về các hành vi pháp lý vô hiệu
Quy định pháp luật phá sản hiện hành về các hành vi pháp lý vô hiệu một mặt là cơ sở pháp lý để xử lý, giải quyết các tình huống trên thực tế. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, các quy định nêu trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, làm ảnh hưởng tới mục đích ban đầu của nó, cản trở các chủ thể có quyền thực hiện quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu để khôi phục khối tài sản của doanh nghiệp và để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong hoạt động kinh doanh hiện tượng doanh nghiệp bị phá sản rồi chấm dứt hoạt động là chuyện bình thường. Bởi vì kinh doanh không phải bao giờ cũng đưa lại lợi nhuận. Nhưng không phải lúc nào sự phá sản của doanh nghiệp cũng là hệ quả tất yếu của quy luật kinh tế mà cũng có trường hợp có sự xếp đặt vì mục đích không lành mạnh như là trốn tránh nghĩa vụ đối với chủ nợ, đôi khi còn có tính chất hình sự. Do đó để ngăn chặn các trường hợp phá sản không thực chất, nhà nước cần có sự điều chỉnh bằng luật phá sản để quy định trình tự và điều kiện nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản, xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục tài sản.... Luật phá sản doanh nghiệp hiện hành không kiểm soát được tình trạng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp con nợ, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp chủ nợ thậm chí ngay cả khi đã có bản án của tòa án.
Với quy định tuyên bố vô hiệu một số hành vi do con nợ thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 tháng trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản cũng như trong quá trình Tòa án giải quyết vụ phá sản sẽ tránh được các hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp con nợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp chủ nợ, củng cố niềm tin cho doanh nghiệp yên tâm chờ đợi tòa án ra phán quyết. Bởi vì theo quy định hiện hành chỉ khi có bản án của tòa án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành và
đồng thời ra quyết định phong tỏa tài sản. Lúc đó doanh nghiệp mới không có quyền tẩu tán tài sản. Do thủ tục tố tụng kinh tế quá dài nên đã tạo cơ hội cho con nợ tẩu tán tài sản bằng nhiều con đường hợp pháp thông qua các giao dịch dân sự. Tuy pháp luật tố tụng kinh tế có quy định quyền được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với doanh nghiệp con nợ. Nhưng vì nhiều lý do nên quy định này hãn hữu mới được áp dụng bởi động chạm đến nhiều đối tượng khác (ví dụ người lao động trong doanh nghiệp), mặt khác nhiều thẩm phán có tâm lý không muốn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì không muốn chịu trách nhiệm nếu có sự cố gì xảy ra.