thể các cấp và các cơ quan đơn vị liên quan trên địa bàn về công tác quản lý thu
Từ đặc điểm thuế là biện pháp tài chính của Nhà nƣớc mang tính quyền lực, tính cƣỡng chế và tính pháp lý cao, thu thuế là nhiệm vụ kinh tế - chính trị tổng hợp. Do đó công tác thuế một mình ngành thuế không thể đảm đƣơng đƣợc tốt mà cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thƣờng xuyên với chính quyền, đoàn thể các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.
Qua thực tế đã chứng minh nếu không có sự chỉ đạo sát sao và sự hỗ trợ tích cực của các ngành, các cấp thì cơ quan thuế khó có thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ giao. Trong những năm qua cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo đến công tác thuế, cơ quan thuế các cấp đã có sự phối kết hợp với các cơ quan ban ngành liên quan, hỗ trợ cho việc quản lý và thu thuế trên địa bàn, đƣa đến kết quả thu thuế ngày càng cao và có hiệu quả. Song mối quan hệ phối hợp đó chƣa đƣợc thƣờng xuyên và chặt chẽ, thậm chí có nơi, có lúc, có địa phƣơng gần nhƣ khoán trắng việc tổ chức thực hiện các chính sách thuế cho cơ quan thuế, coi đó không phải là một trong những nhiệm vụ của mình, làm cho cơ quan thuế ở đó gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
86
Để tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa cơ quan thuế với cấp uỷ, chính quyền các cấp, với các ban ngành, đoàn thể... cần phải thực hiện nhƣ sau:
- Cơ quan thuế cần phải hết sức tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp uỷ và chính quyền các cấp. Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý... cơ quan thuế có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ công tác quản lý và thu thuế trên địa bàn cho Cấp uỷ, chính quyền sở tại nhằm cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho việc điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo. Những khó khăn, vƣớng mắc, những ý kiến đề xuất, kiến nghị của cơ quan thuế trong việc tổ chức thực hiện các Luật, chính sách thuế phải đƣợc thỉnh thị với Cấp uỷ và chính quyền để đƣợc xem xét, có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Cơ quan thuế chủ động trong việc tham mƣu cho cấp uỷ và chính quyền các cấp điều hành công tác thuế nói riêng gắn với hoạt động kinh tế - xã hội nói chung, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở nhằm ổn định và phát triển kinh tế, trên cơ sở đó thực hiện tốt các luật và chính sách thuế qui định.
- Cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong khối nội chính nhƣ: Công an, Viện kiểm sát, Toà án...vv xử lý kịp thời và nghiêm khắc các đối tƣợng có hành vi vi phạm về thuế: Cố tình dây dƣa, chây lỳ nộp thuế, chống đối, cản trở, hành hung cán bộ thuế khi đang thi hành công vụ, tích cực đấu tranh chống buôn lậu, trốn thuế... Tất cả các trƣờng hợp vi phạm về thuế, vƣợt quá thẩm quyền xử lý của cơ quan thuế và các cấp chính quyền, phải xử lý ở mức cao hơn nhƣ tịch thu, kê biên tài sản, truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan thuế phải lập ngay hồ sơ gửi qua cơ quan Công an, Viện kiểm sát để thụ lý, giải quyết theo luật định.
- Tăng cƣờng hơn nữa sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành và phòng Thống kê để nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực, việc kê khai đăng ký kinh
87
doanh, cấp giấy phép kinh doanh. Cùng nhau xử lý hoặc đề nghị chính quyền can thiệp tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong quá trình sản xuất, lƣu thông hàng hoá của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý thu thuế trong từng ngành, từng lĩnh vực.
- Cơ quan thuế thƣờng xuyên phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt nam, với các đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Công đoàn...) với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, vận động về chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các thành viên trong các tổ chức đó cũng nhƣ toàn thể nhân dân trong việc tham gia thực hiện nghiêm chỉnh Luật, chính sách thuế.
- Phối hợp với các cơ quan nhƣ Thanh tra Nhà nƣớc, Thanh tra tài chính, Viện kiểm sát... Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra các đối tƣợng nộp thuế, chống thất thu về thuế, thiết lập lại trật tự, kỷ cƣơng trong việc chấp hành chính sách thuế.