PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ:

Một phần của tài liệu Thuyết minh dự án công trình khu du lịch nghỉ dưỡng DEVELYN BEACH (Trang 56)

A. THÔNG TIN CHUNG

Trung tâm đào tạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Thành phố Đà Lạt gồm có những hệ thống như sau:

- Hệ thống thông tin liên lạc cho tòa nhà.

- Tủ phân phối hệ thống thông tin liên lạc cho tòa nhà, tủ phân phối tầng bao gồm cả bảng đấu dây, cáp, bảo vệ chống quá áp và phụ kiện.

- Hệ thống Camera giám sát kỹ thuật số.

- Hệ thống âm thanh thông báo công cộng và âm thanh hội trường. - Hệ thống truyền hình cáp.

B. HỆ THỐNG MẠNG CÁP THOẠI VÀ DỮ LIỆU 1. Tổng quan hệ thống

Hệ thống cáp cấu trúc là một giải pháp toàn diện được xây dựng từ các thành phần cần thiết của hạ tầng thông tin (thanh đấu nối, dàn đấu dây, dây nhảy, cáp, mặt âm tường, ổ cắm thông tin…) nhằm mục đích truyền dẫn đa dịch vụ.

Hệ thống cáp cấu trúc là hệ thống mở tuân theo tiêu chuẩn quốc tế. Sự phân bố vị trí cũng như phương tin truyền dẫn được chuẩn hóa. Các quy trình của hệ

thống cáp cấu trúc từ giải pháp thiết kế tới các phương án thi công đều được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế cụ thể, chi tiết dành riêng cho những đặc thù của hệ thống cáp cấu trúc.

Hệ thống cáp được thiết kế không những phải đáp ứng yêu cầu sử dụng truyền dẫn thoại và dữ liệu (LAN) mà còn sẵn sàng cho việc tích hợp và ứng dụng các dịch vụ quản lý tòa nhà thông minh BMS trong tương lai (Hoạt động dựa trên nền tảng IP) có thể có như:

- Âm thanh, thoại - Voice & Sound - Dữ liệu - Data

- Hình ảnh - Video & Images

- Điều hòa nhiệt độ – HV Air Condition

- Nhận dạng, nhận thực – Identification & Authentication - Điện nước – Electricity & Water

- Hệ thống cảnh báo – Alarm systems - Chiếu sáng – Lighting

- Chuyển tài liệu, giấy tờ – Document delivering - Thang máy & vận chuyển

- Đỗ xe – Car parking

Ngoài ra, hệ thống mạng cáp cấu trúc thiết kế đáp ứng những yêu cầu cụ thể sau:

- Đáp ứng yêu cầu cần thiết, bắt buộc sử dụng giải pháp đối với toà nhà văn phòng cao cấp.

- Giải pháp phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế. - Độ sẵn sàng, độ tin cậy cao, đảm bảo phục vụ 24/24h.

- Không phụ thuộc thiết bị phần cứng khi người sử dụng có yêu cầu thay đổi, nâng cấp lên những thiết bị tiên tiến hơn.

- Có khả năng nâng cấp, mở rộng về quy mô dịch vụ, đảm bảo khai thác lâu dài.

- Có khả năng tương thích và tích hợp mềm dẻo với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng như truyền thông của tòa nhà.

- Có khả năng tích hợp và phát triển nhiều ứng dụng trong tương lai. - Quản lý, khai thác, bảo dưỡng, bảo trì đơn giản, chi phí thấp.

- Chi phí đầu tư ban đầu hợp lý và được bảo toàn trong tương lai.

Đặc thù của Trung tâm đào tạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Thành phố Đà Lạt được sử dụng với công năng chủ yếu là làm văn phòng làm việc có vị trí làm việc xác định. Với chức năng như vậy, việc bố trí ổ cắm thông tin sẽ được tính toán và thiết kế có thể đáp ứng được khi thay đổi vị trí làm việc. Do đó, trong thiết kế hệ thống thông tin cho tòa nhà hiện tại phải đảm bảo đáp ứng được cho nhu cầu sử dụng và tính chất linh hoạt của việc bố trí ổ cắm thông tin trong tương lai. Khối ngần hàng và khối khách sạn tách biệt với nhau để đảm bảo an toàn thông tin cho từng hệ thống riêng biệt (đặc biệt là hệ thống của khối ngân hàng).

Để phù hợp với công năng sử dụng của tòa nhà, thiết kế hệ thống cáp thông tin đề xuất ứng dụng Giải pháp điểm tập trung cáp (CP – Consolidation Point). Với giải pháp thiết kế này, những khu vực văn phòng làm việc sẽ được phân chia thành từng vùng (zone), mỗi zone có diện tích khoảng 60m2 vùng hỗ trợ từ 10-12 người sử dụng (5m2/người) và được quản lý bởi 01 điểm tập trung cáp (CP) theo nguyên lý:

- Cáp ngang tầng sẽ được kết nối từ phòng kỹ thuật trên từng tầng tới những hộp phân phối cáp (CP).

- Cáp từ CP đến ổ cắm người sử dụng được triển khai khi các đơn vị sử dụng văn phòng lắp đặt hoặc được tòa nhà lắp đặt theo yêu cầu và bố trí làm việc của đơn vị sử dụng phòng.

- Số lượng đầu cáp chờ tại mỗi hộp CP được tính toán đảm bảo đáp ứng và có dự phòng cho số người sử dụng trong tương lai.

Ưu điểm của giải pháp này như sau:

- Đáp ứng yêu cầu tòa nhà văn phòng làm việc cao cấp (Định hướng hạng A).

- Đáp ứng linh động khi các văn phòng thay đổi vị trí làm việc, chuyển công ty mà không phá vỡ cấu trúc hệ thống. Việc thay đổi chỉ cần đi cáp từ CP

đến từng vị trí làm việc, tiết kiệm chi phí, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung từng tầng và tòa nhà.

- Đảm bảo hiệu quả đầu tư.

3. Yêu cầu thiết kế hệ thống cáp cấu trúc a) Các thành phần chính của hệ thống

Các thành phần trong hệ thống cáp cấu trúc phải được xác định, phân chia tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 11801.

Hệ thống cáp cấu trúc tòa nhà bao gồm các thành phần sau đây:

Vị trí làm việc (Work Area): Là khu vực kết nối đến thiết bị đầu cuối người dùng (Máy tính hoặc điện thoại, máy fax). Khu vực này gồm các ổ cắm (outlet) và một đoạn cáp được gọi là cáp nhảy (Patch Cord). Đoạn cáp nối thiết bị với ổ cắm này dài tối đa 3m.

Hệ thống cáp ngang tầng (Horizontal Cabling): Là phần cáp nối từ outlet của Work Area đến bảng tập trung cáp trong phòng thiết bị truyền thông. Chiều dài của phần cáp nối này tối đa là 90m.

Phòng kỹ thuật tầng (Telecom Closet): Là điểm tập trung cáp, tất cả các đầu cáp được tập trung về đây và kết nối với các thiết bị tập trung, thanh đấu nối (Patch Panel)…, phần cáp nối từ điểm tập trung cáp vào thiết bị (được gọi là cáp nhảy) tại khu vực này dài tối đa 6m.

Hệ thống cáp đường trục (Backbone Cabling): Là phần cáp có vai trò làm trục chính liên kết giữa các phòng thiết bị, các toà nhà. Trục cáp này thường là cáp quang hoặc cáp đồng.

Khu vực đầu vào, Phòng kỹ thuật tổng (Entrance Facilities, Equipment Room): Là phòng điều khiển các thiết bị truyền thông và kết nối phần cứng của toàn bộ tòa nhà.

Căn cứ vào mục đích sử dụng và quy mô văn phòng, tòa nhà sẽ có những thành phần cáp tương ứng đối với hệ thống cáp thực tế.

b) Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế

Hệ thống cáp cấu trúc phải tuân thủ theo các phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn sau đây, ngoại trừ khi có các chỉ định khác:

ISO 11801 Ed.2: Công nghệ thông tin – Hệ thống cáp chung dành cho tòa nhà cao ốc thương mại.

TIA/EIA 568B: Tiêu chuẩn về Kết nối cáp viễn thông cho Tòa nhà thương mại, thường áp dụng tại Châu Mỹ & Châu Á.

mạng thông tin trong tòa nhà thương mại.

TIA/EIA 568-B.2 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn đo, kiểm tra về chất lượng đường truyền cho hệ thống cáp đồng cân bằng.

TIA/EIA 568-B.3 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn đo, kiểm tra về chất lượng đường truyền cho hệ thống cáp quang.

TIA/EIA 568-B.2-1 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn cho cáp đồng xoắn

đôi Cat6.

TIA/EIA 569 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về Không gian & Đường đi cáp cho tòa nhà thương mại.

TIA/EIA 606 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn Quản trị Cơ sở hạ tầng viễn thông trong tòa nhà thương mại.

TIA/EIA 526-14A Method B (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về kiểm

tra thẩm định đường cáp quang đa mốt cho hệ thống cáp ngang tầng.

TIA/EIA 526-7 Method A1 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về kiểm tra

thẩm định đường cáp quang đơn mốt cho hệ thống cáp đường trục.

ISO/IEC 14763-2 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về việc lên kế hoạch và thi công hệ thống cáp.

ISO/IEC 14763-1 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về quản lý hệ thống

cáp mạng.

ISO/IEC 14763-3 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn về đo kiểm hệ thống

cáp quang.

ISO/IEC 61935 (Hoặc tương đương): Tiêu chuẩn và phương án đo kiểm

hệ thống cáp đồng.

Ngoài ra, do tính chất quan trọng và yêu cầu khẩn cấp của việc xử lý các sự cố có thể xảy ra đối với hệ thống truyền dẫn thông tin trong tòa nhà thông minh, hệ thống cáp cấu trúc cần phải đảm bảo được các yêu cầu:

- Hệ thống quản lý phải hoặc có khả năng nâng cấp lên quản lý thông minh tại mức vật lý, quản lý từ xa thông qua giao thức TCP/IP, tự động cập nhật hồ sơ quản trị mạng theo tiêu chuẩn TIA/EIA 606, nhận biết các thay đổi trên hệ thống mạng và thông báo cho người quản trị (Đây là điều kiện có tính chất bắt buộc đối với tòa nhà cao cấp như Trung tâm đào tạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Thành phố Đà Lạt).

- Tất cả các sản phẩm sử dụng trong hệ thống cáp mạng phải thuộc chủng loại đã được kiểm tra và chứng nhận tuân theo các tiêu chuẩn TIA/EIA do ETL cấp.

c) Yêu cầu chung của hệ thống cáp cho tòa nhà

Với thời gian sử dụng lâu dài, hệ thống cáp bắt buộc phải được thiết kế có cấu trúc để có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng và thay đổi trong vòng 10-20 năm, đồng thời đảm bảo khả năng truyền dẫn và tính thẩm mỹ của toàn bộ hệ thống cáp trong thời gian dài.

Việc lựa chọn sản phẩm cho hệ thống cáp cấu trúc (chủng loại cáp, chủng loại thiết bị hỗ trợ…) cũng phải được tính toán dựa trên nhu cầu sử dụng của tòa nhà trong tương lai.

Ngoài ra, để đáp ứng được những tiêu chuẩn của một công trình thương mại tiên tiến, hiện đại, hệ thống cáp cấu trúc cho công trình cũng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

Tính mở:

Hệ thống được thiết kế trên nguyên tắc mở, nghĩa là nó có khả năng đáp ứng được ngay cả khi số lượng người sử dụng tăng lên trong tương lai. Việc nâng cấp phần cứng, phần mềm, thêm các dịch vụ, ứng dụng trong tương lai sẽ được thực hiện dễ dàng ở các điểm mấu chốt mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống hiện tại, cũng như các ứng dụng, dịch vụ đang khai thác. Các tính toán giải pháp thiết kế đều phải được tính toán cho nhu cầu sử dụng trong tương lai.

Công nghệ tiên tiến:

Hệ thống được thiết kế bên cạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến còn phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành thông tin liên lạc ở Việt Nam cũng như các nước trong cùng khu vực và trên thế giới.

Tính linh hoạt:

Hệ thống được xây dựng đáp ứng tốt yêu cầu linh hoạt, đảm bảo dễ dàng trong việc chuyển đổi chức năng, thêm bớt những bộ phận nhỏ thoả mãn nhu cầu đa dạng cho từng đối tượng cần phục vụ. Điều này có thể thực hiện bằng việc thiết kế hệ thống cáp và sử dụng hệ thống thiết bị hợp lý, đồng thời các hệ thống cáp chờ, cáp dự phòng cũng được coi là phần tất yếu của hạ tầng cơ bản.

Độ ổn định:

Để đảm bảo tính ổn định cho hệ thống trong quá trình hoạt động, khi thiết kế hệ thống truyền dẫn phải tính đến phương án dự phòng.

Độ tin cậy:

Cấu trúc hệ thống phải đảm bảo hiệu suất khai thác dịch vụ, ứng dụng tối đa, đồng thời hạn chế các điểm gây lỗi tiềm tàng.

Vận hành và quản trị hiệu quả:

Vấn đề vận hành và quản trị kém hiệu quả đã xảy ra với không ít hệ thống hạ tầng truyền thông và công nghệ thông tin của nhiều đơn vị. Một trong những nguyên nhân là từ bước khởi động, các yêu cầu về vận hành và quản trị không được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ và việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ vận hành, quản trị.

Hệ thống cần được thiết kế và xây dựng đảm bảo cho phép hỗ trợ ở mức tối đa và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người quản trị trong các tác vụ vận hành hệ thống thường nhật.

d) Yêu cầu về mô hình nguyên lý hệ thống Yêu cầu mô hình nguyên lý tổng thể:

Hệ thống cáp trong tòa nhà được thiết kế theo kiến trúc mạng phân tầng (Distribution Network), tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn ISO 11801 Ed.2 và TIA/EIA-568-B – Hệ thống cáp chung dành cho tòa nhà cao ốc thương mại.

Phòng kỹ thuật tổng quản lý tòa nhà (BD – Building Distribution) cung cấp chuyển mạch lớp lõi và lớp phân phối cho hệ thống dữ liệu, hệ thống ODF trung tâm và hệ thống thoại tập trung cho tất cả các tầng trong tòa nhà. Tại đây hệ thống cáp trục được đấu nối tập trung và phân phối đến các FD từng tầng.

Phòng kỹ thuật tại mỗi tầng (FD – Floor Distribution) cung cấp chuyển mạch lớp truy cập, hệ thống đấu nối trung gian (inter-connect) cho mạng thoại và dữ liệu. Đây cũng là nơi đấu nối kết cuối hệ thống cáp ngang. Phòng kỹ thuật tầng này được đề xuất lắp đặt gần trục thông tầng là tốt nhất.

Yêu cầu chủng loại cáp

Hệ thống cáp của Trung tâm đào tạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Thành phố Đà Lạt được thiết kế sử dụng cáp UTP Cat6 dành cho hệ thống và thiết bị đấu nối đồng bộ chuẩn Cat6 kèm theo. Với tốc độ 01 Gb/s và tần số đáp ứng lên tới 600 MHz, hệ thống cáp Cat6 hoàn toàn đáp ứng các ứng dụng của hệ thống mạng tương lai. Cáp Cat5e dành cho hệ thống điện thoại có thể chuyển đổi linh hoạt với hệ thống mạng.

Yêu cầu thiết kế hệ thống cáp cho Tòa nhà Tài chính dầu khí sử dụng phương thức đấu nối trung gian (Interconnect) tại các phòng kỹ thuật tầng. Hệ thống cáp ngang tầng từ những ổ cắm thông tin sẽ được kết nối đến các thiết bị quản lý tầng (Switch, IDF) thông qua hệ thống các thanh đấu nối theo mô hình đấu nối trung gian.

Yêu cầu mô hình nguyên lý hệ thống điện thoại

- Hai khối phân phối dây chính (MDF) và Tổng đài nội bộ được đặt trong hai phòng phân phối toà nhà, một tại tầng 4 và một tại tầng 8.Tổng đài được kết nối với MDF của toà nhà qua cáp điện thoại nhiều đôi dây Cat 3 trở lên.

- Khối MDF được kết nối với các IDF tại các tầng của toà nhà bằng cáp thoại nhiều đôi dây Cat3 trở lên.

- Các đường trung kế vào cho thoại có nguy cơ quá áp, quá dòng như đi từ bên ngoài vào toà nhà phải được đấu nối trên phiến đấu nối thoại hở mạch, được cắm bảo an bằng các thiết bị chuyên dụng là các cầu chì 5 tiếp điểm. Phiến đấu nối thoại hở mạch phải có màu phân biệt với phiến đấu nối thoại có ngắt.

- Hệ thống thoại từng khu vực của các tầng được tập trung vào phòng tập trung phân tầng TC đặt tại khu vực của tầng tương ứng.

- Tại phòng tập trung phân tầng TC, hệ thống IDF thoại được đấu trung gian (Interconnect) giữa các IDF sử dụng thanh đấu nối loại hở mạch 10 đôi và patchpanel 24 cổng chuẩn Cat5 .

- Cáp nhánh cho hệ thống mạng thoại là loại UTP Cat5e, phải thuộc chủng loại được kiểm định việc tuân thủ các tiêu chuẩn TIA/EIA cho truyền dẫn cat6 bới ETL và có đương kính lõi ≥ 24 AWG.

Yêu cầu mô hình nguyên lý mạng máy tính

- Hai phòng máy chủ (Equiment Room) đặt tại BD1 (Building Distribution) - tầng 4 và DB2 - tầng 8, là nơi tập trung và quản lý hai khối hệ thống mạng của tòa nhà.

- Toàn bộ hệ thống mạng các khu vực của các tầng được tập trung vào

Một phần của tài liệu Thuyết minh dự án công trình khu du lịch nghỉ dưỡng DEVELYN BEACH (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w