3.1.1. Tầm nhìn thương hiệu của Viettel
Tầm nhìn thương hiệu của Viettel ngắn gọn nhưng phải thể hiện sự tôn trọng khách hàng và sự quan tâm lắng nghe của Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”. Mỗi khách hàng là một con người - một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt, liên tục đổi mới, cùng khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Tầm nhìn của Viettel là trở thành hãng viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và khu vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cá thể hóa tốt nhất cho khách hàng. Viettel sẽ trở thành hãng viên thông số một tại Việt Nam và hàng đầu trên khu vực đồng thời Viettel sẽ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ cá biệt hóa đáp ứng tốt nhất nhu riêng biệt cầu của khách.
3.1.2. Sứ mệnh của Viettel
• Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng: Là doanh nghiệp quân đội nên sư mệnh kinh doanh luôn găn với sứ mệnh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
• Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Viễn thông là ngành đòi hỏi cơ sở hạ tầng lớn và không ngừng phát triển công nghệ mới; Do đó để tồn tại và phát triển buộc Viettel phải không ngừng đầu tư vào hạ tầng;
• Kinh doanh định hướng khách hàng: Viettel luôn luôn biết quan tâm, lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể
riêng biệt - các thành viên của công ty, khách hàng và đối tác để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
• Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định: Triết lý thương hiệu: luôn đột phá, đi đầu, tiên phong; công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt; liên tục cải tiến.
• Lấy con người làm yếu tố cốt lõi: Làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội; trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp.
3.1.3. Giá trị cốt lõi
• Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý: Lý luận để tổng kết thực tiễn rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Phương châm hoạt động “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. • Trưởng thành qua những thách thức và thất bại: Thách thức là chất kích thích, khó khăn là lò luyện. Không sợ mắc sai lầm, chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công, nhưng sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
• Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh: Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn. Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh. Cải cách là động lực cho sự phát triển. Tự nhận thức để thay đổi. Thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi. Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
• Sáng tạo là sức sống: Thực hiện hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng mà của cả khách hàng. Trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất. Xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo và duy trì ngày hội ý tưởng Viettel.
• Tư duy hệ thống: Tư duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hoá cái phức tạp. Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và hệ thống làm nền tảng. Xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và phương châm hành động của mình. Vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề - Tìm nguyên nhân - Tìm giải pháp - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
• Kết hợp Đông Tây:. Kết hợp Đông Tây có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề. Kết hợp không có nghĩa là pha trộn. Kết hợp sự ổn định và cải cách, kết hợp công bằng và nội lức cá nhân.
• Truyền thống và cách làm người lính: Một trong những sự khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân đội. Truyền thống: kỷ luật, đoàn kết, chấp nhận gian khổ, quyết tâm vượt khó khăn, gắn bó máu thịt. Cách làm: quyết đoán, nhanh, triệt để.
• Viettel là ngôi nhà chung: Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của Tập đoàn, phải chung tay xây dựng và phải tôn trọng lẫn nhau. Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể. Lao động để xây dựng đất nước, Viettel phát triển nhưng phải được hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó. Luôn đặt lợi ích của đất nước của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân
3.2. Xác định và lựa chọn chiến lược
nước của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trong giai đoạn 2011 đến 2015 được xây dựng dựa trên những cơ sở nền tảng sau:
- Tiếp tục khẳng định vị trí, thương hiệu và chất lượng dịch vụ số 1 của Viettel trên thị trường viễn thông trong nước;
- Đảm bảo duy trì phát triển và dẫn đầu thị phần viễn thông di động tại Vietnam với thị phần không dưới 40%.
- Trở thành một trong 30 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới vào năm 2015 và đạt được trình độ nhà khai thác của các nước phát triển. Từ những phân tích về môi trường kinh doanh trong chương 2 của Viettel, chúng tôi tiến hành tổng hợp lại trên cơ sở sử dụng ma trận SWOT để đánh giá một cách tổng quát những điểm mạnh, điểm yếu bên trong của Viettel; những cơ hội cũng như thách thức của môi trường bên ngoài để có thể giúp các nhà quản trị lựa chọn những chiến lược phù hợp phát triển của Viettel.
Cuối cùng, chúng tôi áp dụng ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM) với các dữ liệu đầu vào từ những phân tích trình bày trên để xác định một cách khách quan chiến lược nào trong số các chiến lược đưa ra trên là hấp dẫn nhất và xứng đáng để tập đoàn theo đuổi để thực hiện thành công các mục tiêu của mình
Bảng 3.1 Bảng phân tích ma trận SWOT