D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I. Ổn định lớp: II. Phát đề kiểm tra:
III. Thu bài:
Kiến thức, kĩ năng Mức độ kiến thức, kĩ năng Tổng Biết Hiểu Vận dụng Vùng Đông Nam Bộ ( ĐKTN và TNTN) Nêu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Chỉ ra được ảnh hưởng của điều kiện nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế xã hội của vùng 1 câu (4đ) Vùng Đông Nam Bộ (
kinh tế- xã hội) - Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.
- Nhận xét biểu đồ 1 câu (3,0đ) Vùng đồng bằng sông Cửu Long ( ĐKTN và TNTN) Nêu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đối với sản xuất lương thực của vùng
Chỉ ra những tác động thuận lợi của từng điều kiện đối với sản xuất lương thực 2 câu (3đ) Tổng 3 câu (10đ)
TUẦN 28: Ngày soạn: /3/2015 TIẾT 44: Ngày dạy: /3/2015 HỌ TÊN : ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP: 9 MÔN: ĐỊA LÍ
THỜI GIAN: 45’
Câu 1: 4 điểm
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có những thuận lợi và
khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng?
Câu 2: 3điểm
Trình bày những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
Câu 3: 3điểm
Cho bảng số liệu:
Chỉ số Đồng bằng sông
Cửu Long Cả nước
Diện tích (nghìn ha) 3826,3 7329,2
Sản lượng (nghìn tấn) 19298,5 35832,9
a.Tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. b. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so
với cả nước.
c. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long đối với cả nước. nước.
ĐÁP ÁN
CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT Biểu
điểm
1
* Thuận lợi:
+ Địa hình thoải, có độ cao trung bình tạo mặt bằng thuận lợi cho xây dựng.
+ Đất xám badan và đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp để phát triển nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới
+ Biểm ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế; thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí thuận lợi khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ biển, du lịch biển. + Có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch có ý nghĩa lớn về nguồn nước tưới và thủy điện.
* Khó khăn
+ Trên đất liền ít khoáng sản
2,5đ
+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp
+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị tăng.
2 + Diện tích đất phù sa rộng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp qui mô lớn mô lớn
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào
+ Nước: Sông MêCông và hệ thống kênh rạch chằng chịt, đảm bảo nguồn nước tưới
+ Là vùng đông dân đứng thứ hai cả nước, nguồn lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
3đ
3 a/ Tính tỉ lệ Diện tích: Diện tích:
+ Cả nước: 100%
+ Đồng bằng sông Cửu Long: 52,2% Sản lượng:
+ Cả nước: 100%
+ Đồng bằng sông Cửu Long: 53,8%
b/ vẽ biểu đồ: Có thể vẽ biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ cột chồng. + Vẽ đủ, chính xác, đẹp.
+ Ghi đủ: Tên biểu đồ, đơn vị, chú giải.
c/ ý nghĩa: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta. Việc sản xuất lương thực ở đây không chỉ đảm bảo lương thực cho cả nước mà còn để xuất khẩu tăng ngoại tệ cho đất nước.
1đ
1đ
1đ
TUẦN 29: Ngày soạn:17 /3/2015 TIẾT 45: Ngày dạy: 19/3/2015 BÀI 38:
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO.A/ MỤC TIÊU: A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể tên các đảo và quần đảo lớn: Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ...
- Trình bày được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ phạm vi và các bộ phận của vùng biển nước ta.
- kể tên và xác định được trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam ( Cát bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu, Quần dảo Hoàng Sa, Trường Sa)
- Phân tích lược đồ, sơ đồ, số liệu thống kê nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt nam.
- Có tình yêu quê hương đất nước; thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần BVMT biển -đảo của nước ta.
- Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm mơi trường biển – đảo.
B/ CHUẨN BỊ:
- Hình 38.1 ggk phóng to
- Lược đồ các đảo và quần đảo Việt Nam.
C/ PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, đàm thoại, gợi mở, động não, thảo luận…