I. KẾT LUẬN
Đề tài đã thu được các kết quả sau:
1. Đã đánh giá được tác dụng bảo vệ Lactobacillus acidophilus của natri alginat khi sử dụng làm tá dược trong đông khô:
Khi sử dụng dưới dạng dung dịch 2% natri alginatgia tăng số lượng sống sót của
L. acidophilus so với mẫu đông khô với nước cất (khoảng 26 lần).
Thể chất của sản phẩm thu được sau đông khô có 2 nhược điểm là: khó làm nhỏ và nhanh bị hút ẩm trở lại.
Khi kết hợp sữa gầy với natri alginat các nồng độ 1%, 2%, 5% tạo ra được nguyên liệu có thể chất tốt tương đương với dùng riêng tá dược là sữa gầy. Nhưng tỉ lệ sống sót lại không có thấy sự khác biệt lớn giữa các mẫuđạt khoảng 109cfu/g.
2. Đã đánh giá được tác dụng bảo vệ vi sinh vật của alginatkhi sử dụng làm tá dược độn cho dạng thuốc rắn probiotictrong điều kiện tiếp xúc với môi trường acid HCl pH 1,2cho số lượng vi sinh vật sống sót khoảng (106
÷ 107 cfu/g)cao hơn khoảng 37 lần so với các mẫu không sử dụng thêm tá dược độn và mẫu bột đông khô có kết hợp tá dược độn thường dùng là tinh bột.
II. ĐỀ XUẤT
Do thời gian có hạn nên khóa luận chưa đề cập được hết các vấn đề có liên quan, chúng tôi đề xuất một số hướng nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu tác dụng bảo vệ của alginat khi được sử dụng làm tá dược độn trong viên nang probiotic thay thế các tá dược độn thường được sử dụng hiện nay.
Nghiên cứu thêm về tác dụng bảo L. acidophiluscủa alginat khỏi ảnh hưởng của muối mật.
Phụ lục:
1. Một số hình ảnh
Hình ảnh L.acidophilus có độ phóng đại 1000 lần
Hình ảnh thể chất mẫu đông khô với sữa gầy và đông khô với alginat
2. Pha dung dịch acid HCl pH 1,2.
Chuẩn bị bình nón dung tích 1000ml, nước cất, dung dịch HCl đặc. Dùng pipet 10ml hút chính xác 8,5 ml dịch HCl đặc cho vào cốc có mỏ có sẵn khoảng 900ml nước cất. khuấy đều, đổ vào bình nón 1000ml, bổ sung nước vừa đủ tới vạch 1000ml, lắc đều.