Trƣớc đây, rơm, rạ thƣờng đƣợc sử dụng làm chất đốt, lợp mái nhà, làm thức ăn cho trâu, bò. Nhiều năm trở lại đây, kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu trên không còn, nên nhiều rơm, rạ dƣ thừa. Vào thời gian thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đâu đâu cũng bắt gặp những cột lửa, cột khói mờ mịt, hơi nóng hầm hập từ các điểm đốt rơm, rạ tràn lan trên đồng ruộng, các đƣờng giao thông liên xã, quốc lộ, tỉnh lộ.
39
Cứ vào vụ thu hoạch, trên nhiều tuyến đƣờng liên thôn, xã, quốc lộ 1A, ngƣời dân phơi, đốt rơm ngay trên mặt đƣờng phát sinh nhiều khói bụi, che khuất tầm nhìn của ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông.
Một số ngƣời dân còn dùng gạch, đá xếp thành hàng dọc tuyến đƣờng thôn, xã để hạn chế các phƣơng tiện giao thông đi vào khu vực phơi thóc. Khi đi qua những khu vực này, ngƣời điều khiển phƣơng tiện sẽ không quan sát đƣợc mặt đƣờng, sa xuống ổ trâu, ổ gà, gạch, đá xếp trên đƣờng gây tai nạn. Nhất là vào lúc trời gần tối, khi ngƣời dân dừng xe máy, xe bò ở giữa đƣờng thu dọn rơm, nếu ngƣời đi xe đạp, xe máy đến đây thiếu chú ý quan sát rất dễ gây tai nạn.
Hơn nữa, chính ngƣời thu dọn thóc, đốt rơm, rạ trên đƣờng cũng có nguy cơ tai nạn cao bởi các phƣơng tiện giao thông khác đâm va phải.
Tình trạng đốt rơm rạ tràn lan đặc biệt tại các vùng nông thôn của tỉnh Ninh Bình nói riêng và của Đồng bằng Sông Hồng nói chung đang là vấn đề nóng và bức xúc bởi không chỉ làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng, gây ảnh hƣởng sức khỏe cho nhân dân mà còn làm mất an toàn cho ngƣời tham gia giao thông.
Qua quá trình điều tra khảo sát tại các cánh đồng thì hầu hết nông dân đều đốt rơm rạ ngay tại đồng sau khi thu hoạch lúa xong để chuẩn bị kịp thời cho mùa vụ kế tiếp. Thời gian đốt thƣờng tập trung vào tháng 5 - 6 và tháng 10 - 11 hàng năm. Và những ngƣời nông dân sẽ đồng loạt đốt rơm cuối giờ chiều mỗi ngày nên các cánh đồng đều mù mịt khói.
Thực tế ngƣời dân có nhiều hình thức đốt rơm rạ nhƣ: gom thành đống rồi đốt ở đầu bờ ruộng, ven đƣờng; đốt trải dài trên cánh đồng; đốt gốc rạ sau khi thu hoạch xong một thời gian.