Lập dự toán thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 56)

Lập dự toán thu ngân sách nhà nƣớc là công việc trƣớc tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lƣợng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá trình quản lý thu ngân sách. Nhận thức đƣợc điều này, trong những năm vừa qua, công tác xây dựng dự toán ngân sách, trong đó có dự toán thu ngân sách, quản lý theo dự toán đã đƣợc phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Ninh phối hợp cùng với các Phòng, Ban, Ngành, các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn quan tâm coi trọng, thực hiện đúng theo quy định của luật NSNN. Công tác lập dự toán thu ngân sách đã góp phần giúp các đơn vị thụ hƣởng ngân sách chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ thu của mình.

Hàng năm, căn cứ vào hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán thu NSNN địa phƣơng; Chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Bình về xây dựng dự toán NSNN, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Ninh tham mƣu UBND huyện phƣơng án tài chính - ngân sách trình HĐND huyện giao cho các xã, thị trấn; phƣơng án phân bổ ngân sách theo từng lĩnh vực, chƣơng trình kinh tế - xã hội của huyện.

Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm hƣớng dẫn các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán và các đơn vị thụ hƣởng ngân sách nhà nƣớc lập dự toán thu NSNN hằng năm theo quy định của Luật NSNN.

Trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 - 2015, việc xây dựng dự toán thu ngân sách huyện Quảng Ninh cơ bản phải đảm bảo thực hiện đúng theo các yêu cầu có tính nguyên tắc là:

- Dự báo đƣợc thu ngân sách hàng năm.

- Quá trình lập dự toán có xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế, có yêu cầu xem xét các triển vọng trung hạn cho các quyết định.

46

Những năm qua công tác lập dự toán thu NSNN đã đi vào nề nếp và có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý. Các đơn vị thu ngân sách đã lập dự toán thu của đơn vị đúng thời hạn, dự toán không chỉ dừng lại ở những mục lớn mà đã phân loại cụ thể, dự toán đƣợc lập cơ bản đã sát hơn với tình hình thực tế trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu chi.

Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị dự toán đều đã thực hiện tốt, một số đơn vị lập dự toán còn chƣa đúng thời hạn, chƣa đạt yêu cầu, gây ảnh hƣởng đến công tác lập dự toán chung của toàn huyện

Quy trình lập dự toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm:

Bước 1: Ban hành hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách

Hàng năm, để lập và phân bổ dự toán ngân sách cho năm sau, căn cứ vào Thông tƣ hƣớng dẫn xây dựng dự toán và Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của địa phƣơng. Phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vụ:

- Xây dựng hƣớng dẫn lập dự toán thu, chi ngân sách địa phƣơng, thông báo số kiểm tra cho các Phòng, Ban liên quan và UBND các xã, thị trấn.

- Lấy ý kiến tham gia của các Ban, Ngành liên quan đối với dự thảo văn bản hƣớng dẫn và số kiểm tra.

- Hoàn thiện văn bản tham mƣu Chủ tịch UBND huyện xem xét, ký ban hành trƣớc ngày 15/7 hàng năm

Bước 2: Lập dự toán và tổng hợp dự toán ngân sách địa phương

- Các đơn vị lập dự toán ngân sách gửi về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện (chậm nhất là ngày 30/7 hàng năm)

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp dự toán ngân sách địa phƣơng theo mẫu biểu của Bộ Tài chính

47

báo cáo Chủ tịch UBND huyện, Thƣờng trực HĐND dự toán ngân sách địa phƣơng (trƣớc ngày 10/8 hàng năm)

Bước 3: Thảo luận dự toán với Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh

Theo thời gian thông báo của Sở Tài chính thì UBND huyện thảo luận dự toán ngân sách với Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh vào năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách (những năm tiếp theo nếu muốn thảo luận thì phải đăng ký trƣớc với Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh).

Bước 4: Phân bổ dự toán NSĐP (hoàn thành trước ngày 25/10)

Căn cứ dự toán các Phòng, Ban, các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn; kết quả thảo luận dự toán với Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh; căn cứ chế độ chi tiêu hiện hành, định mức chi do UBND tỉnh quyết định, phòng Tài chính - Kế hoạch Huyện phối hợp với Chi cục Thuế tổ chức thảo luận dự toán thu, chi ngân sách với các Phòng, Ban, các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn.

Bước 5: Tổng hợp dự toán NSĐP (hoàn thành trước ngày 31/11)

- Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Chi cục Thuế tổng hợp kết quả thảo luận dự toán, cân đối ngân sách huyện, xã báo cáo Chủ tịch UBND huyện.

- UBND huyện báo cáo toàn bộ dự toán thu, chi ngân sách năm, thuyết minh căn cứ lập và phân bổ dự toán cho Ban kinh tế xã hội và thƣờng trực HĐND huyện (giám sát)

Bước 6: Xem xét, báo cáo UBND huyện để trình thường trực HĐND huyện (trước ngày 12/12)

Bước 7: Điều chỉnh phương án phân bổ NSĐP (trước ngày 25/11)

UBND huyện xem xét và trình lên HĐND huyện tại kỳ họp HĐND cuối năm để thông qua dự toán ngân sách cho năm sau.

Bước 8: Công khai dự toán (chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành Nghị quyết về dự toán ngân sách)

48

Bảng 3.2. Tình hình lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2009 – 2013.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 BQ 2009 - 2013

I. Thu ngân sách trên địa bàn

Dự toán Tr.đ 24.100 23.000 31.500 37.500 56.610 34.524

1. Thu trong cân đối

Dự toán Tr.đ 19.350 18.580 27.375 32.022 48.610 29.187

2. Các khoản thu để lại chi qua quản lý NSNN

Dự toán Tr.đ 4.750 4.420 4.125 5.478 8.000 5.354

Nguồn: Phòng TC - KH huỵên Quảng Ninh

Tình hình lập dự toán thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Quảng Ninh qua hàng năm cho thấy chủ yếu năm sau cao hơn so với năm trƣớc. Số dự toán bình quân trong 5 năm là 34.524 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)