Đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long (Trang 34)

2.6.1Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính  Đòn bẩy tài chính

Bảng 2.13: Một số chỉ số tài chính của công ty năm 2013

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Do công ty là công ty TNHH 1 thành viên, không phải là công ty cổ phần do vậy sẽ không có ảnh hưởng của yếu tố EPS lên đòn bẩy tài chính. Chính vì vậy, công thức tính đòn bẩy tài chính sẽ được xác định như sau:

DFL=

Trong đó:

EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay I: lãi tiền vay

Dựa vào số liệu trên ta có: DFL =

= 1,4

 Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính:

Đòn bẩy tài chính là công cụ khuếch đại lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Điều này được

Chỉ tiêu Năm 2013

I.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay(EBIT) 15.476,84

Trần Thị Tâm – TCNH3 – K6 35 Báo cáo thực tập cơ sở ngành thể hiện rõ nét thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE. ROE= Tỷ suất sinh lời tài sản / (1- Hệ số nợ). Từ công thức này có thể thấy, khi thu nhập từ lợi nhuận của một đồng tài sản (nguồn vốn) không đổi, hệ số nợ càng cao, thì thu nhập từ lợi nhuận ròng của một đồng vốn chủ sở hữu càng lớn. Mặt khác, đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với ROE, tức là độ bẩy tài chính càng lớn thì ROE cũng càng lớn. Vì vậy, đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) được dùng như một công cụ để khuếch đại thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu.

 Đánh giá:

Độ lớn của đòn bẩy tài chính của công ty là 1,4. Cho thấy độ khuếch đại thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu của công ty là tương đối lớn. Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, mức sử dụng vốn vay trong đầu tư còn ở mức khá cao. Công ty đã mạnh dạn trong việc sử dụng vốn vay, đặc biệt trong lúc chính phủ đang liên tục có những động thái hạ lãi suất tiền vay đề kích thích sản xuất như hiện nay.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)