Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kiểm kê khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở tỉnh ninh bình và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 34)

2.3.1. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu

- Các thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn sau: Các cơ quan chính phủ, Bộ, ngành, tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, trƣờng đại học, các tạp chí khoa học, các tài liệu, văn phòng dự án…

- Chọn lọc, phân tích, tổng hợp vào bảng excel số liệu để tính toán phát thải, theo dõi nguồn thải từ đó, lập ra đề cƣơng chi tiết cho công tác thực địa để bổ sung, cập nhật tài liệu, số liệu mới nhằm đảm bảo tính thời sự và thực tiễn phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài.

- Ngoài ra, tác giả còn thu thập tài liệu, tranh ảnh, bản đồ và các tƣ liệu khác liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

2.3.2. Phương pháp kế thừa

- Tìm hiểu, kế thừa những kinh nghiệm về kiểm kê, thống kê, rà soát thông tin, số liệu, đánh giá độ tin cậy…

30

- Những thông tin đƣợc kế thừa bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu từ các nguồn tham khảo trên mạng Internet.

- Số liệu thứ cấp về diện tích, năng suất, sản lƣợng sản xuất lúa hàng năm đƣợc thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của Cục thống kê tỉnh.

- Số liệu liên quan đến hệ số phát thải của việc đốt rơm rạ đƣợc thu thập từ các tài liệu của WHO, USEPA, EEPA,… bài báo, tạp chí khoa học trên thế giới.

2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát

- Đây là một phƣơng pháp không thể thiếu trong nghiên cứu môi trƣờng nhằm kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập đƣợc, đồng thời bổ sung thêm nguồn tƣ liệu vào các bài báo cáo.

- Phỏng vấn theo bảng hỏi là hình thức phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đƣợc chuẩn bị chu đáo từ trƣớc. Các thông tin cần thu thập đƣợc liệt kê, sắp xếp trƣớc trong bảng hỏi.

- Từ quá trình khảo sát thực địa ở các hộ gia đình nông dân đã tra cứu, thu thập và bổ sung đƣợc những số liệu mới cập nhật phục vụ cho tính toán trong đề tài. Tiến hành thăm quan các khu vực sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, và tiếp xúc với cán bộ hợp tác xã để nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất và phát thải khí thải của hoạt động đốt rơm rạ giúp có cái nhìn thực tế hơn về ảnh hƣởng khí thải đến môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời dân.

2.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm thực tế

Để kết quả nghiên cứu có căn cứ khoa học và độ chính xác cao, tác giả đã tiến hành các thí nghiệm thực tế trên cây lúa trong vụ gặt ở vùng nông thôn tỉnh Ninh Bình bao gồm các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Tiến hành chọn ruộng.

- Bƣớc 2: Dùng thƣớc đo chính xác lấy 2 m2

trong miếng ruộng đó.

- Bƣớc 3: Dùng liềm cắt hết diện tích đã đo và tiến hành nhổ gốc rạ bao gồm cả rễ. Sau đó loại bỏ hết đất bám trên rễ lúa bằng cách rửa sạch.

31

- Bƣớc 4: Tách hạt ra khỏi bông, cắt rễ khỏi gốc rạ (lƣu ý: rễ phải ráo nƣớc). Sau đó cân tƣơi bao gồm: sản lƣợng, rơm, rạ, rễ. Từ đó tính toán đƣợc sản lƣợng lúa tƣơi, khối lƣợng rơm rạ và rễ tƣơi trên 1 m2

.

- Bƣớc 5: Phơi riêng từng phần khoảng 4 - 5 ngày trong điều kiện đủ nắng. - Bƣớc 6: Sau khi phơi khô tiến hành cân lần nữa bao gồm: sản lƣợng, rơm, rạ,

rễ. Từ đó ta cũng tính đƣợc sản lƣợng lúa khô, khối lƣợng rơm rạ và rễ khô trên 1 m2.

Hình 2.1: Thành phần của cây lúa 2.3.5. Phương pháp tính toán kiểm kê lượng khí thải

Năng lực kiểm soát ô nhiễm, bao gồm cả về tổ chức, nhân lực và trang thiết bị kiểm soát ô nhiễm ở Trung ƣơng cũng nhƣ ở các địa phƣơng còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân của bất cập, yếu kém trên là do chúng ta thiếu công cụ kiểm soát, kiểm kê nguồn thải để đánh giá chính xác hiện trạng chất lƣợng không khí, từ đó đƣa ra các giải pháp kinh tế, chính sách quản lý hiệu quả chất lƣợng không khí. Công cụ đó chính là hệ số phát thải. Trong khoa học về kiểm kê phát thải, hệ số phát thải là yếu tố then chốt quyết định sự chính xác của quá trình vì việc kiểm kê nguồn thải có thể đƣợc thực hiện theo 02 phƣơng pháp:

32

- Phƣơng pháp “Top - down” tính toán tổng lƣợng phát thải cho các nguồn thải dựa trên những thông tin đầu vào của quá trình phát thải nhƣ tổng nhiên liệu đầu vào và hệ số phát thải (kg chất thải/tấn nhiên liệu đốt), công nghệ sản xuất, thiết bị xử lý khí thải… Phƣơng pháp này có ƣu điểm là thu thập và tính toán dữ liệu khá dễ dàng do đó đòi hỏi nguồn lực tối thiểu, nhƣng tính toán phát thải thƣờng có độ chắc chắn không cao và thiếu chính xác, khi ƣớc tính phát thải.

- Phƣơng pháp “Bottom - up” là phƣơng pháp tính toán tổng lƣợng phát thải từ các thông tin đầu ra của quá trình phát thải nhƣ tổng hợp lƣợng phát thải của từng cơ sở sản xuất cụ thể với các hệ thống xử lý khí thải khác nhau…Nhìn chung, đây là phƣơng pháp tốn kém, khó khăn và phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn lực để thu thập thông tin chi tiết hơn phƣơng pháp “Top - down”, nhƣng đạt đƣợc độ chính xác cao hơn.

Trong cả 02 phƣơng pháp nói trên, quá trình kiểm kê dựa vào nguyên tắc là dựa vào hệ số phát thải để tính toán tải lƣợng phát thải ô nhiễm. Việc xác định hệ số phát thải là nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm kê phát thải. Hệ số phát thải là một đại lƣợng biểu diễn mối quan hệ giữa tải lƣợng phát thải và lƣợng tiêu thụ nhiên liệu trong quá trình đốt nhiên liệu, nó đƣợc xác định theo công thức [24]:

Trong đó:

E: Lƣợng khí thải phát thải vào môi trƣờng

A: Tốc độ hoạt động (sản lƣợng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng kg/năm) EF: Hệ số phát thải (g/kg)

ER: Hệ số giảm thải chung tính theo % (nếu sử dụng biện pháp giảm thiểu)

2.3.6. Phương pháp sử dụng công cụ ABC - EIM (Atmospheric Brown Clouds Emission Inventory Manual)

Sự phát triển các công cụ này đã đƣợc hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida), thông qua sự phát triển của phƣơng pháp luận và cơ sở

33

dữ liệu cho hệ số phát thải khí thải của một số nƣớc đã đƣợc chuẩn bị bởi Viện Công nghệ Châu Á (AIT, Thái Lan) chủ trì phối hợp với UNEP RRCAP và nhóm khoa học ABC [20].

Ngƣời dùng có thể truy cập các loại bảng tính khác nhau thông qua điều hƣớng trang. Để bắt đầu một nhiệm vụ mới, các tài liệu phải đƣợc lƣu trƣớc vào tên tập tin khác. Ngƣời dùng đƣợc yêu cầu điền các thông tin cần thiết trong mỗi bảng đƣợc đánh dấu bằng màu sắc. Vì vậy, ngƣời sử dụng đƣợc yêu cầu chỉ điền vào các ô trống. Bất kỳ sai sót xảy ra trong quá trình tính toán sẽ đƣợc hiển thị bằng cách “NA”. Phạm vi của các hệ số phát thải đƣợc cung cấp sẵn các giá trị “thấp”, “trung bình”, và “cao”. Tuy nhiên, ngƣời dùng vẫn có cơ hội đƣợc sử dụng tùy chọn riêng của mình để đƣợc điền vào trong các ô trống cung cấp. Tuy vậy, Việt Nam chƣa xây dựng bộ số liệu về hệ số phát thải trong nông nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động đốt rơm rạ; do vậy trong luận văn này tác giả tạm thời sử dụng hệ số phát thải khuyến cáo mà ABC đã đề xuất theo 3 kịch bản khác nhau ở mức độ phát thải thấp - trung bình - cao. Hệ số phát thải ở 3 kịch bản đó đƣợc thể hiện qua bảng 2.1 nhƣ sau:

Bảng 2.1: Hệ số phát thải của rơm rạ theo ABC - EIM [20]

Hệ số phát thải (kg/tấn) Thấp Trung bình Cao CO 64,2 93 179,9 NOx 1,81 2,28 2,84 SO2 0,18 0,18 0,62 NMHC 7 7 7 NH3 4,1 4,1 4,1 PM10 3,46 9,1 9,1 PM2,5 3,2 8,3 8,3 BC 0,49 0,51 0,52 OC 1,96 2,99 2,99 CO2 791 1177 1674 CH4 9,59 9,59 9,59

34

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về tình hình sản xuất lúa

3.1.1. Sản xuất lúa chất lượng cao

Sau gần 20 tái lập tỉnh Ninh Bình, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lƣơng thực nói riêng đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống có sự chuyển biến tích cực. Trong các vụ sản xuất lúa, loại giống có tiềm năng, năng suất cao, giống lúa lai ngày càng đƣợc đƣa nhiều vào đồng ruộng.

Cùng với những tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp, thâm canh cây lúa, nên năng suất lúa bình quân chung toàn tỉnh và ở các huyện thị thành phố không ngừng tăng lên qua các vụ và qua các năm. Năm 2001 (sau 10 năm tái lập tỉnh), năng suất lúa bình quân chung toàn tỉnh cả năm là 10,58 tấn/ha, đã gấp 2 lần so với năm 1991 (năm trƣớc khi tái lập tỉnh); sản lƣợng lƣơng thực đạt gần 460.000 tấn, tăng 2,3 lần so với năm 1991; bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 504 kg. Đến năm 2010, thì tổng diện tích gieo cấy lúa trong năm của cả tỉnh đạt trên 81.000 ha (có 21,6 ngàn ha lúa cao sản và 19,7 ngàn ha lúa chất lƣợng cao). Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt đạt 51,4 vạn tấn, tăng 1,1 vạn tấn so với năm 2009 [3].

Nhƣ vậy chỉ sau một thời gian ngắn, từ khi tái lập tỉnh, sản xuất lƣơng thực của tỉnh nhà đã có những bƣớc tiến rõ riệt: Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống lúa có sự chuyển biến tích cực; năng suất, sản lƣợng lúa liên tục tăng; bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đƣợc nâng lên. Khi tách tỉnh chúng ta còn thiếu lƣơng thực tiêu dùng thì sau 10 năm đã đảm bảo đủ và có phần dƣ thừa; hiện tại, lại đang đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lƣơng thực trên địa bàn.

Hiện nay đã xuất hiện nhiều hộ gia đình nông dân hƣớng đến sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, thu nhập lớn. Trong nhiều năm gần đây, ở lĩnh vực sản xuất lƣơng thực đã có những đơn vị và hộ gia đình đi đầu trong việc gieo cấy lúa chất lƣợng cao mà cụ thể là gieo cấy các giống: Dự, Tám, Nếp, LT2, Bắc thơm số 7… Huyện Kim Sơn là địa phƣơng luôn có nhiều diện tích lúa Tám, Dự, Nếp…đƣợc cấy chủ yếu ở vụ mùa; Yên Mô mỗi vụ thƣờng có từ 20 -

35

25% diện tích gieo cấy là các giống lúa chất lƣợng cao (LT2, Bắc Thơm số7…). Ở quy mô xã, HTX có: HTX Vĩnh Yên, Liên Phƣơng (Yên Nhân - Yên Mô), trong các vụ sản xuất qua đã tích cực đƣa giống lúa chất lƣợng cao vào gieo cấy với gần 100% diện tích; HTX Hợp Tiến (Khánh Nhạc - Yên Khánh) cũng có diện tích lúa chất lƣợng cao tƣơng tự… Nhiều HTX khác đều có diện tích lúa chất lƣợng cao chiếm từ 15 - 25% tổng diện tích gieo cấy [21].

Năm 2010, diện tích trồng lúa chất lƣợng cao ở Ninh Bình chỉ đạt 24,29%, năm 2012 nâng lên 41% và vụ đông xuân 2013, lúa chất lƣợng cao chiếm khoảng 45% trong tổng diện tích gieo trồng ở địa phƣơng, giải quyết hai vấn đề cơ bản cho Ninh Bình, đó là bảo đảm an ninh lƣơng thực và nâng thu nhập cho nông dân từ gần 30 triệu đồng/năm (2005) lên 70 - 80 triệu đồng/ha mỗi năm (2012) vì sau khi thu hoạch lúa chất lƣợng cao, nông dân Ninh Bình còn sản xuất vụ đông với nhiều loại nông sản giá trị là khoai tây, lạc, đậu tƣơng, ngô [21].

Ðể lúa chất lƣợng cao đứng vững trên đồng ruộng Ninh Bình thì phải tuân thủ nguyên tắc về quy trình sản xuất. Nhất là đối với nông dân chú trọng khâu gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc, bảo vệ thực vật theo hƣớng dẫn của nhà khoa học. Mặt khác, tỉnh Ninh Bình cần sớm quy hoạch vùng sản xuất, diện tích sản xuất sao cho mỗi vùng chỉ bố trí gieo trồng một loại giống lúa nhất định vừa tránh lẫn giống, vừa thu hoạch trong cùng một thời điểm.

Trƣớc mắt, nên ƣu tiên sản xuất ở những diện tích có hệ thống thủy lợi bảo đảm tƣới tiêu theo thời gian sinh trƣởng của cây lúa. Ðồng thời, cán bộ khoa học kỹ thuật từ tỉnh đến cơ sở cần đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về thâm canh từ khâu làm đất, phân bón, gieo cấy, nƣớc tƣới, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh phù hợp từng loại giống, điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng, tập quán canh tác của nông dân ở từng vùng. Chủng loại giống lúa chất lƣợng cao trong cơ cấu chƣa nhiều trong khi việc lựa chọn giống để đƣa vào đồng ruộng lại phụ thuộc tập quán canh tác từng vùng. Các giống lúa Bắc Thơm số 7, LT2 trồng ở huyện Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn hạn chế.

36

Một số giống lúa chất lƣợng cao chƣa phù hợp thổ nhƣỡng của các huyện Nho Quan, Gia Viễn cho nên năng suất chƣa cao nhƣ ở một số vùng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra là cần xây dựng cho nông dân tính độc lập tự chủ trong sản xuất bởi sản xuất giống lúa chất lƣợng cao hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ, nếu đến năm 2015 khi chƣơng trình đạt mục tiêu đề ra Nhà nƣớc sẽ không còn sự hỗ trợ giá mua giống, thì nông dân có gieo trồng nữa không?

Liên tiếp trong ba năm sản xuất giống lúa chất lƣợng cao QR1, LT2, Bắc Thơm số 7 ở Ninh Bình đã khẳng định tính vƣợt trội hơn giống lúa khác thể hiện năng suất, chất lƣợng và giá trị kinh tế, giúp Ninh Bình bảo đảm an ninh lƣơng thực và nâng cao thu nhập cho nông dân.

3.1.2. Diện tích, sản lượng trồng lúa

Hiện nay diện tích lúa của tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến năm 2013 đã giảm khoảng 2.000ha, trong khi đó sản lƣợng lúa thì tăng đáng kể qua các năm đặc biệt năm 2012 đạt 492.370 tấn [3]. Diện tích và sản lƣợng lúa hàng năm đƣợc thống kê nhƣ hình 3.1 dƣới đây.

37 0 5000 10000 15000 20000 Tp. Ninh Bình Tx. Tam Điệp H. Nho Quan H. Gia Viễn H. Hoa Lƣ H. Yên Khánh H. Kim Sơn H. Yên Mô 2005 3435 1433 12601 13026 6557 13970 16351 12733 2010 2402 1417 13540 12682 6324 15033 16482 13216 2011 2245 1281 13450 12664 6228 15151 16561 13247 2012 2154 1249 13375 12616 6223 15456 16752 13365 2013 2184 1186 13249 12501 6064 15430 16780 13531 Ha Tp. Ninh Bình Tx. Tam Điệp H. Nho Quan H. Gia Viễn H. Hoa Lƣ H. Yên Khánh H. Kim Sơn H. Yên Mô 2005 17205 7336 60599 59239 32805 71420 84659 64883 2010 13964 7481 74034 72506 39455 94292 105786 82908 2011 13235 7604 74689 72478 38975 94539 105289 81612 2012 12793 7216 75721 72528 39139 97041 104940 82992 2013 12669 6275 73001 65967 36167 90451 100408 77671 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Tấn

Hình 3.2: Diện tích lúa cả năm phân theo cấp huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Ninh Bình

Hình 3.3: Sản lượng lúa cả năm phân theo cấp huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Ninh Bình

38

3.2. Tình hình đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng của các hộ nông dân

Trƣớc đây, rơm, rạ thƣờng đƣợc sử dụng làm chất đốt, lợp mái nhà, làm thức ăn cho trâu, bò. Nhiều năm trở lại đây, kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu trên không còn, nên nhiều rơm, rạ dƣ thừa. Vào thời gian thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đâu đâu cũng bắt gặp những cột lửa, cột khói mờ mịt, hơi nóng hầm hập từ các điểm đốt rơm, rạ tràn lan trên đồng ruộng, các đƣờng giao thông liên xã, quốc lộ, tỉnh lộ.

39

Cứ vào vụ thu hoạch, trên nhiều tuyến đƣờng liên thôn, xã, quốc lộ 1A, ngƣời dân phơi, đốt rơm ngay trên mặt đƣờng phát sinh nhiều khói bụi, che khuất tầm nhìn của ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông.

Một số ngƣời dân còn dùng gạch, đá xếp thành hàng dọc tuyến đƣờng thôn,

Một phần của tài liệu Kiểm kê khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở tỉnh ninh bình và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)