PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Thuyết minh dự án công trình khu du lịch nghỉ dưỡng DEVELYN BEACH (Trang 109)

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo Ngân hàng phát triển Việt Nam tại TP Đà Lạt được xây dựng tại số 7 Lữ Gia, phường 9, Thành phố Đà Lạt, bên cạnh những tác động tích cực mà dự án mang lại thì cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường, từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn vận hành. Do đó, trước khi đi vào phân tích các tác động đến môi trường của dự án, các nguồn ô nhiễm theo từng giai đoạn hoạt động của dự án sẽ được đề cập dưới đây.

1. Các nguồn phát sinh chất thải a. Giai đoạn xây dựng

Trong giai đoạn xây dựng các nguồn phát sinh chất thải từ dự án bao gồm:

- Bụi từ các hoạt động xây dựng, thi công các hạng mục công trình; - Bụi phát sinh từ việc lưu trữ đất đào và vật liệu xây dựng công trường; - Khí thải (SO2, NO2, CO2,CO2,…) từ các xe vận chuyển và thiết bị thi công;

- Tiếng ồn và rung do hoạt động của các thiết bị thi công vận chuyển như: xe lu, trộn bê tông, xe ủi…..

Nước thải

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; - Nước thải từ quá trình rửa xe vận chuyển đất;

- Nước đọng từ quá trình thi công và nước mưa chảy tràn trên mặt đất trong phạm vi công trường.

Chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn xây dựng bao gồm có đất đá, nguyên vật liệu xây dựng phế thải, gạch, xi măng rơi vãi, sắt thép vụn, chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng…

Các nguồn khác

- Lưu lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng vào dự án tăng lên làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông;

- Hoạt động đào đắp và xây dựng hệ thống xử lý làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực.

b. Giai đoạn vận hành:

Các nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn vận hành của dự án bao gồm:

Khí thải & tiếng ồn

- Khí thải và mùi hôi từ hố thu – song chắn rác (CO, CH4, NH3,H2S); - Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của máy bơm ….;

Nước thải

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại Trung tâm đào tạo Ngân hàng phát triển Việt Nam tại TP Đà Lạt.

2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực a. Trong giai đoạn xây dựng

* Biện pháp quản lý:

Các biện pháp sau đây sẽ được áp dụng để hạn chế các tác động do hoạt động xây dựng gây ra đối với môi trường xung quanh:

- Hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn bằng cách điều phối các hoạt động xây dựng để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn;

- Hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông do tập trung vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng bằng cách điều phối hoạt động vận chuyển một cách hợp lý, hạn chế vận chuyển vào các giờ cao điểm;

- Để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp thi công, chủ công trình xây dựng sẽ cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân và bắt buộc công nhân thực hiện nghiêm túc nội quy công trường để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra;

* Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí:

Việc vận chuyển vật liệu sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường không khí bởi các tác nhân ô nhiễm như khói bụi, tiếng ồn,….Để hạn chế các tác động trên, sẽ thực hiện các biện pháp như:

- Các xe vận chuyển vật liệu phải được phủ kín khi hoạt động. Lái xe phải tuân thủ theo luật giao thông nhằm tránh ùn tắc, an toàn khi di chuyển;

- Công trình đang thi công sẽ được che phủ bằng các vật liệu chuyên dụng để hạn chế bán kính phát tán của bụi;

- Không sử dụng các phương tiện vận tải quá cũ;

- Các tuyến đường vận chuyển được tưới nước thường xuyên để giảm bụi.

* Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước:

Đối với nước mặt

Hệ thống nước thải từ các hoạt động xây dựng được đưa về hệ thống xử lý nước thải của thành phố. Để giảm thiểu tác động đối với môi trường nước, các biện pháp sẽ được thực hiện bao gồm:

- Hạn chế rơi vãi dầu mỡ, xăng nhớt từ các phương tiện vận chuyển sử dụng;

- Thu dọn vật liệu xây dựng rơi vãi sau mỗi ngày làm việc tránh hiện tượng nước cuốn trôi vật liệu vào nguồn tiếp nhận làm thu hẹp và thay đổi dòng chảy.

Đối với nước ngầm

Khi tiến hành xây dựng, mặc dù phải đảm bảo mật độ cây xanh theo qui định nhưng việc phủ các lớp vật liệu không thấm nước như bê tông, nhựa đường cũng sẽ làm giảm khả năng hồi phục của các mạch nước ngầm. Do đó, việc thiết kế thi công các công trình hạ tầng cần chú ý các vấn đề như:

- Tăng khả năng thấm nước mưa của đất nhiều đến mức có thể (bằng việc không phủ hoàn toàn các lối đi bộ, bãi đỗ xe, … mà nên làm rãnh cỏ xen kẽ; làm các mương thoát nước mưa có phủ cỏ vừa chống xói mòn vừa tạo cảnh quan cho khu vực);

Hạn chế các loại nước thải ngấm vào đất, bảo vệ khu vực đào móng khi chưa thi công xong.

Đối với nước thải

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể nhất trong giai đoạn xây dựng là nước thải sinh hoạt của công nhân, ước tính khoảng 4 m3/ng.đ. Trong giai đoạn này, nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom theo các rãnh thoát nước tạm thời trong khu lán trại và xử lý bằng các bể tự hoại di động đơn giản.

* Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất

Khi tiến hành các hoạt động xây dựng, môi trường đất sẽ bị tác động. Để giảm thiểu các tác động đối với môi trường đất, một số biện pháp sau sẽ được áp dụng:

- Giảm thiểu việc đào đắp làm xáo trộn các tầng thổ nhưỡng;

- Không để các chất ô nhiễm như dầu mỡ, xăng nhớt chảy tràn hoặc thấm vào đất;

- Hạn chế khối lượng đất đá cần phải đào đắp. Tận dụng tối đa đất đá trong khu vực xây dựng để san lấp mặt bằng;

- Về việc xử lý nền móng phải được thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

* Các biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân

- Khu lán trại của công nhân phải có các nhà vệ sinh và nơi chứa rác phù hợp;

- Khai thông cống rãnh, các vũng nước tù đọng, diệt trừ bọ gậy và muỗi để phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết;

- Hạn chế tệ nạn trong tập thể công nhân làm việc tại công trường bằng cách trang bị các phương tiện như truyền hình, radio để trong giờ nghỉ công nhân có thể giải trí;

- Chủ đầu tư cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để dễ dàng kiểm soát tình hình an ninh khu vực trong khu dự án.

Trong quá trình thi công, xây dựng cũng như lắp đặt thiết bị vận hành, kiểm tra và chạy thử tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động. Cụ thể là:

- Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật;

- Công nhân trực tiếp thi công xây dựng vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra vận hành đúng kỹ thuật;

- Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và an toàn;

- Các biện pháp bảo vệ an toàn lao động cho công nhân là không thể thiếu. Do vậy, công nhân phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như: quần áo, bảo hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng,….

- Các dụng cụ và thiết bị cũng như địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố được chỉ thị rõ ràng trong nội quy công trường;

- Vòi nước xả rửa khi có sự cố, tủ thuốc, bình cung cấp oxy;

- Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: bệnh viện, cứu hỏa,….

b. Trong giai đoạn hoạt động

* Giảm thiểu các tác động tiêu cực do nước thải

Nước thải sinh hoạt

- Nước thải từ nhà cầu, âu tiểu sẽ được lắng sơ bộ các chất thái hữu cơ tại bể tự hoại trước khi chảy về hố thu của hệ thống xử lý nước thải;

- Nước thải phát sinh từ hoạt động rửa tay chân,…. theo hệ thống thoát nước cục bộ cháy về hố thu của hệ thống xử lý nước thải.

* Giảm thiểu các tác động tiêu cực do chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được chứa trong các thùng nhựa có nắp đậy kín. Hàng ngày, chất thải sẽ được công nhân vệ sinh thu gom và chuyển đến bãi tập kết chất thải rắn và được thu gom bởi công ty chức năng.

* Giảm thiểu các tác hại đến sức khỏe của cán bộ công nhân viên:

Để giảm thiểu các tác hại đến sức khỏe của cán bộ công nhân viên có thể áp dụng các biện pháp như: khám sức khỏe định kỳ; trang bị đầy đủ khẩu trang,

thiết bị bảo hộ lao động,… Đây là những số liệu nền, là cơ sở để theo dõi đánh giá tác động xấu do hoạt động của dự án đến người lao động.

CHƯƠNG 5: DANH MỤC CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN CHỦ YẾU ĐƯỢC ÁP DỤNG

1. Tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc, quy hoạch

TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế TCXDVN 264:2002 Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng

TCVN 4391:2009 Khách sạn. Xếp hạng

TCVN 5065:1990 Khách sạn. Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 9506:2012 Cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan. Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 3981:1985 Trường đại học. Yêu cầu thiết kế TCVN 9210:2012 Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4601:2012 Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế TCXDVN 175:2005 Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

TCXDVN 277:2002 Cách âm cho các kết cấu phân cách bên trong nhà dân dụng

TCVN 4449:1987 Quy hoạch xây dựng đô thị. Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 9257 : 2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, II, III;

TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động, tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 9386 - 2012: Thiết kế công trình chịu động đất;

TCVN 4612-1998: Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5572 – 1991: Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép. Bản vẽ thi công;

ISO 2553 – 1992: Mối hàn – Ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ; TCVN 1651 – 2008: Thép cốt bêtông cán nóng;

TCVN 5709 – 1993: Thép cacbon cán nóng dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 3223 – 2000: Que hàn điện dùng cho thép cacbon và hợp kim thấp; TCVN 1916 – 1995: Bulông, vít cấy và đai ốc. Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 5573 – 1991: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXDVN 356 – 2005: Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5574 – 2012: Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXDVN 338 – 2005: Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 45 – 1978: Kết cấu xây dựng và nền, nguyên tắc cơ bản để tính toán; TCVN 208 – 1998: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXDVN 195 – 1997: Tính toán cọc khoan nhồi tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 198 – 1997: Nhà cao tầng: Hướng dẫn thiết kế bê tông cốt thép toàn khối;

TCXDVN 269 – 2002: Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục;

Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học xây dựng công trình trong vùng có động đất ở Việt Nam do Bộ Xây Dựng và Hội kết cấu và Công nghệ xây dựng tổ chức ngày 24/4/2001

Bản đồ phân vùng động đất Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1991. International Building Code 2006;

Minimum Design Load for Buildings and other Structures, American Society of Civil Engineers ASCE 07/SEI 7 -05 2006 edition;

ACI 318 – 02 edition;

AISC: Manual of Steel Construction – Allowable stress design; AS 1562: Design and Installation of sheet roof and wall cladding;

3. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện:

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo bên trong và bên ngoài công trình xây dựng dân dụng 20TCN95-83; 20TCN16-86.

Các tiêu chuẩn và quy phạm trang thiết bị điện với mã hiệu TCVN 37715-82; 11TCN-19-84.

Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756-89. *Các tiêu chuẩn nước ngoài tham khảo:

ANSI (Viện Tiêu Chuẩn Quốc Gia của MỸ)

UL (Phòng Thí Nghiệm của Nhân Viên Bảo Hiểm) BOCA (Công nhân xây dựng và Quản trị Luật and Code Administrations Int.)

IBS (Bộ luật Xây dựng Quốc tế)

OSHA (An toàn Nghề nghiệp và Quản lý Sức khỏe) NFPA 70 (Bộ luật về Điện Quốc gia)

NFPA 72 (Bộ luật Báo động Cháy Quốc gia) NFPA 78 (Bộ luật Bảo vệ Ánh sáng)

NFPA 101 (Bộ luật An toàn Sinh mạng ) NFPA 110 (Hệ thống Dự phòng và Khẩn cấp)

4. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo, chống sét, điều hòa thông gió

TCNXD 333 - 2005: chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo bên trong và bên ngoài công trình xây dựng dân dụng 20TCN95-83; 20TCN16-86.

20TCN46-83 : Tiêu chuẩn chống sét cho các công trình xây dựng . Tiêu chuẩn ASHRAE, TCVN 5687 : 1992 và TCVN 6160 : 1996

5. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện nhẹ

ISO 11801 Ed.2: Công nghệ thông tin – Hệ thống cáp chung dành cho tòa nhà cao ốc thương mại.

TIA/EIA 568B: Tiêu chuẩn về Kết nối cáp viễn thông cho Tòa nhà thương mại, thường áp dụng tại Châu Mỹ & Châu Á.

TIA/EIA 568-B.1 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn cho hệ thống cáp mạng thông tin trong tòa nhà thương mại.

TIA/EIA 568-B.2 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn đo, kiểm tra về chất lượng đường truyền cho hệ thống cáp đồng cân bằng.

TIA/EIA 568-B.3 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn đo, kiểm tra về chất lượng đường truyền cho hệ thống cáp quang.

TIA/EIA 568-B.2-1 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn cho cáp đồng xoắn đôi Cat6.

TIA/EIA 569 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về Không gian & Đường đi cáp cho Tòa nhà thương mại.

TIA/EIA 606 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn Quản trị Cơ sở hạ tầng viễn thông trong Tòa nhà thương mại.

TIA/EIA 526-14A Method B (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về kiểm tra thẩm định đường cáp quang đa mốt cho hệ thống cáp ngang tầng.

TIA/EIA 526-7 Method A1 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về kiểm tra thẩm định đường cáp quang đơn mốt cho hệ thống cáp đường trục.

ISO/IEC 14763-2 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về việc lên kế hoạch và thi công hệ thống cáp.

ISO/IEC 14763-1 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về quản lý hệ thống cáp mạng.

ISO/IEC 14763-3 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về đo kiểm hệ thống cáp quang.

ISO/IEC 61935 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn và phương án đo kiểm hệ thống cáp đồng.

6. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp thoát nước:

Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 4513 -1988 Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 4474 –1987

Hệ thống cấp thoát nước bên trong - Quy phạm thi công nghiệm thu TCVN 4519- 1988

Môi trường nước thải: TCVN 5945 - 1995

Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế, 20 TCN−33−85.

TCXDVN 323 – 2004 : Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 5576 - 1991: Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lí kĩ thuật. Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài TCXDVN 51 - 2008.

Văn bản hướng dẫn 317/CNMT ngày 27/2/1993 của Bộ Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Thuyết minh dự án công trình khu du lịch nghỉ dưỡng DEVELYN BEACH (Trang 109)