Sơ bộ đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ NLC fluconazol

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hệ nano lipid rắn chứa fluconazol (Trang 50)

3.3.5.1. Đường chuẩn biểu thị mối quan hệ của nồng độ fluconazol và diện tích

pic

Pha dãy dung dịch fluconazol chuẩn có nồng độ 120; 240; 450; 600; 900 µg/ml như mục 2.2.2.4 rồi tiến hành chạy HPLC theo các điều kiện đã nêu ở mục

2.2.2.5. Giá trị diện tích pic của dãy chuẩn được ghi trong bảng 3.10.

Bảng 3.11: Diện tích pic của các dung dịch fluconazol chuẩn nồng độ khác nhau

Nồng độ (µg/ml) 120 240 450 600 900

Diện tích pic (mAu.giây) 234,91 630,53 1114,54 1450,65 2144,84

Hình 3.14: Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ fluconazol

Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ fluconazol được biểu thị bằng đường thẳng y = 2,401x + 5,724 với hệ số tương quan R2 = 0,996; chứng tỏ có tương quan tuyến tính giữa giá trị diện tích pic với nồng độ fluconazol trong khoảng nồng độ từ 120 đến 900 µg/ml. y = 2.401x + 5.724 R² = 0.996 0 500 1000 1500 2000 2500 0 200 400 600 800 1000 D iệ n t íc h p ic ( m A u .g y ) Nồng độ (µg/ml)

3.3.5.2. Sơ bộ đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ NLC-FLZ qua màng thẩm tích

Các mẫu NLC fluconazol được đánh giá khả năng giải phóng sử dụng lượng lipid lỏng (acid oleic) trong hệ tăng dần 0; 2; 20; 100%, nồng độ FLZ trong các mẫu là như nhau. Tiến hành thử giải phóng theo phương pháp như đã trình bày ở mục

2.2.3.6.

Hình 3.15: Phần trăm fluconazol giải phóng qua màng thẩm tích

(DD: dung dịch fluconazol, NLC-F 0; 2; 20 và 100: hệ NLC fluconazol sử dụng 0; 2; 20 và 100% lipid lỏng)

Kết quả thử giải phóng qua màng thẩm tích cho thấy lượng FLZ giải phóng từ dung dịch và thấm qua màng thẩm tích lớn nhất (đạt gần 80% sau 24 giờ). Các mẫu NLC fluconazol đều thể hiện khả năng kiểm soát giải phóng FLZ ở các mức độ khác nhau. Trong đó, NLC-F 2% lipid lỏng kiểm soát giải phóng tốt nhất (khoảng 34% dược chất giải phóng ra khỏi hệ sau 24 giờ); các hệ NLC fluconazol còn lại kiểm soát giải phóng kém hơn.

3.3.5.3. Sơ bộ đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ NLC fluconazol qua

da thỏ

Khả năng giải phóng dược chất từ NLC fluconazol qua da thỏ được tiến hành theo phương pháp trình bày ở mục 2.2.3.6.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 -1 4 9 14 19 24 % F L Z g iả i p h ó n g

Thời gian (giờ)

dd

NLC-F 0% NLC-F 2% NLC-F 20% NLC-F 100%

Hình 3.16: Phần trăm fluconazol giải phóng qua da thỏ

(DD: dung dịch fluconazol, NLC-F 0; 2; 20 và 100: hệ NLC fluconazol sử dụng 0; 2; 20 và 100% lipid lỏng)

Kết quả thử giải phóng qua da thỏ cho thấy lượng FLZ giải phóng từ tất cả các mẫu đều giảm. Nguyên nhân là do cấu trúc da thỏ có nhiều rào cản sinh lý phức tạp, làm giảm tính thấm của dược chất. Khả năng giải phóng FLZ từ dung dịch FLZ giảm xuống còn khoảng 60% (so với khi thử qua màng thẩm tích là 80%), vẫn cao hơn các mẫu nano lipid.

So với mẫu dung dịch, tất cả các mẫu SLN và NLC fluconazol đều có khả năng kiểm soát giải phóng. Phần trăm dược chất giải phóng từ hệ NLC fluconazol phụ thuộc vào nồng độ lipid lỏng sử dụng trong công thức. Cụ thể là, nồng độ lipid lỏng sử dụng tăng dần từ 2; 20 đến 100%, phần trăm dược chất giải phóng từ hệ NLC fluconazol cũng tăng dần (lần lượt là 25; 30 và 45% dược chất giải phóng ra khỏi hệ sau 24 giờ).

NLC-F 2% có khả năng giải phóng dược chất chậm nhất. Nguyên nhân có thể do nồng độ 2% lipid lỏng là vừa đủ để tạo ra những khoảng “không gian trống” cần thiết cho dược chất. Nồng độ lipid lỏng là 20% khá lớn, tạo sự linh động, kém

0 10 20 30 40 50 60 70 80 -1 4 9 14 19 24 % F L Z g iả i p h ó n g

Thời gian (giờ)

dd

NLC-F 0% NLC-F 2% NLC-F 20% NLC-F 100%

ổn định trong cấu trúc lipid hơn so với khi sử dụng 2% lipid lỏng nên phần trăm dược chất giải phóng ra nhiều hơn.

Lượng fluconazol giải phóng từ NLC fluconazol 0% và 100% tương đương. Nguyên nhân có thể do SLN có hiện tượng tháo thuốc ra khỏi hệ [10], fluconazol không phân bố vào lõi lipid mà nằm ngoài pha nước. NLC-F 100% là nano nhũ tương nên rất linh động do đó không có khả năng kiểm soát giải phóng.

Hình 3.17: Hiện tượng tháo thuốc ra khỏi hệ tiểu phân nano lipid rắn (SLN)

Nhìn chung, NLC fluconazol có khả năng kiểm soát giải phóng tốt hơn SLN. Tùy thuộc vào mục đích của chế phẩm sử dụng mà có thể lựa chọn nồng độ lipid lỏng cho phù hợp. Với mục đích ứng dụng vào bào chế các dạng thuốc hấp thu qua da và niêm mạc, nồng độ lipid lỏng 20% được lựa chọn để bào chế NLC fluconazol.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

 Sau thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật và tá dược đến sự hình thành hệ, NLC fluconazol được bào chế với các thành phần tá dược và điều kiện kĩ thuật như sau:

Pha dầu Alcol cetylic 1,60 g

Acid oleic 0,40 g Pha nước Tween 40 3,00 g Nước 100 ml Fluconazol 0,40 g Phương pháp bào chế

- Phương pháp đun chảy nhũ hóa sử dụng kỹ thuật siêu âm kết hợp khuấy từ.

+ Tần số 30.000 Hz, biên độ 100 µm. + Thời gian : 15 phút.

- Duy trì nhiệt độ 60 – 70oC trong giai đoạn nhũ hóa. - Làm lạnh nhanh kết hợp với khuấy từ về nhiệt độ phòng.

 Hệ NLC fluconazol mang các đặc tính sau:

- KTTP trung bình khoảng từ 100 đến 200 nm với PDI < 0,2.

- Tiểu phân nano có dạng hình cầu, dược chất phân tán dưới dạng vô định hình trong cốt lipid.

- Thử nghiệm in vitro: hệ tiểu phân nano lipid FLZ có khả năng kiểm soát giải phóng dược chất, mức độ kiểm soát tùy thuộc vào nồng độ lipid lỏng sử dụng trong công thức bào chế. Trong đó, NLC fluconazol sử dụng 2% lipid lỏng có khả năng giải phóng dược chất chậm nhất.

ĐỀ XUẤT

Do điều kiện hạn chế về thiết bị máy móc và thời gian thực hiện nên các kết quả của khóa luận chỉ là bước đầu chế tạo hệ tiểu phân nano lipid fluconazol bằng

phương pháp đun chảy nhũ hóa sử dụng kỹ thuật siêu âm. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số đề xuất sau:

- Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hình thành và ổn định của hệ tiểu phân nano fluconazol.

- Tiến hành theo dõi và đánh giá độ ổn định của hệ trong những điều kiện khác nhau: nhiệt độ phòng chống ẩm và không chống ẩm, tủ vi khí hậu, ngoài trời. - Tiếp tục nghiên cứu đưa NLC fluconazol vào các dạng bào chế để khai thác

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ y tế (2007), Dược lý học, tập 2, NXB Y học, Hà Nội, pp. 221-229. 2. Bộ y tế (2007), Hoá dược tập 2, NXB Y học, Hà Nội, pp. 188-198.

3. Bộ y tế (2002), Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, pp. 464- 467.

4. Ngô Thị Thu Trang (2012), Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano lipid rắn chứa Vitamin K1, ứng dụng vào dạng gel, Luận văn thạc sĩ, Đại học Dược Hà Nội.

Tiếng Anh

5. Beck Ruy, Guterres Silvia, Pohlmann Adriana (2011), Nanocosmetics and Nanomedicines: New Approaches for Skin Care, Springer, pp. 69-86, 101- 122.

6. Bhalekar Mangesh R, Pokharkar Varsha, Madgulkar Ashwini, et al. (2009), "Preparation and evaluation of miconazole nitrate-loaded solid lipid nanoparticles for topical delivery", AAPS PharmSciTech, 10(1), pp. 289-296. 7. British Pharmacopoeia (2009), British Pharmacopoeia, pp. 2534 - 2539. 8. Caira Mino R, Alkhamis Khouloud A, Obaidat Rana M (2004), "Preparation

and crystal characterization of a polymorph, a monohydrate, and an ethyl acetate solvate of the antifungal fluconazole", J. Pharm. Sci, 93(3), pp. 601- 611.

9. Corrêa Josilene Chaves Ruela, Chaves Josilene, Corrêa Ruela (2011), "Stability study of fluconazole applying validated bioassay and stability- indicating LC methods", J. Ana. Bioana. Tech..

10. Das Surajit, Ng Wai Kiong, Tan Reginald BH (2012), "Are nanostructured lipid carriers (NLCs) better than solid lipid nanoparticles (SLNs): Development, characterizations and comparative evaluations of clotrimazole- loaded SLNs and NLCs?", Eur. J. of Pharm. Sci., 47, pp. 139-151.

11. Gambhire Makarand Suresh, Bhalekar Mangesh Ramesh, Gambhire Vaishali Makarand (2011), "Statistical optimization of dithranol-loaded solid lipid nanoparticles using factorial design", Brazilian J. Pharma. Sci., 47(3), pp. 503-511.

12. Ghadiri Maryam, Vatanara Alireza, Doroud Delaram, et al. (2011), "Paromomycin loaded solid lipid nanoparticles: Characterization of production parameters", Biotechnology and bioprocess engineering, 16(3), pp. 617-623.

13. Gupta Madhu, Vyas Suresh P (2012), "Development, characterization and in vivo assessment of effective lipidic nanoparticles for dermal delivery of fluconazole against cutaneous candidiasis", Chemistry and Physics of Lipids, 165(4), pp. 454-461.

14. Helgason T, Awad TS, Kristbergsson K, et al. (2009), "Effect of surfactant surface coverage on formation of solid lipid nanoparticles (SLN)", Journal of colloid and interface science, 334(1), pp. 75-81.

15. Hu FQ, Yuan H, Zhang HH, et al. (2002), "Preparation of solid lipid nanoparticles with clobetasol propionate by a novel solvent diffusion method in aqueous system and physicochemical characterization", International Journal of Pharmaceutics, 239(1), pp. 121-128.

16. Hu Fu-Qiang, Jiang Sai-Ping, Du Yong-Zhong, et al. (2006), "Preparation and characteristics of monostearin nanostructured lipid carriers",

International Journal of Pharmaceutics, 314(1), pp. 83-89.

17. Hu Fu-Qiang, Jiang Sai-Ping, Du Yong-Zhong, et al. (2005), "Preparation and characterization of stearic acid nanostructured lipid carriers by solvent diffusion method in an aqueous system", Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, 45(3), pp. 167-173.

18. Jensen Louise B, Magnussson Emily, Gunnarsson Linda, et al. (2010), "Corticosteroid solubility and lipid polarity control release from solid lipid nanoparticles", International Journal of Pharmaceutics, 390(1), pp. 53-60.

19. Kim Jin-Ki, Park Jeong-Sook, Kim Chong-Kook (2010), "Development of a binary lipid nanoparticles formulation of itraconazole for parenteral administration and controlled release", International Journal of Pharmaceutics, 383(1), pp. 209-215.

20. Liu Chi-Hsien, Wu Chao-Ting, Fang Jia-You (2010), "Characterization and formulation optimization of solid lipid nanoparticles in vitamin K1 delivery",

Drug Development and Industrial Pharmacy, 36(7), pp. 751-761.

21. Mehnert Wolfgang, Mäder Karsten (2012), "Solid lipid nanoparticles production, characterization and applications", Advanced drug delivery reviews, 64, pp. 83-101.

22. Müller Rainer H, Mäder Karsten, Gohla Sven (2000), "Solid lipid nanoparticles (SLN) for controlled drug delivery–a review of the state of the art", European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 50(1), pp. 161-177.

23. Pardeike Jana, Hommoss Aiman, Müller Rainer H (2009), "Lipid nanoparticles (SLN, NLC) in cosmetic and pharmaceutical dermal products",

International Journal of Pharmaceutics, 366(1), pp. 170-184.

24. Parhi Rabinarayan, Suresh Padilama (2012), "Preparation and Characterization of Solid Lipid Nanoparticles-A Review", Current Drug Discovery Technologies, 9, pp. 2-16.

25. Sanna Vanna, Caria Giuseppe, Mariani Alberto (2010), "Effect of lipid nanoparticles containing fatty alcohols having different chain length on the

ex vivo skin permeability of Econazole nitrate", Powder Technology, 201(1), pp. 32-36.

26. Shah Kumar A, Date Abhijit A, Joshi Medha D, et al. (2007), "Solid lipid nanoparticles (SLN) of tretinoin: potential in topical delivery", International Journal of Pharmaceutics, 345(1), pp. 163-171.

27. Sinha Vivek Ranjan, Srivastava Saurabh, Goel Honey, et al. (2011), "Solid Lipid Nanoparticles (SLN’S)–Trends and Implications in Drug Targeting",

International Journal of Advances in Pharmaceutical Sciences, 1(3), pp. 212-238.

28. The United States Pharmacopeial (2009), USP 32.

29. Triplett Michael David (2004), Enabling solid lipid nanoparticle drug delivery technology by investigating improved production techniques, Ohio State University.

30. Wang Ruihua, Li Longnian, Wang Bing, et al. (2012), "FK506-loaded solid lipid nanoparticles: Preparation, characterization and in vitro transdermal drug delivery", African J Pharma Pharmacol, 6(12), pp. 904-13.

31. Wissing SA, Kayser O, Müller RH (2004), "Solid lipid nanoparticles for parenteral drug delivery", Advanced drug delivery reviews, 56(9), pp. 1257- 1272.

PHỤ LỤC

Phụ lục 3.1: Kết quả đo KTTP, PDI của các mẫu khảo sát thời gian siêu âm

Thời gian (phút) KTTP (nm) PDI Thời gian (phút) KTTP (nm) PDI 1 302,60 0,577 15 183,55 0,2195 3 225,60 0,436 20 171,30 0,200 5 197,10 0,278 25 180,45 0,201 10 174,00 0,299 30 178,00 0,201

Phụ lục 3.2: Ảnh hưởng của quá trình làm lạnh tới KTTP của hệ NLC fluconazol

CDH Tween 40 Natri lauryl sulfat

Mẫu Mới bào chế Làm lạnh nhanh Làm lạnh chậm Mới bào chế Làm lạnh nhanh Làm lạnh chậm T0 T1 T2 N0 N1 N2 KTTP (nm) 92,18 122,9 284,9 187,3 190,1 208,9 PDI 0,266 0,29 0,501 0,212 0,546 0,269

Phụ lục 3.3: Ảnh hưởng của tá dược lipid rắn tới KTTP và thế Zeta của hệ NLC fluconazol

Loại lipid lỏng Labrafac Triglycerid Parafin lỏng Acid oleic

KTTP (nm) 98,81 83,93 90,46 147,60

PDI 0,213 0,145 0,154 0,219

Phụ lục 3.4: Ảnh hưởng của loại chất diện hoạt tới KTTP và thế Zeta của hệ NLC fluconazol CDH KTTP (nm) PDI Thế Zeta (mV) Tween 40 153,80 0,208 -24,07 Tween 20 218,80 0,387 -30,60 Tween 80 244,00 0,729 -60,55 Tween 80 : Span 80 = 1 : 1 165,55 0,315 -26,15 Cremophor RH40 196,75 0,353 -19,30 Poloxame 188 727,00 0,975 -21,90 Benzalkonium clorid 409,00 0,657 + 46,90 NaDC 338,30 0,729 -60,55 NaLS 232,25 0,212 -48,10 Tween 20 : Tween 80 = 1:1 409,80 0,744 -29,10 Tween 20: Span = 14:1 224,00 0,565 -28,65 Poloxame 188 : Span 80 = 1:1 133,50 0,228 -30,80

Natri lauryl sulfat : Span 80 = 1:2 203,95 0,197 -56,00

Phụ lục 3.5: Ảnh hưởng của lipid lỏng tới KTTP và thế Zeta của hệ NLC fluconazol

Loại lipid lỏng Labrafac Triglycerid Parafin lỏng Acid oleic

KTTP (nm) 98,81 83,93 90,46 147,60

PDI 0,213 0,145 0,154 0,219

Phụ lục 3.6: Ảnh hưởng của hỗn hợp lipid sử dụng Nồng độ lipid 1 ngày 1 tháng KTTP (nm) PDI KTTP (nm) PDI 1% 98.08 0.161 104.1 0.204 2% 141.70 0.200 151.9 0.145 5% 174.40 0.169 454.5 0.707 7% 195.6 0.274 277.4 0.373 10% 215.2 0.287 434.7 0.57 Nồng độ lipid 1% 2% 5% 7% 10%

Độ nhớt sau khi bào chế (cps) 4,8 7,5 15,76 5200 50000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hệ nano lipid rắn chứa fluconazol (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)