Quản lý thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 26)

1.2.2.1. Thu ngân sách nhà nước

) Khái niệm, đặc điểm của thu Ngân sách nhà nƣớc * Khái niệm

Thu NSNN là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nƣớc. Xét về hình thức, thu NSNN là một hoạt động, là quá trình của nhiều hành vi, hành động của Nhà nƣớc. Xét về nội dung, thu NSNN là quá trình Nhà nƣớc sử dụng các quyền lực có đƣợc của mình để động viên, phân phối một bộ phận của cải của xã hội dƣới dạng tiền tệ về tay Nhà nƣớc nhằm hình thành nên quỹ NSNN.

* Đặc điểm

Thu NSNN có những đặc điểm sau đây:

- Thu NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nƣớc (mà chủ yếu là quyền lực chính trị);

- Thu NSNN đƣợc xác lập trên cơ sở luật định và vừa mang tính chất bắt buộc, vừa không mang tính chất bắt buộc;

- Nguồn tài chính chủ yếu của thu NSNN là thu nhập của các thể nhân và pháp nhân, đƣợc chuyển giao bắt buộc cho Nhà nƣớc dƣới nhiều hình thức, nhƣng chủ yếu là thuế;

- Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và các phạm trù: Giá cả, thu nhập, lãi suất...;

16

- Thu NSNN gắn liền với hoạt động của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc đề ra chủ trƣơng, phƣơng hƣớng, mục tiêu thu NSNN trong một thời kỳ nhất định, xác định rõ thu ở đâu? Lĩnh vực nào là chủ yếu? Hình thức nào là tốt nhất?...Xác định rõ tỷ lệ thu hoặc một con số thu cụ thể nào đó. Từ đó Nhà nƣớc đề ra cơ chế chính sách, luật lệ về thu NSNN nhằm đạt đƣợc phƣơng hƣớng mục tiêu đề ra. Đồng thời Nhà nƣớc tổ chức bộ máy thu, tổ chức thu và đảm bảo các điều kiện cho công tác thu.

Tóm lại, thu NSNN thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nƣớc với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nƣớc nhằm giải quyết hài hoà các mặt lợi ích kinh tế. Sự phân chia đó là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nƣớc, cũng nhƣ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Đối tƣợng phân chia là thu nhập xã hội - đây là kết quả lao động sản xuất trong nƣớc tạo ra dƣới hình thức tiền tệ.

) Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN

Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN, đƣợc hiểu là tập hợp các nguyên tắc, phƣơng pháp phân chia các khoản thu thuộc quỹ NSNN một cách hợp lý cho các cấp ngân sách.

Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN thuộc cơ chế kinh tế. Mỗi cơ chế kinh tế đều có đặc điểm riêng ảnh hƣởng trực tiếp đối với việc sử dụng các công cụ kinh tế tài chính. Do đó, để xác định đƣợc vai trò của cơ chế phân chia nguồn thu NSNN cần thiết phải đề cập tới đặc điểm của cơ chế này.

Đặc điểm bao trùm của cơ chế phân chia nguồn thu NSNN là sự can

thiệp của Nhà nƣớc vào phân phối các khoản thu giữa các cấp ngân sách dựa trên các quy luật khách quan và các yêu cầu của quản lý nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tính năng động sáng tạo các cấp chính quyền địa

17

phƣơng. Đảm bảo ngân sách các cấp đều đủ khả năng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bộ máy quản lý Nhà nƣớc và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

Đặc điểm thứ hai của cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc

là sự phù hợp giữa khả năng và thực tiễn, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và quản lý Nhà nƣớc. Cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc phải căn cứ vào hệ thống tổ chức bộ máy, bản chất của các khoản thu, đảm bảo hài hoà lợi ích của xã hội.

Đặc điểm thứ ba của cơ chế phân chia nguồn thu NSNN là tính cơ động

của nó. Do cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc mang tính chủ quan, vì vậy trong quá trình thực hiện cần thấy rõ các mâu thuẫn để có hƣớng điều chỉnh cho thích hợp. Song nói nhƣ vậy không có nghĩa là phải luôn luôn thay đổi cơ chế, mà khi ban hành cơ chế phải tính toán đến sự ổn định nhất định của nó.

) Nội dung và hình thức các khoản thu NSNN

* Nguồn thu và thu nhập của ngân sách

Để tồn tại và phát triển, Nhà nƣớc cần tập trung vào tay mình lƣợng của cải vật chất dƣới dạng tiền tệ nhất định. Nhƣng lấy nó ở đâu? Từ nguồn nào ?

Nguồn thu của NSNN là nơi cung cấp số thu cho NSNN thông qua quá trình tác động vào đối tƣợng thu để điều tiết một phần của cải về cho Nhà nƣớc.

Có rất nhiều loại nguồn thu.

Nếu căn cứ vào sự biểu hiện của nguồn thu, ta có thể chia ra nguồn thu trực tiếp và nguồn thu tiềm năng.

Nguồn thu trực tiếp là nguồn thu đã thể hiện bằng tiền, chỉ cần có một số tác động nào đó thì sẽ thu đƣợc một phần về cho ngân sách Nhà nƣớc. Ở

18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những biểu hiện cụ thể, thì đó là tiền lƣơng, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập doanh nghiệp, vốn, thu nhập cá nhân... Ở tầm vĩ mô thì nguồn thu thể hiện qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thông thƣờng chúng ta hay dùng GDP.

Nguồn thu tiềm năng là những nguồn thu chƣa thể hiện bằng tiền, nhƣng có khả năng thành tiền trong một thời gian gần. Đó là đất đai, tài nguyên, khoáng sản...chƣa đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng.

Nguồn thu trực tiếp cho phép xác định thu ngân sách Nhà nƣớc trong hiện tại, còn nguồn thu tiềm năng cho phép xác định khả năng thu ngân sách Nhà nƣớc trong tƣơng lai.

Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng các nguồn thu và tính toán mức bội chi ngân sách, chúng ta có thể phân chia thành nguồn thu trong cân đối và thu ngoài cân đối ngân sách.

Nguồn thu trong cân đối ngân sách là các khoản thu đƣợc đƣa vào công thức xác định mức bội chi ngân sách. Đây chính là nội dung kinh tế của bội chi ngân sách.

Thu trong cân đối ngân sách đƣợc hiểu bao gồm các khoản thu vào quỹ ngân sách mà khoản thu đó không kèm theo, không làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp.

Thu ngoài cân đối ngân sách hay còn gọi là thu bù đắp thiếu hụt ngân sách, trong tình trạng ngân sách nhà nƣớc bị bội chi thì nhà nƣớc phải có giải pháp bù đắp lại phần thâm hụt đó vì không thể để tình trạng ngân sách mất cân đối kéo dài. Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách thực chất là vay để bù đắp, bao gồm vay trong nƣớc và vay nƣớc ngoài. Vay trong nƣớc đƣợc tiến hành qua phát hành công trái, trái phiếu chính phủ... để huy động lƣợng tiền nhàn rổi trong nhân dân. Vay nƣớc ngoài đƣợc thực hiện qua vay nợ nƣớc ngoài

19

hay nhận các khoản viện trợ nƣớc ngoài của các Chính phủ, các tổ chức phi tài chính quốc tế.

Ngoài ra, căn cứ vào nơi phát sinh nguồn thu ngƣời ta có thể chia ra: Nguồn thu trong nƣớc và nguồn thu ngoài nƣớc, nguồn thu theo lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...), nguồn thu theo thành phần kinh tế.

Trong quá trình thu, Nhà nƣớc tập trung đƣợc một lƣợng tiền nhất định vào ngân sách Nhà nƣớc. Kết quả thu đƣợc đó, đƣợc gọi là thu nhập ngân sách Nhà nƣớc. Thu nhập ngân sách Nhà nƣớc (hay còn gọi là số thu NSNN) là mục tiêu của quá trình thu và nó thuộc quyền sở hữu của Nhà nƣớc.

Nhƣ vậy, giữa nguồn thu NSNN và thu nhập của ngân sách Nhà nƣớc có mối quan hệ biện chứng. Nguồn thu thể hiện khả năng, còn thu nhập của NSNN thể hiện thực hiện một phần của khả năng. Mối quan hệ đó thƣờng đƣợc biểu hiện bằng tỷ lệ động viên của NSNN hay tỷ lệ thu NSNN và đƣợc tính bằng công thức:

Số thu NSNN

Tỷ lệ thu NSNN = x 100 (%)

GDP

Tỷ lệ thu NSNN có một ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những nói lên rằng Nhà nƣớc cần thu nhƣ thế nào để đảm bảo chi tiêu, mà Nhà nƣớc còn sử dụng nó nhƣ thế nào trong phân phối thu nhập, điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.

* Các khoản thu NSNN

Để biến nguồn thu NS thành thu nhập của NSNN cần phải có các hình thức thu thích hợp. Những hình thức đó đƣợc coi nhƣ những công cụ, phƣơng tiện biến nguồn thu thành thu nhập của NSNN. Hình thức thu ngân sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Trong những cơ chế quản lý kinh tế khác nhau thì cơ cấu các hình thức thu cũng khác nhau.

20

Hiện nay có những hình thức thu cơ bản sau đây:

- Thu thuế: Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của Nhà nƣớc nhằm động viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc chi tiêu hàng hoá, dịch vụ và từ việc lƣu giữ, chuyển dịch tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Việc thu thuế bao giờ cũng đƣợc thể chế bằng hệ thống pháp luật.

Nhà nƣớc là ngƣời đại diện cho ngƣời dân, Nhà nƣớc thay mặt cho xã hội cung cấp cho mọi ngƣời dân hàng hoá và dịch vụ công cộng thuần tuý, nên Nhà nƣớc với quyền lực chính trị của mình quy định thuế để coi phần nộp mà ngƣời dân trích một phần thu nhập của mình không mua hàng hoá phục vụ cho cá nhân, mà coi nhƣ trả cho hàng hoá dịch vụ công cộng của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc thu thuế không phải nô dịch, bóc lột công dân, mà thực chất là ngƣời đại diện cho xã hội, đƣợc xã hội giao phó cho việc cung ứng hàng hoá dịch vụ công cộng, mà thuế là nguồn lực tạo ra hàng hoá dịch vụ công cộng đó.

- Thu phí và lệ phí: Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, đối với hàng hoá

dịch vụ tƣ nhân, khi ngƣời dân muốn nhận một sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào đó thì buộc họ phải đƣa ra một lƣợng giá trị tƣơng đƣơng để trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Còn khi thụ hƣởng hàng hoá dịch vụ công cộng thì việc trả các chi phí phức tạp hơn. Cụ thể:

+ Hàng hoá công cộng do Nhà nƣớc cung cấp thì việc thu hồi chi phí thực hiện theo giá quy định của Nhà nƣớc; giá này thƣờng ít bị chi phối bởi quy luật thị trƣờng.

+ Đối với dịch vụ công cộng vô hình do Nhà nƣớc cung cấp, việc lƣợng hoá chi phí cụ thể để từng ngƣời dân phải trả khi thụ hƣởng các dịch vụ này theo nguyên tắc ngang giá là rất khó thực hiện, nên việc thu hồi chi phí trực

21

tiếp cũng rất khó khăn. Do vậy, nhiều nƣớc trên thế giới đều dùng công cụ thuế (chủ yếu là thuế gắn thu để thu hồi các chi phí này).

+ Đối với dịch vụ công cộng hữu hình do Nhà nƣớc cung cấp, thì Nhà nƣớc cũng phải xác định "giá phí" mà ngƣời thụ hƣởng phải thanh toán. Tuy nhiên "giá phí" này thƣờng không hoàn toàn vì mục đích kinh tế, mà còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội....Do đó, chúng phổ biến là không tính đủ chi phí và không bị chi phối nhiều bởi các yếu tố thị trƣờng.

Nhƣ vậy, thu phí của Nhà nƣớc thực chất là Nhà nƣớc thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tƣ cung cấp dịch vụ công cộng hữu hình cho xã hội, đồng thời cũng là các khoản chi phí mà ngƣời dân phải trả khi thụ hƣởng các dịch vụ công cộng đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, một số cơ quan thuộc bộ máy Nhà nƣớc còn cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý cụ thể cho dân chúng. Ngƣời dân thụ hƣởng dịch vụ này cũng phải trả một phần chi phí. Tuy thế, việc thu khoản tiền này hoàn toàn không có ý nghĩa là thu hồi một phần chi phí do cơ quan của bộ máy Nhà nƣớc bỏ ra, ở đây không phải là thu phí, không phải là giá dịch vụ, mà khoản thu này chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nƣớc. Ngƣời dân thụ hƣởng dịch vụ này có nghĩa vụ nộp cho Nhà nƣớc một khoản tiền. Đây chính là các khoản lệ phí. Nhƣ vậy, lệ phí là khoản thu phát sinh ở các cơ quan của bộ máy chính quyền Nhà nƣớc có cung cấp dịch vụ công cộng về hành chính, pháp lý cho dân chúng. Lệ phí thƣờng là khoản thu nhỏ, rải rác, lẻ tẻ, chủ yếu phát sinh ở các địa phƣơng.

Thu phí và lệ phí nhằm tạo nên thu nhập, bù đắp chi tiêu của Nhà nƣớc ở các lĩnh vực tạo ra hàng hoá dịch vụ công cộng, hành chính, pháp lý, góp phần thực hiện công bằng xã hội khi hƣởng thụ các hàng hoá dịch vụ công cộng của dân chúng. Đồng thời, qua việc thu phí và lệ phí, Nhà nƣớc thực

22

hiện việc quản lý và kiểm soát có hiệu quả hơn các hoạt động xã hội trong khuôn khổ pháp luật, giúp cho ngƣời dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng xã hội.

Thu thuế, phí và lệ phí là những khoản thu thƣờng xuyên, chiếm từ 90 - 95% trong tổng số thu NSNN.

- Ngoài những khoản thu thƣờng xuyên, chúng ta còn có những khoản thu không thƣờng xuyên:

+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc (nhƣ thu hồi vốn, chia lãi góp vốn, thu hồi tiền vay, phụ thu, thu chênh lệch giá vv....);

+ Thu sự nghiệp: Đây là khoản thu gắn liền với hoạt động sự nghiệp;

+ Thu hồi quỹ dự trữ Nhà nƣớc;

+ Thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất;

+ Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội;

+ Tiền bán tài sản, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Đây là khoản đóng góp thƣờng mang tính chất nhân đạo;

+ Thu tiền kết dƣ ngân sách năm trƣớc; + Thu tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu;

+ Thu viện trợ bằng tiền, bằng hiện vật của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức và các cá nhân nƣớc ngoài;

+ Các khoản vay trong nƣớc, vay nƣớc ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách và các khoản huy động vốn đầu tƣ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng;

23

+ Các khoản thu khác theo pháp luật quy định: Là những khoản thu không quy định ở trên, nhƣ: Thu về hợp tác lao động với nƣớc ngoài, thu hồi tiền thừa năm trƣớc.

) Phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng

Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%

Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc; tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ƣơng tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ƣơng (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ƣơng, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ƣơng. Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài cho chính phủ Việt Nam; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ƣơng tổ chức thu không kể phí xăng, dầu và lệ phí trƣớc bạ; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung ƣơng trực tiếp quản lý; chênh lệch thu lớn hơn chi của ngân hàng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 26)