- Trong đó: Chi phí lã
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô:
-Môi trường kinh tế
+Xu hướng tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân :
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ GDP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 là 6,78% so với năm 2009.
Đây là thời điểm mà công ty phát triển mạnh mẽ với thị trường tiêu dùng rộng rãi.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010. Năm 2012, GDP tiếp tục tăng 5,03% so với năm 2011. Kinh tế nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp.
Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm.
GDP năm 2013 tăng 5,42 % so với năm 2012. Mức tăng trưởng năm 2013 tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao.
Thị trường tiêu thụ đang từng bước hồi phục.
+ Thu nhập người dân
Biểu đồ 2.3. Thu nhập bình quân người dân Việt Nam 2005-2013
Nguồn : Tổng Cục thống kê
Sữa là sản phẩm đồ uống mà sản lượng tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao thì mức sống của người dân tăng lên, khả năng chi tiêu của người dân tăng thì doanh số thị trường sữa cũng sẽ tăng lên.
+Lãi suất:
Mặc dù nằm trong khu vực khủng hoảng tiền tệ châu Á nhưng nhìn chung về cơ bản những năm qua việc điều hành chính sách tiền tệ đã có những tác động tới thị trường tiền tệ. . Lãi suất đã được điều hành theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất VND đã giảm khoảng 2 - 5% so với đầu năm, trong đó, lãi suất huy động giảm 2 -3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3 - 5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 - 2006. Lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức thấp 7-9%/năm, trong đó khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ 6,5 - 7%/năm; lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9 - 11,5%/năm.
Sự thay đổi của lãi suất tác động lớn đến hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của nghành nói riêng, khi lãi suất tăng cao họ sẽ chuyển qua tiết kiệm, ngược lại khi lãi
suất thấp lại tác động tích cực tới tiêu dùng. Bên cạnh đó, xét về cơ cấu vốn của công ty thì các khoản vay chiếm không nhỏ, cho nên chi phi vay giảm khi lãi suất thị trường giảm là một thuận lợi cho công ty. Tăng sức cạnh tranh cũng như thúc đẩy phần nào đó kế hoạch phát triển.
-Môi trường chính trị pháp luật
Tháng 05/2010, Chính phủ tăng mức lương tối thiểu lên 730.000đ/tháng. Lương của người lao động tăng lên sẽ làm cho sức mua của cả nước phần nào được tăng lên đáng kể tuy nhiên cũng làm tăng chi phí trả lương nhân viên của doanh nghiệp.
Ngày 25/05/2014, Bộ Tài chính công bố quyết định 1079 về việc áp trần giá sữa đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đồng thời khẳng định sẽ giám sát chặt và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sữa vi phạm. Các sản phẩm trong danh sách này thuộc 5 doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường gồm: Công ty cổ phần sữa Việt Nam , Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam, Công ty TNHH dinh dưỡng 3A, Công ty Mead Johnson Việt Nam. Việc này tuy làm giảm lợi nhuận chênh lệch khi bán hàng của cửa hàng nhưng sẽ làm tăng sức mua do giá giảm, từ đó làm tăng doanh thu của cửa hàng, làm tăng lợi nhuận nên đây có thể xem là một cơ hội cho cửa hàng.
+Thể chế chính trị:
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống
chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam.
Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
- Môi trường văn hóa xã hội
Những quan tâm và ưu tiên của xã hội: trình độ học vấn, học vấn chung của xã hội. Đối với sản phẩm sữa, đó không còn là sản phẩm thứ yếu như giai đoạn trước đây, bây giờ sữa là sản phẩm thiết yếu mà mỗi gia đình cần phải sử dụng vì sữa đã được chứng minh mang lại nhiều sức khỏe và trí tuệ, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
-Môi trường dân số
Dân số Việt Nam là dân số trẻ với 14,3% dân số nam và 13,4% dân số nữ dưới 16 tuổi. Điều này là một lợi thế cho các doanh nghiệp của chúng ta về nguồn khách hàng đặc biệt tiêu thụ sản phẩm.
Thông tin từ Uỷ Ban Dân số - Gia đình và Trẻ em cho thấy Chiều Cao và thể lực của người Việt Nam còn hạn chế, Chiều Cao trung bình, cân nặng và sức bền còn thấp so với chuẩn quốc tế. Theo đó, so với chuẩn quốc tế nên chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn) và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn). Do đó sữa càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt để giúp phát triển chiều cao.
Dân số đông , tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập dần cải thiện, đời sống vật chất ngày càng cao ,nhu cầu tiêu dùng tăng lên, những chính sách hổ trợ của nhà nước trong việc khuyến khích phát triển công nghiệp - dịch vụ góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ sữa. Bởi vậy dù kinh tế suy thoái trong giai đoạn 2008-2013, doanh số sữa năm 2013 đã tăng gần gấp 3 lần so với năm 2008.