KẾT LUẬN CHƢƠNG
2.1.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
Pháp luật là một loại quy phạm xã hội đứng bên cạnh đạo đức, tín điều tôn giáo và phong tục tập quán. Tuy nhiên, so với những quy phạm xã hội khác, pháp luật có nhiều thuộc tính riêng: tính quy phạm phổ biến; tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức; tính đảm bảo bằng Nhà nước. Nhờ những thuộc tính riêng biệt này, pháp luật có giá trị thực thi trên thực tế cao hơn so với quy phạm khác. Vai trò của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cho những quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của Nhà nước, của giai cấp thống trị. Mỗi loại quan hệ xã hội thuộc sự điều chỉnh của một lĩnh vực pháp luật riêng. Chúng ta cũng cần lưu ý, sự phân chia các lĩnh vực pháp luật chỉ có tính tương đối.
Mối quan hệ giữa người gửi tiền và NHTM được xây dựng trên nguyên tắc tự do, thỏa thuận và bình đẳng. Tuy nhiên, trong quan hệ này, có thể do thiếu thông tin hoặc hạn chế về pháp luật nên nhiều quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền bị xâm hại nghiêm trọng. Trong điều kiện như vậy, cần phải có những quy phạm pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền.
Pháp luật của các nước trên thế giới hiện nay đều tồn tại hai cách tiếp cận chủ đạo đối với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
Theo cách tiếp cận thứ nhất, các quy phạm pháp luật được xây dựng theo hướng quy định trách nhiệm pháp lý đối với các bên sau khi đã xảy ra vi phạm. Theo đó các bên liên quan phải bồi thường thiệt hại sau khi đã xảy ra
30
thiệt hại thực sự. Các bên liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các hành vi sai sót của họ gây ra, nhưng chỉ sau khi bên bị thiệt hại khởi kiện ra tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Hệ thống quy phạm này bao gồm các quy định về quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng.
Theo cách tiếp cận thứ hai, các quy phạm pháp luật được xây dựng theo hướng điều chỉnh, ngăn chặn trước các hành vi vi phạm. Các quy phạm pháp luật mang tính phòng ngừa, ngăn chặn. Theo đó các bên liên quan phải chịu phạt kể cả trước khi có thiệt hại thực sự do đã vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng.
Nghiên cứu hai cách tiếp cận trên cho thấy, không có hệ thống quy phạm nào được xây dựng theo một trong hai cách có thể bảo vệ triệt để quyền lợi gửi tiền. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới thường kết hợp cả hai cách tiếp cận trên trong xây dựng các quy phạm pháp luật bảo vệ người gửi tiền. Điển hình là Pháp, Mỹ, Canada… Pháp luật của Việt Nam cũng cần được hoàn thiện theo hướng này.
Ở Việt Nam, pháp luật bảo vệ quyền lợi người gửi tiền có mối liên quan với nhiều ngành luật khác nhau và nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau . Trong đó có Bô ̣ lu ật dân sự, Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật BHTG…
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người gửi tiền như sau: Pháp luật bảo vệ quyền lợi người gửi tiền là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh gi ữa người gửi tiền và ngân hàng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.