Hình 3.1 Tháp đối thủ cạnh tranh (Hierarchy of competition) Hình 3.2 Mức độ cạnh tranh của các hãng trên thị trường

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị chiến lược kế hoạch chiến lược kinh doanh viettel (Trang 63)

Vietnam mobile, Gtel, EVN, Beeline

Viettel, Vinaphone S-fone Mobifone Price Viettel, Vinaphone S-Fone Mobifone Quality

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Xây dựng mục tiêu hàng năm

Với chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường mục tiêu hàng năm Viettel cần tăng trường bình quân 1% thị phần với số thuê bao 2 triệu thuê bao/năm. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với Viettel, nhưng với số liệu thực tế về tốc độ phát triển tăng trưởng của Viettel các năm 2006 đến nay thì việc này hoàn toàn có cơ sở đạt được.

3.4.2. Xây dựng hệ thống chính sách và kế hoạch hỗ trợ

Căn cứ hiện trạng với các mục tiêu cụ thể hàng năm để triển khai thực hiện cần các chính sách và kế hoạch hỗ trợ thực hiện phù hợp. Cụ thể Viettel cần xậy dựng hoàn thiện các chính sách chủ yêu theo các giải pháp đã nêu ở trên về đầu tư, giá và sản phẩm, về nhân sự, quản trị tài chính marketing…. Các chính sách đồng thời phải có kế hoạch hỗ trợ hành động và tổ chức triển khai thực hiện.

3.4.3. Xây dựng chương trình hành động, ngân sách và thủ tục quy trình thực hiện.

Từ mục tiêu hàng năm và mục tiêu chiến lược, với các chính sách hệ thống đã có tiếp tục thể chế hóa thành các chương trình hành động cụ thể bằng các thủ tục quy trình thực hiện và kế hoạch hành động.

Kế hoạch hành động phải bao gồm tối thiểu các nội dung chính yếu: Đối tượng thực hiện, thời gian thực hiện, nội dung công việc, người hỗ trợ, người giám sát, người báo cáo và ngân sách nguồn lực cần thiết cho.

34.4. Phân bổ nguồn lực nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất…

Từ kế hoạch hành động cụ thể triển khai các chính sách để thực hiện các mục tiêu hàng năm và mục tiêu chiến lược cần thiết phải phân bổ nguồn lực về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất và kế hoạch về thời gian để tổ chức thực hiện. Đây chính là kế hoạch ngân sách để triển khai kế hoạch kinh doanh hàng năm cũng như thực hiện chiến lược của Viettel.

3.4.5. Lựa chọn hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với chiến lược

Căn cứ yêu cầu cụ thể của chiến lược và kế hoạch hàng năm các bộ phần nghiệp vụ cần xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp như cơ cấu ra quyết định cạnh tranh với các đối thủ; Cơ cấu chính sách của bộ phần nghiên cứu phát triển; Cơ cấu cho bộ phận phát triển mạng lưới… Trong thời gian tới sau 2015-2020 tất yếu nếu muốn cạnh tranh được với các đối thủ Viettel phải chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sang Công ty cổ phần. Do đó giai đoạn hiện tại cũng cần nghiên cứu và áp dụng mô hình từng phần cho các đơn vị trực thuộc, các bộ phận chức năng.

3.4.6. Tổ chức cam kết và thực hiện chiến lược

Để triển khai chiến lược thành công, một nhiệm vụ quan trọng đó là truyền thông cho toàn bộ nhân viên Công ty hiểu rõ về chiến lược của Công ty mình. Qua đó họ hình dung được mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và nhận thức được giá trị cốt lõi của Công ty. Những nội dung này làm nhân viên yên tâm và quyết tâm thực hiện được các kế hoạch của bản thân và góp phần hoàn thành kế hoạch mục tiêu chiến lược của Công ty. Trong các nội dung đó việc truyền thông cam kết thực hiện chiến lược giữa nhân viên và lãnh đạo Công ty là rất quan trọng nó chính là cam kết giữa các bên để cùng triển khai thực hiện và phần đấu đạt bằng được mục tiêu chiến lược đã đề ra.

3.4.7. Kiểm tra kiểm soát, đánh giá, điều chỉnh chiến lược trong quá trình thực hiện

Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh thì giám sát, kiểm tra là việc cần thiết, phải được thực hiện. Có nhiều hình thức kiểm tra khác nhau, tuỳ theo từng mục đích khác nhau. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức hệ thống kiểm tra như sau:

- Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra thường xuyên các hoạt động của Ban giám đốc Tập đoàn, Trung tâm Viễn thông Viettel, các phòng ban;

- Kiểm tra đột xuất đối với hoạt động của các đơn vị thành viên, sau đó lập báo cáo trình Hội đồng quản trị.

- Tổng Giám đốc và bộ phận giúp việc tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các đơn vị thành viên.

Các kênh thông tin nội bộ bao gồm: các báo cáo tài chính, báo cáo sơ kết hàng quý, báo cáo tổng kết cuối năm...

Viettel còn tổ chức thu thập thông tin từ bên ngoài như thông tin phản hồi từ phía khách hàng (sổ đóng góp ý kiến), thông tin về đối thủ cạnh tranh...

Từ các nguồn thông tin thu thập được lãnh đạo Tập đoàn tiến hành phân tích, đánh giá về tiến trình thực hiện chiến lược, tình hình của môi trường để từ đó xem xét và điều chỉnh chiến lược. Hàng năm, Tập đoàn điều chỉnh các chỉ tiêu chiến lược và việc thực hiện chiến lược bằng các kế hoạch năm; thực hiện việc điều chỉnh giá cước; nghiên cứu cải thiện cơ chế quản lý tài chính...

Trong quá trình thực hiện chiến lược, Tập đoàn phải luôn chú ý tới công tác kiểm tra, giám sát, thu thập được những thông tin cần thiết và có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời. Hy vọng rằng, với mục tiêu đã đề ra, Viettel sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, giúp cho thương hiệu Viettel đứng

vững trong lòng khách hàng tại thị trường Việt Nam, Đông Nam Á và các thị trường mới. Với chiến lược đúng đắn và hiệu quả tận dụng các nguồn lực của Tập đoàn cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo và sự đồng lòng nhất trí của các cán bộ công nhân viên Tập đoàn sẽ giúp Viettel đứng vững trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị chiến lược kế hoạch chiến lược kinh doanh viettel (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w