kinh doanh sữa lâu năm và không tốn chi phí mặt bằng nên giá rẻ hơn so với cửa hàng MILKMART 01, vốn có chi phí mặt bằng cao nhất trong hệ thống.

- Chi phí lương nhân viên bán hàng: do chính phủ nâng mức lương tối thiểu nên chi phí lương của doanh nghiệp tăng lên, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Với số lượng nhân viên bán hàng là 4 người trong 1 cửa hàng, bao gồm cả ca trưởng, trả lương theo thời gian làm việc. Tuy đây là một cách trả lương khá phổ biến, nhưng đối với ngành dịch vụ thì đó lại không hợp lý. Với tâm lý bán được nhiều hàng thì lương cũng vậy, mà bán ít hàng lương cũng không khác, chỉ cần có mặt đúng giờ, đến giờ thì về là được. Điều đó làm nhân viên có thái độ không tích cực trong việc bán hàng, còn những nhân viên tích cực bán hàng thì lại cảm thấy mình thiệt thòi so với người khác, do đó nên tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, doanh nghiệp luôn phải tuyển nhân viên mới, từ đó tốn thêm chi phí đào tạo lại nhân viên. Chưa kể đến trường hợp trong thời gian chưa tiềm được người thay thế nhân viên nghỉ việc, các nhân viên khác phải thay nhau tăng cat hay cho người đã nghỉ, dẫn đến chất lượng công việc giảm sút.

- Chi phí vận chuyển hàng hóa:

Hiện tại, công ty vẫn dùng xe máy để vận chuyển hàng hóa từ kho chính của công ty đến các cửa hàng hay chuyển hàng qua lại từ các cửa hàng. Việc này

chỉ phù hợp với tình hình trước đây, khi số lượng cửa hàng ít và hàng hóa hàng hóa cũng không nhiều. Còng hiện nay, khi số lượng cửa hàng và hàng hóa tăng lên thì việc vậy chuyển bằng xe gắng máy như vậy đã không còn hợp lý.

Do số lượng hàng phải chuyển đến các cửa hàng nhiều và chủ yếu là sữa, nếu chở cồng kềnh dễ bị rơi vỡ dẫn đến hư hỏng. Và do khả năng chở ít nên cần phải chở nhiều lần mới đáp ứng được nhu cầu của 1 cửa hàng. Điều này gây lãng phí thời gian và nhiên liệu, làm gia tăng chi phí vận chuyển.

- Giải pháp:

- Đặt hàng:

+ Cần tổng hợp nhu cầu hàng hóa tại các cửa hàng, nếu sản phẩm nào bán chạy, chúng ta có thể đặt nhiều, dựa vào lợi thế của hệ thống chuỗi, để có thể nhận được giảm giá từ nhà cung cấp, từ đó có thể giảm giá vốn hàng bán.

+ Cần có sự điều động hàng linh hoạt, thống nhất tới các cửa hàng, tránh tình trạng một mặt hàng ở cửa hàng này không bán được, bị ứ đọng đến hết hạn sử dụng trong khi cửa hàng khác không có để bán.

- Chi phí mặt bằng và chi phí lương nhân viên bán hàng:

+ Cần xem xét yếu tố doanh thu và lơi nhuận giữa các cửa hàng, nếu cửa hàng có chi phí cao mà doanh thu thấp, khiến lợi nhuận bị âm thì nên xem xét để đóng cửa nhằm giảm bớt gánh nặng cho hệ thống.

+ Cần thay đổi cách trả lương. Chúng ta có thể giữ cách tính lương cơ bản tính theo thời gian làm việc như ban đầu, nhưng cần đưa thêm vào khoản lương tính theo doanh số bán hàng. Ví dụ: Nếu 1 nhân viên làm đúng thời gian hàng ngày là 8giờ/ ngày, 26 ngày/tháng thì có mức lương là 2.000.000đ. Nếu doanh số mục tiêu của cửa hàng tháng đó là 600.000.000đ mà cửa hàng đạt được là 800.000.000đ thì mỗi nhân viên sẽ được 2% tiền vượt doanh số tính bình quân 1 ngày là 133.333,3đ. Điều này sẽ kích thích nhân viên tích cực bán hàng, giúp gia tăng doanh thu vì thái độ của nhân viên bán hàng cũng là một phần rất quan trọng của doanh nghiệp.

Và việc tăng lương tuy có làm tăng chi phí của doanh nghiệp nhưng cũng làm tăng lòng trung thành của nhân viên, hạn chế tình trạng nghỉ việc, từ đó doanh ngiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo lại nhân viên mới, chất lượng làm việc cũng được nâng cao, góp phần làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thay vì vận chuyển bằng xe máy sẽ phải đi lại nhiều lần từ kho đến các cửa hàng, gây tốn kém, chúng ta có thể thay thế bằng xe ba gác máy, có thể chở được nhiều hơn so với xe máy và lại linh hoạt hơn xe tải, lại có thể tránh được trường hợp rơi vỡ hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH TM Lợi Doanh đến năm 2020 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)