Các kiến nghị liên quan đến việc thực thi Luật Phá sản

Một phần của tài liệu Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 98)

3.2.2.1. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “ Củng cố kiện toàn các cơ quan tư pháp, xây dựng đội ngũ Thẩm phán và Thư ký Tòa án có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí công vô tư, có nghiệp vụ vững vàng, bảo

đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh là yêu cầu bức thiết trong việc đổi mới hệ thống các cơ quan tư pháp và kiện toàn đội ngũ cán bộ ngành”. Như

vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, đã đặt ra yêu cầu đối với cán bộ tư pháp nói chung và ngành Tòa án nói riêng, xác định công tác bồi dưỡng cán bộ có một ý nghĩa quan trọng.

Thẩm phán là người giữ vai trò chủ đạo trong việc giải quyết một vụ việc phá sản. Giải quyết phá sản là một thủ tục tố tụng tư pháp đặc biệt, với nhiều tính chất và liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều chủ thể khác nhau. Nhiệm vụ của thẩm phán là khá nặng trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo quy định của pháp luật phá sản, Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, đồng thời phải là người giám sát và tiến hành toàn bộ thủ tục phá sản mà không có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế nên chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết phá sản doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của Thẩm phán. Do đó, thẩm phán không chỉ cần am hiểu pháp luật mà còn phải nắm vững các kiến thức chuyên sâu về tài chính và quản lý kinh tế để có thể đánh giá đúng hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã; đồng thời xem xét các phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực trạng ở nước ta hiện nay trình độ, năng lực của Thẩm phán còn chưa đáp ứng được giải quyết các vụ phá sản phức tạp và đầy mới mẻ. Thực tế, các thẩm phán của Việt Nam tuy am hiểu pháp luật nhưng thường không có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu về tài chính, kế toán. Vì vậy, gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; hiệu quả giải quyết phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không cao.

Vì vậy cần có quy định về đào tạo đội ngũ Thẩm phán có năng lực, đạo đức nghề nghiệp để tham gia giải quyết các vụ việc phá sản. Nhà nước cũng cần chú trọng quy định về việc đào tạo bồi dưỡng cho các Thẩm phán về kỹ

năng trong hoạt động giải quyết vụ việc phá sản và trang bị kiến thức trên nhiều lĩnh vực có liên quan như: các kiến thức về kinh tế thị trường, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, kế toán; thường xuyên, định kỳ tổ chức các hội thảo chuyên đề, khoá đào tạo nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán, Thư ký toà án trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, kịp thời tổng kết, hướng dẫn các Toà án địa phương giải quyết những vướng mắc nảy sinh. Điều này đặc biệt quan trọng, vì Luật Phá sản năm 2004 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết phá sản cho Toà án cấp huyện. Cho đến nay trong đội ngũ Thẩm phán vẫn chưa có Thẩm phán chuyên trách về phá sản mà thường là kiêm nhiệm, do vậy để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tương lai cần hướng tới đào tạo các thẩm phán chuyên trách về phá sản tránh tình trạng Thẩm phán hiểu chưa rõ, chưa đúng các quy định của pháp luật phá sản và các văn bản pháp luật khác liên quan dẫn đến việc giải quyết không đúng.

Ngoài ra, Toà án nhân dân tối cao cũng phải thường xuyên theo dõi quá trình thực thi pháp luật phá sản và áp dụng những quy định pháp luật về quản lý, xử lý tài sản phá sản, đồng thời tổng kết kinh nghiệm và kịp thời hướng dẫn giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình giải quyết phá sản cũng như trong việc quản lý và xử lý tài sản phá sản cho các Toà án nhân dân địa phương.

Bên cạnh đó trong công tác tuyển chọn các thành viên trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng cần đặt ra một quy chế phù hợp, cụ thể để các Chấp hành viên của Tổ được Thẩm phán lựa chọn khi tham gia vào quá trình giải quyết phá sản phải là những người có đủ năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.

3.2.2.2. Tăng cường xây dựng và bồi dưỡng các chuyên gia độc lập trong việc quản lý tài sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

Ở nhiều nước (Anh, Pháp, Nhật Bản...) sau khi doanh nghiệp có quyết định mở thủ tục phá sản thì sẽ có một thiết chế có tính chất phi nhà nước

(Trustee- Quản tài viên) được lập ra để thực hiện việc quản lý và thanh lý tài sản. Người quản lý tài sản này được Toà án bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của doanh nghiệp hay chủ nợ. Trong khi đó ở Việt Nam, công việc này vẫn do Nhà nước hay nói cách khác do Tòa án hoặc cơ quan Thi hành án dân sự thành lập và chỉ đạo việc hoạt động của một nhóm người gọi là Tổ quản lý và thanh lý tài sản. Việc trao quyền quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản cho Thẩm phán hay Chấp hành viên (là những luật gia) là vượt quá khả năng của họ. Bởi họ ít am hiểu các hoạt động kinh tế nên không thể đảm đương tốt nhiệm vụ, không thể giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp.

Trong tương lai, cần phải thay đổi cơ chế này theo hướng Nhà nước chỉ giải quyết những vấn đề mang tính chất pháp lý, còn những vấn đề liên quan nghiệp vụ kinh doanh để tự con nợ và chủ nợ bàn bạc giải quyết. Chúng ta cần nghiên cứu cơ chế Toà án chỉ định một người đủ tiêu chuẩn thay mặt Toà án đứng ra làm nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, đồng thời quy định rõ những nội dung giám sát, kiểm tra của người này. Và để làm được điều này trước hết chúng ta phải chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia chuyên về quản lý và thanh lý tài sản phá sản. Các chuyên gia sẽ tiến hành công việc của họ một cách độc lập, khách quan, có tính chuyên môn cao. Những người này thường là các chuyên gia về pháp luật, kế toán- tài chính, kinh doanh, am hiểu về thực tế ở các doanh nghiệp. Với cách làm này sẽ giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, tăng cường tính tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự giải quyết những vấn đề mang tính chất nghiệp vụ kinh doanh của thương nhân, đồng thời cũng tăng cường tính thống nhất trong hoạt động quản lý, thanh lý tài sản. Do đó, những việc mà họ tiến hành sẽ nhanh chóng, chính xác, hợp lý, bảo vệ và xử lý tốt tài sản của doanh nghiệp phá sản, Vì vậy, ngay từ bây giờ Nhà nước cần chú trọng kế hoạch đào tạo những chuyên gia, quản lý viên chuyên nghiệp có

nghiệp vụ quản lý tài sản, tạo điều kiện để họ thành lập các tổ chức nghề nghiệp của mình để thay thế Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

3.2.2.3. Tăng cường kỷ luật tài chính kế toán đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

Thực tế, đa số các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chưa có sự quan tâm đến vấn đề tài chính và công tác kế toán, thống kê, sổ sách. Nhiều doanh nghiệp không tuân theo những quy định về tài chính- kế toán hiện hành, sổ sách kế toán còn sơ sài, các chứng từ tài chính còn không đầy đủ, thậm chí có những doanh nghiệp không có sổ sách kế toán, dẫn đến công nợ không rõ ràng, gian dối về chứng từ kế toán, tình trạng gian lận trong việc lập và báo cáo tài chính còn phổ biến. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc suy giảm hiệu lực pháp luật phá sản cũng như các quy định về mở thủ tục phá sản vì các cơ quan có thẩm quyền thường gặp khó khăn trong việc kiểm kê tài sản doanh nghiệp, xác định đúng liệu doanh nghiệp đã bị lâm vào tình trạng mất thanh toán nợ đến hạn theo yêu cầu hay chưa để tạo cơ sở cho việc ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền được phân công phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ chế độ kế toán - tài chính doanh nghiệp, bắt buộc doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính định kỳ. Cần tăng cường những quy định về xử lý nghiêm khắc những vi phạm về kế toán thống kê. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn cần phải có quy định buộc doanh nghiệp nộp báo cáo vào cuối mỗi năm tài chính. Trường hợp doanh nghiệp không nộp báo cáo hoặc báo cáo gian dối phải bị xử phạt năng bằng tiền hoặc trường hợp nghiêm trọng có thể bị rút đăng ký kinh doanh. Có như vậy mới có thể chấn chỉnh được tình trạng vi phạm nghiêm trọng về kế toán tài chính như hiện nay. Như vậy Nhà nước phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả nhất là về vấn đề tài chính- kế toán để có thể kịp thời phát hiện các doanh

nghiệp gặp khó khăn về tài chính, hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp đề ra các biện pháp khắc phục khó khăn đó và tiến tới tất cả các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm toán vào cuối năm tài chính.

3.2.2.3. Tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật phá sản để các chủ thể có nhận thức đúng đắn về vai trò của thủ tục này

Mă ̣c dù mô ̣t trong những tư tưởng tiến bô ̣ của Luâ ̣t Phá sản 2004 là viê ̣c giúp cho do anh nghiê ̣p có thời gian , cơ hô ̣i phu ̣c hồi sau thời gian lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn nhưng dường như điều này lại không nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp mắc nợ cũng như chủ nợ. Để pháp luật phá sản và những quy định pháp luật về mở thủ tục phá sản được thực thi có hiệu quả trong thực tiễn thì vấn đề nhận thức pháp luật của xã hội cũng như giới kinh doanh là hết sức quan trọng. Những nhận đúng sẽ có những hành vi, ứng xử đúng, nguyên nhân cơ bản khiến việc thực thi Luật Phá sản gặp nhiều khó khăn là do những chủ thể có liên quan đến phá sản doanh nghiệp chưa nhận thức đúng và đầy đủ về phá sản, về ý nghĩa của việc mở thủ tục phá sản do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản còn chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, cần tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Phá sản năm 2004, đặc biệt là những quy định pháp luật về mở thủ tục phá sản đến những chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu như các doanh nghiệp, hợp tác xã; các nhà đầu tư, người lao động trong doanh nghiệp; ngoài ra pháp luật phải được phổ biến đến cả những người làm công tác nghiên cứu, lý luận, những người làm công tác áp dụng pháp luật, đặc biệt là các cán bộ trong các ngành toà án, kiểm sát, cơ quan thi hành án, các luật sư để cho những đối tượng này nắm vững những quy định của pháp luật phá sản, hiểu đúng và rõ ràng hơn về vai trò, ý nghĩa của các quy định pháp luật về mở thủ tục phá sản để từ đó tuân thủ pháp luật phá sản nghiêm túc hơn. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua các kênh: đài báo, phát thanh, truyền hình, qua các tổ chức hội nghề nghiệp hay qua các kênh chuyên biệt như mở các lớp bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn...

3.2.2.4. Thayđổi yếu tố tâm lý

Có một rào cản vô hình, ảnh hưởng rất nhiều đến việc vì sao không phá sản được doanh nghiê ̣p, đó là rào cản tâm lý. Nhiều trường hợp, doanh nghiê ̣p đã đủ điều kiện phá sản nhưng bản thân doanh nghiê ̣p , người lao động, hoặc chủ nợ cũng ngại đệ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa. Bởi như đã phân tích ở trên , hiê ̣n nay các doanh nghiê ̣p vẫn còn e nga ̣i với hai từ “phá sản” ; chính các chủ nợ cũng không muốn khai tử con nợ , ưu tiên sử du ̣ng thủ tục khởi kiê ̣n dân sự để đòi nợ hơn là đò i nợ theo tố tu ̣ng phá sản ; thêm vào đó tâm lý chung trong xã hội là có thái độ thiếu thiện cảm đối với những chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý doanh nghiệp bị phá sản. Nói chung, do những nhận thức chưa đúng về phá sản cũng như tâm lý “mất nhiều hơn được” đã khiến những đối tượng có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến phá sản không muốn thực hiện việc “đòi nợ” và “trả nợ” theo thủ tục phá sản vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực của Luật Phá sản trong thực tế. Từ góc đô ̣ luâ ̣t pháp, điều cần làm là giúp cho các doanh nghiê ̣p hiểu đượ c ý nghĩa và mục đích thật sự của thủ tục phá sản , nhâ ̣n thức được phá sản là một trong những biện pháp để thúc đẩy lưu thông vốn , từ đó không còn e nga ̣i với viê ̣c nô ̣p đơn yêu cầu mở thủ tu ̣c phá sản , không coi phá sản là một thủ tục để chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp mà mục đích quan trọng là tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tổ chức, phục hồi lại hoạt động kinh doanh. Chỉ khi nào các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp, các chủ nợ, người lao động trong các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn những vấn đề này và sử dụng Luật Phá sản như là một công cụ hữu hiệu để lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, cứu vãn doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn, phục hồi doanh nghiệp trở lại hoạt động kinh doanh bình thường thì pháp luật phá sản mới thực sự phát huy được tác dụng của nó trong việc cơ cấu lại nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường với sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng cùng với các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả sẽ có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ. Vì thế, Luật Phá sản giữ vai trò như là một “công cụ hủy diệt mang tính sáng tạo”, nó giúp “ nhổ đi những cỏ dại trong một vườn hoa đẹp”, loại bỏ những doanh nghiệp không còn khả năng tồn tại ra khỏi thị trường [29, tr.360].

Luật Phá sản được ra đời từ rất lâu trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam hệ thống pháp luật phá sản hình thành và phát triển khá muộn so với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực. Luật Phá sản doanh nghiệp lần đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 là văn bản đầu tiên có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các vấn đề về thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu khi lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên do ra đời khi nền kinh tế mới trong giai đoạn chuyển đổi, kinh nghiệm lập pháp còn non yếu nên các quy định của Luật còn tỏ ra cứng nhắc, cồng kềnh, không đáp ứng được mục đích đề ra. Để kịp thời khắc phục các quy định đó Luật Phá sản 2004 đã ra đời mang lại một diện mạo hoàn toàn

Một phần của tài liệu Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)