Đặc tính bề mặt vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý asen trong nước bằng vật liệu zeolit biến tính bởi sắt được điều chế từ tro bay (Trang 47)

Để so sánh sự thay đổi cấu trúc bề mặt của các vật liệu hấp phụ. Các mẫu tro bay ban đầu, mẫu vật liệu Z và vật liệu Z-Fe đã điều chế, được phân tích qua các ảnh chụp SEM. Các kết quả ảnh chụp SEM của các mẫu vật liệu nghiên cứu, được thể hiện trên Hình 17 và Hình 18.

a) Tro bay

HVCH Mai Thế Nam 42 K19 KHMT

c) Zeolit biến tính Fe (vật liệu Z-Fe)

Hình 17. Ảnh SEM của các vật liệu tro bay (a), zeolite (b) và vật liệu Fe-Z (c) ở kích thước 20µm

HVCH Mai Thế Nam 43 K19 KHMT

b) Zeolit chế tạo từ tro bay (vật liệu Z)

c) Zeolit biến tính Fe (vật liệu Z-Fe)

HVCH Mai Thế Nam 44 K19 KHMT

Quan sát ảnh chụp SEM các mẫu vật liệu với kích thước khác nhau, dễ dàng nhận thấy bề mặt tro bay trước và sau phản ứng với kiềm có sự thay đổi rõ rệt. Bề mặt tro bay ban đầu khá đồng nhất, và bao gồm nhiều hạt có dạng hình cầu. Sau khi cho phản ứng với kiềm, vật liệu Z và Fe-Z thu được có bề mặt kém đồng nhất hơn, xuất hiện những hạt có hình dạng khác nhau và kích thước nhỏ kết dính với nhau. Vật liệu Fe-Z có bề mặt trơn hơn so với vật liệu Z do ảnh hưởng của nhiệt trong quá trình biến tính. Tuy nhiên trong cấu trúc vật liệu Z và Fe-Z điều chế được vẫn có thể hình thành nhiều lỗ rỗng, dẫn đến diện tích tiếp xúc lớn hơn, thuận lợi cho quá trình hấp phụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý asen trong nước bằng vật liệu zeolit biến tính bởi sắt được điều chế từ tro bay (Trang 47)