Hình 2.3 Thị phần thuê bao di động tại Việt Nam (12/2010)

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị chiến lược kế hoạch chiến lược kinh doanh viettel (Trang 38)

mức 40% đến hơn 20% trong năm 2009, năm 2010 khoảng cách chỉ còn là 10%. Như vậy có thể thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu của VNPT chỉ đạt 22% thì Viettel đạt đến trên 50%, hơn gấp đôi. Mức tăng trưởng thuê bao cố định đã bão hòa trong nhiều năm nay, trong khi VNPT đang chiếm đến hơn 80% thị phần nhưng doanh số không còn tăng mấy. Chính vì thế, trong tương lai Viettel sẽ vẫn tiếp tục phát triển do có hàng loạt dự án đầu tư mới trong nước và ra nước ngoài với các mạng di động tại một số quốc gia thuộc Đông Nam Á, Châu Phi và Mĩ Latin hứa hẹn đem lại doanh thu ngày một tăng cho Tập đoàn.

- Đơn vị có giá cước cạnh tranh nhất theo các gói sản phẩm: Những gói cước của Viettel thật sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đơn vị có gói cước mạng hấp dẫn nhất: những gói cước như Happy Zone, Homephone không cước thuê bao, Sumo sim hay “Cha và con” đều là những gói cước khác biệt mà không một doanh nghiệp viễn thông nào có.

- Viettel còn có lợi thế là doanh nghiệp nhà nước sở hữu nguồn vốn lớn, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông, kế thừa bề dày truyền thống lực lượng thông tin quân đội với mạng lưới rộng khắp cả nước và được Chính phủ ưu tiên phát triển; Hoạt động tài chính của Viettel lành mạnh, minh bạch, hiệu quả;

- Có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật ổn định, trình độ cao, chuyên nghiệp, trẻ hóa và có kỷ luật;

- Có tín nhiệm cao của khách hàng đối với các sản phẩm và các dịch vụ viễn thông; Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc và sử dụng dịch vụ Internet của khách hàng, tạo được lòng tin, xây dựng và phát triển được một số lượng lớn khách hàng trung thành trong những năm qua;

Ngoài ra, Viettel còn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đoàn kết gắn bó, ý thức kỷ luật cao, khả năng khắc phục khó khăn và đề xuất những giải pháp sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2.3.2.3. Điểm yếu (Weaknesses)

- Điểm yếu nhất của Viettel so với các đối thủ là doanh nghiệp của quân đội nên việc quản lý điều hành mang nhiều nét văn hóa của quân đội. Nhân sự của Viettel vừa lại chính là quân nhân. Do đó việc tự do kinh doanh, điều hành theo thị trường là hạn chế. Quản lý mang nặng tính mệnh lệnh áp đặt không sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt không cao. Điều hành quản trị bị tác động bởi nhiều yếu tố không vì kinh doanh như quốc phòng, an ninh…

- Do phát triển nóng, nhân sự tăng cao, mạng lưới rộng khắp do đó chất lượng dịch vụ, tiếp xúc với khách hàng còn hạn chế chưa thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mức độ chuyên nghiệp chưa cao do hạn

chế về đào tạo và phát triển quá nóng; Ngoài yêu tố con người thì cũng do phát triển nóng nên đầu tư và chất lượng cơ sở hạ tầng không thể hoàn thiện ngay được cũng làm ảnh hưởng chất lượng dịch vụ. Do đó khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ chưa cao.

- Khách hàng trung thành ít; Do ra đời sau lại phát triển nhanh kể cả bằng các chính sách giá, gói sản phẩm hấp dẫn nên số thuê bao thường xuyên thay đổi theo các chính sách sách giá. Tỷ lệ thuê bao trả sau của Viettel thấp hơn so với các hãng khác. Năm 2010 tỷ lệ này của Viettel là 5% trong khi của VinaPhone là 7% và của Mobiphone là trên 10%.

- Cũng do phát triển nóng nên nguồn nhân lực nói chung chưa kịp đào tạo bài bản tuyển dụng ồ ạt, và mang quá nhiều nét văn hóa người lính (đương nhiêu giỏi đánh nhau hơn giỏi kinh doanh) cũng là cản trở, yếu điểm đối với Viettel. Các nhân sự quản lý đều là người của quân đội do đó hoạt động điều hành, quản lý bị ảnh hưởng nhiều bới tư tưởng bảo thủ hoặc chủ quan do quá tự tin vào truyền thống chiến thắng của quân đội…. Do đó nguồn nhân lực nói chung của Viettel là yếu điểm tuy các nhân sự cấp cao và đội ngũ kỹ thuật là giỏi.

- Ngoài ra dù được đầu tư và mở rộng nhưng quy mô mạng lưới nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, còn thiếu đồng bộ dẫn đến những khó khăn trong vận hành, quản lý; cùng do nhân sự và quy mô mà năng suất lao động chưa cao;

2.3.2.4. Đánh giá môi trường nội bộ (Evaluating internal environment)

Các nhân tố trong môi trường nội bộ của Tập đoàn Viettel được tổng hợp và đánh giá thông qua ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE sau đây:

Bảng 2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Viettel (IFE)

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị chiến lược kế hoạch chiến lược kinh doanh viettel (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w