3.3.1.1. Những kết quả chủ yếu
Tốc độ tăng thu cao hơn rất nhiều so với tốc độ trƣợt giá, chứng tỏ rằng năng lực tổ chức quản lý thu trên địa bàn ngày càng cao, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2013 đạt 41,85%. Trong đó: Bình quân giai đoạn 2009 - 2013 thu từ thuế, phí và lệ phí đạt 12.514 triệu đồng, chiếm 21,45% số thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn và chiếm 18,05% trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn; thu tiền cấp quyền sử dụng đất bình quân giai đoạn 2009 - 2013 đạt 19.798 triệu đồng, chiếm 33,94% số thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn và chiếm 28,55% trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn; thu khác ngân sách bình quân giai đoạn 2009 - 2013 đạt 5.491 triệu đồng, chiếm 9,41% số thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn và chiếm 7,9% trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn; các khoản thu để lại chi qua quản lý ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 2009 - 2013 đạt 11.001 triệu đồng, chiếm 15,86% trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn.
Bảng 3.14. Đánh giá biến động nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2009 – 2013
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Bình quân 1. Thực hiện (Triệu đồng) 31.885 35.321 52.908 50.475 106.729 69.329
2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 110,78 149,79 95,40 211,45
3. Tốc độ phát triển định gốc (%) 100,00 110,78 165,93 158,30 334,73
4. Tốc độ phát triển bình quân giai
đoạn 2010 – 2013 (%) 141,85
66
Xét theo nguồn thu, hàng năm có từ 11 – 12/13 khoản thu, sắc thuế đã hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức dự toán Nhà nƣớc giao và tăng trƣởng cao so với cùng kỳ năm trƣớc. Đặc biệt, thu từ cơ sở kinh doanh, đƣợc coi là nguồn thu ổn định, lâu dài cho NSNN đã đạt trên 6.576 triệu đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 21,89%.
Đạt đƣợc kết quả này có nhiều nguyên nhân, nhƣng tựu trung lại có thể rút ra một số nguyên nhân chính sau:
- Về khách quan, trong giai đoạn này thu ngân sách có tăng một phần nhờ yếu tố trƣợt giá nên thu chênh lệch tăng. Bên cạnh đó, một số công trình, dự án mới đầu tƣ đã đi vào sản xuất và hoạt động tốt nên có số thuế phát sinh cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN địa phƣơng, hộ kinh doanh cá thể có bƣớc tăng trƣởng khá, góp phần tăng thu ngân sách.
- Về chủ quan Huyện, luôn có sự chỉ đạo tích cực, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc kịp thời khi có nguồn thu nào đạt thấp. Đồng thời, huyện đã đề ra các giải pháp đồng bộ phát triển kinh tế -xã hội, nhất là có chính sách thu hút đầu tƣ, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và thực hiện các chƣơng trình kinh tế - xã hội trọng điểm đã tạo điều kiện thuận lợi cho huy động nguồn lực vào ngân sách Nhà nƣớc.
+ Sự cố gắng nhiều mặt của ngành Tài chính trong việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, có giải pháp đƣợc thực hiện trƣớc mắt, có giải pháp mang tầm chiến lƣợc lâu dài nhƣ triển khai Chƣơng trình cải cách hiện đại ngành Thuế. Những nỗ lực cải cách của ngành thuế theo hƣớng thuận lợi, nhanh chóng, thân thiện hơn với doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, đã đƣợc cụ thể hoá về nhiều lĩnh vực.
Đối với những chỉ tiêu thu khó lại chiếm tỷ trọng lớn nhƣ thu cấp quyền sử dụng đất (chiếm 33,9% trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn), UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo ngay từ đầu năm cho Phòng Tài
67
chính - Kế hoạch, Chi cục thuế huyện, tích cực phối hợp với các ngành ở địa phƣơng tham mƣu cho cấp uỷ chính quyền địa phƣơng cùng cấp tăng cƣờng rà soát, quy hoạch các khu dân cƣ, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Qua đó, số thu tiền sử dụng đất hàng năm đều đạt và vƣợt kế hoạch giao.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc chú trọng. Chi Cục thuế liên tục chỉ đạo sát sao từ khâu đánh giá mức độ rủi ro, lựa chọn đối tƣợng đến khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.
3.3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thu NSNN trong cân đối trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại cần sớm đƣợc khắc phục, đó là: Nguồn thu chƣa bảo đảm bền vững mà còn đáng lo ngại cả trƣớc mắt và lâu dài, vì nếu trừ nguồn thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất thì nguồn thu nội địa từ bản thân nền kinh tế nội địa so với tổng thu ngân sách trên địa bàn là quá thấp.
Nếu so với thời kỳ 2001 - 2004 thì tốc độ tăng thu ngân sách có dấu hiệu chậm lại, tốc độ tăng thu bình quân thời kỳ 2001 – 2004 đạt 31% thì thời kỳ 2005 – 2008 chỉ đạt 24%.
Tỷ lệ huy động ngân sách bình quân tính theo GDP giai đoạn 2005 – 2008 chỉ đạt 5,12% là quá thấp so với mức trung bình của tỉnh (10,16%) và có xu hƣớng giảm, năm 2007 chiếm 4,4%, năm 2008 giảm xuống còn 4,1%, trong khi mức thu nhập bình quân tính theo GDP lại tăng (29%) là không hợp lý.
Có nhiều nguyên nhân nhƣng tập trung do 2 nhóm nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, về chính sách:
- Hệ thống chính sách thu chƣa bao quát hết đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế. Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách thuế chƣa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh của từng sắc thuế và chƣa lƣờng hết các nguồn
68
thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Đồng thời trong quá trình thực hiện chƣa sâu sát thực tế, chƣa phát hiện và đề xuất kịp thời các biện pháp để thu từ các khoản thu nhập mới phát sinh vào ngân sách Nhà nƣớc nhƣ các khoản thu nhập từ chuyển nhƣợng đất đai, nhà cửa và một số khoản thu nhập khác của tổ chức, cá nhân.
- Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chƣa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất kinh doanh.
- Chính sách thuế còn nặng về bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Các ngành kinh tế chƣa có chiến lƣợc phát triển dài hạn, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, do đó việc bảo hộ bằng thuế còn thiếu sự chọn lọc, thậm chí nhiều mặt hàng còn bảo hộ quá mức nên các doanh nghiệp chƣa chủ động sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng sức cạnh tranh của mình, tăng đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc.
- Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế.
Thứ hai, về công tác quản lý thu:
- Môi trƣờng quản lý thuế chƣa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu: Công tác quản lý thuế là công tác kinh tế - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế. Song môi trƣờng tác động đến công tác quản lý thuế trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện:
69
rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục hành chính thuế còn rƣờm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Chƣa quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng, các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế.
Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nƣớc ở huyện Quảng Ninh còn nhiều hạn chế, chƣa tạo đƣợc dƣ luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trƣờng hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình. Các giải pháp quản lý kinh tế, xã hội chƣa đƣợc cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thu thuế nhƣ: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh…đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thu thuế.
- Đối với cơ quan thuế: Năng lực trình độ quản lý thu thuế của huyện còn có những điểm chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học, cụ thể là:
(1) Công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật thuế còn thiếu thƣờng xuyên và rộng rãi, hình thức, phƣơng pháp phổ biến còn đơn điệu, cứng nhắc, chƣa phong phú và sinh động để đi vào lòng ngƣời, vào cuộc sống thực tiễn. (2) Một bộ phận cán bộ nhân viên làm công tác quản lý thuế ở huyện Quảng Ninh trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu ngân sách nhà nƣớc. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ nhân viên thuế còn có không ít trƣờng hợp chƣa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nƣớc với quyền lợi của đối tƣợng nộp thuế, chƣa trở thành ngƣời bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tƣợng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.
70
Quảng Ninh còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý và đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lại, ấn chỉ. Đại bộ phận công việc quản lý thu thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thu thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế.
(4) Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chƣa đƣợc đặt đúng tầm và chƣa phù hợp với thực trạng trên địa bàn là trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chƣa cao. Chất lƣợng kiểm tra còn hạn chế, chƣa phát hiện và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chƣa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.
- Đối với ngƣời nộp thuế:
+ Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, vừa làm thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc, vừa không bảo đảm công bằng xã hội.
+ Một số doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chƣa chấp hành nghiêm túc việc kê khai thuế một cách chính xác.
- Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan: Cấp uỷ và chính quyền một số địa phƣơng trong huyện chƣa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu NSNN, coi công tác thu NSNN là nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan thuế, chƣa gắn công tác thuế với công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn. Sự phối kết hợp, hỗ trợ của các ngành, các cơ quan nhất là các cơ quan hành pháp và tƣ pháp nhƣ công an, Viện kiểm sát, Toà án chƣa đƣợc chặt chẽ. Do đó mà các hiện tƣợng trốn lậu thuế, chây ì không nộp thuế và thậm chí lăng mạ, hành hung, đánh đập cán bộ thuế khi đang thi hành công vụ chƣa đƣợc xử lý nghiêm minh,
71
đúng pháp luật. Mặc dù trong các Luật thuế đã có những qui định về xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu hoặc kê biên tài sản, nếu nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm về thuế, song thực tế hiện nay chƣa đƣợc các cơ quan tƣ pháp quan tâm đúng mức, dẫn đến thất thu thuế và thi hành các luật thuế kém hiệu lực.
Tình hình trên một phần do cơ quan thuế các cấp chƣa chủ động; mặt khác các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chƣa nhận thức rõ, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ thu ngân sách.