Về tiêu chí xác định tình trạng phá sản

Một phần của tài liệu Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 68)

Theo Điều 3 của Luật Phá sản năm 2004: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi có chủ nợ yêu cầu thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Mặc dù khái niệm này có sự hoàn thiện hơn so với Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 nhưng vẫn còn hạn chế ở tính thiếu triệt để của nó . Điều 3 Luâ ̣t Phá sản 2004 không quy định rõ số nợ và thời gian quá hạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của con nợ. Vì vậy về hình thức, con nợ chỉ cần mắc nợ số tiền là 1.000 đồng và quá hạn thanh toán 01 ngày sau khi chủ nợ có đơn yêu cầu đòi nợ cũng có thể bị xem là lâm vào tình trạng phá sản. Kinh nghiệm của một số nước khi xây dựng khái niệm phá sản theo trường phái định lượng thì thường có quy định về số nợ cụ thể, về thời hạn trễ hạn thanh toán nợ từ phía con nợ sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ. Ví dụ như Luật Phá sản của Liên bang Nga quy định số nợ không thấp hơn 100.000 rúp với chủ nợ là pháp nhân và 10.000 rúp với chủ nợ là cá nhân. Theo Luật Công ty của Úc chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định bắt đầu thủ tục thanh toán tài sản của một công ty vì lý do vỡ nợ nếu công ty đó có một khoản nợ đến hạn ít nhất là AUD $2000 và công ty không chứng minh được khả năng trả khoản nợ đến hạn đó [14, tr.10]. Vì vậy, quy định của điều luật như trên là quá rộng, mà không có tiêu chí cụ thể để hướng dẫn, nên dễ

dẫn đến việc một số doanh nghiệp khi căn cứ vào điều luật này đã “lạm dụng” quyền nộp đơn nhằm gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Bởi vì, trong hoạt động kinh doanh, không một doanh nghiệp nào không có các khoản nợ đến hạn, nhưng do nhiều lý do khác nhau mà họ chưa trả nợ ngay thì bị một số doanh nghiệp đưa mình vào diện

Một phần của tài liệu Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)