Kiểm tra bài cũ: không I Bài mới: 43’

Một phần của tài liệu GIÁO án địa 9 kì II (14 15) 3 cột, rất hay (Trang 27)

III. Bài mới: 43’

GV: Cho HS thảo luận nhóm ( HS làm vào phiếu học tập), đại diện nhóm trình bày, nhóm còn lại nhận xét bổ sung

GV: Bổ sung, chuẩn kíên thức

Nhóm 1,2:

1. VÙNG ĐÔNG NAM ĐỘ:

1. ĐKTN và TNTN ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của vùng ĐNB? ( Gợi ý: Nêu những thuận lợi, những khó khăn)

* Thuận lợi:

+ Địa hình thoải, có độ cao trung bình tạo mặt bằng thuận lợi cho xây dựng.

+ Đất xám badan và đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp để phát triển nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới

+ Biểm ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế; thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí thuận lợi khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ biển, du lịch biển.

+ Có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch có ý nghĩa lớn về nguồn nước tưới và thủy điện. * Khó khăn

+ Trên đất liền ít khoáng sản

+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp

+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị tăng. 2. Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?

( Gợi ý: Tự nhiên, dân cư xã hội, trình độ phát triển kinh tế)

- Tự nhiên: Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế

- Nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội cao hơn mức trung bình cả nước: Thu nhập bình quân đầu người, mức độ đô thị hóa, trình độ học vấn, tuổi thọ trung bình, cơ hội tìm kiếm việc làm cao

3. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở ĐNB?

( Gợi ý: Đặc điểm sinh lý của cây cao su, tác động của: khí hậu, đất; nguồn lao động, công nghiệp chế biến, thị trường...)

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm

- Đất xám có diện tích lớn là loại đất thích hợp nhất với cây cao su - Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong trồng cây cao su

- Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở chế biến mũ cao su xuất khẩu ra thị trường nước ngoài: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

4. ĐNB có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành công nghiệp? ( Gợi ý: Tự nhiên, dân cư, kinh tế)

- Có vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không - Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu khí, hải sản…)

- Có nguồn nông sản phong phú, đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến (ca su, điều, cà phê…)

- Nguồn lao động dồi dào, năng động, thị trường tiêu tụ rộng lớn

- Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với cả nước, có cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống ngân hàng, tài chính, thông tin liên lạc phát triển, môi trường đầu tư thuận lợi.

Nhóm 3,4:

2. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

1. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển KT-XH đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát

triển đô thị ở ĐBSL?

Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tiêu chí phát triển dân cư xã hội của vùng còn thấp hơn so với trung bình cả nước đặt biệt chỉ tiêu tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị hiện đang ở mức thấp so với trung bình cả nước.

2. Nêu những điều kiện thuận lợi để ĐBSCL trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả

nước.

+ Diện tích đất đai rộng: Gần 4 triệu ha trong đó gần 1,2 tr ha đất phù sa ngọt thuận lợi cho phát triển nông nghiệp qui mô lớn.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào

+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt, đảm bảo nguồn nước tưới. + Đông dân, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa.

3.Việc phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long có

những thuận lợi và khó khăn gì?

* Thuận lợi:

+ Có vùng biển rộng, khí hậu ấm áp quanh năm, diện tích mặt nước nuôi trồng lớn. + Vùng rừng ven biển và rừng ngập mặn cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho tôm. Hằng năm lũ đem lại nguồn thủy sản lớn.

+ Sản phẩm của ngành trồng trọt là nguồn thức ăn lớn cho các địa phương + Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm.

+ Ngành chế biến thủy sản phát triển mạnh ở nhiều địa phương, thị trường tiêu thụ đã và đang được mở rộng.

* Khó khăn:

+ Việc tự phá rừng ngập mặn dẫn đến môi trường bị ô nhiễm và hủy hoại.

+ Việc đầu tư đánh bắt xa bờ còn nhiều bất cập, công nghiệp chế biến còn hạn chế. + Ảnh hưởng của thiên tai: bão lũ…

TUẦN 28: Ngày soạn:10 /3/2015 TIẾT 44: Ngày dạy: 12/3/2015

KIỂM TRA 1 TIẾTA/ MỤC TIÊU: A/ MỤC TIÊU:

- Đánh giá mức độ tiếp thu cũng như vận dụng kiến thức đã học của học sinh - HS tự đánh giá lại tình hình học tập của bản thân mình

- Củng cố lại những kiến thức cơ bản và rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS.

B/ CHUẨN BỊ: Pho to đề kiểm tra

Một phần của tài liệu GIÁO án địa 9 kì II (14 15) 3 cột, rất hay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w