Đánh giá chung về sự ảnh hƣởng của Phật giáo và Đạo giáo đến tín ngƣỡng thờ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo và đạo giáo đến tín ngưỡng thờ mẫu ở đồng bằng bắc bộ (Trang 98)

ngƣỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ

Giáo sư Ngô Đức Thịnh từng nhận xét: "Ở Việt Nam, dường như không có tôn giáo nào hoàn toàn trung thành với nguyên lý khởi thủy. Chúng buộc phải vận động, thay đổi, thích nghi với điều kiện xã hội lịch sử cụ thể và nhất là để phù hợp với nhu cầu tâm linh mang sắc thái dân tộc của các tín đồ. Ngược lại các tín ngưỡng bản địa vốn được hình thành một cách tự phát, không có các lý thuyết trừu tượng cũng đã dần vay mượn giáo lý của một số tôn giáo để tồn tại và phát triển". [55, 174] Đây có lẽ cũng là nhận xét chính xác với trường hợp của Phật giáo, Đạo giáo và thờ Mẫu ở Việt Nam. Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo đến tín ngưỡng thờ Mẫu một mặt mang đến cho tín ngưỡng này những mặt, những yếu tố tích cực, giá trị nhưng đồng thời cũng đem đến những yếu tố dễ bị lợi dụng, biến tướng thành tiêu cực.

Trước hết, cần phải thấy Đạo giáo và Phật giáo đã có những ảnh hưởng, tác động đến tín ngưỡng thờ Mẫu từ rất sớm và liên tục trong suốt lịch sử phát triển của tín ngưỡng dân gian này. Ngay khi mới du nhập, hai tôn giáo ngoại lai này đã nhanh chóng hòa nhập với văn hóa và không ngừng thâm nhập vào các loại hình tín ngưỡng bản địa, trong đó có thờ Mẫu. Những dấu ấn của Đạo giáo và Phật giáo trong thờ Mẫu đã có từ lớp thờ Nữ thần, Mẫu thần nguyên sơ và sau này lưu lại đậm nét nhất ở thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Ở khía cạnh tích cực, chính hai tôn giáo này đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo hoàn chỉnh và độc đáo cho tín ngưỡng dân gian này.

Đạo giáo vốn luôn được xem là tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất đến thờ Mẫu của người Việt. Sự tiếp thu của thờ Mẫu đối với Đạo giáo là rất sâu sắc, ở nhiều mặt, nhiều nội dung, đến mức nhiều nhà nghiên cứu coi thờ Mẫu như

94

một biểu hiện của Đạo giáo ở Việt Nam. Đó là quan niệm vũ trụ luận về Âm - Dương, Ngũ Hành, Ngũ phương, quan niệm gắn kết con người với tự nhiên. Là những ảnh hưởng của Đạo giáo thần tiên trong sự xuất hiện của các vị thần linh Đạo giáo trong điện thần thờ Mẫu hay việc các vị Thánh của thờ Mẫu được gắn thêm nguồn gốc tiên, là phong thái ung dung, tự tại, phóng khoáng, các phép thuật màu nhiệm của các vị Thánh hay phương thức cầu tiên. Hay những ảnh hưởng đậm nét của Đạo giáo phù thủy trong nghi lễ lên đồng và các hành vi ma thuật, bùa chú của thờ Mẫu. Tất cả cho thấy, Đạo giáo đã để lại dấu ấn đậm nét như thế nào trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Đạo giáo là chất tác nhân quan trọng trong quá trình diễn tiến từ thờ Nữ thần, Mẫu thần đến Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ so với thờ Nữ thần nguyên sơ đã có bước phát triển đáng kể về tính hệ thống, quy chuẩn. Sự thâm nhập của Đạo giáo đã giúp thờ Mẫu có được một hệ thống điện thần tương đối hệ thống và hoàn chỉnh với các phủ, các hàng, thứ bậc nhưng đều qui về vị thần chủ cao nhất là Thánh Mẫu, mang dáng dấp của các vị thần chủ của các tôn giáo hiện đại, đồng thời nó cũng thể hiện được một ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn, dân tộc, lòng yêu nước đã được linh thiêng hóa. “Đó cũng là một hệ thống tín ngưỡng đã bước đầu vượt nên trên tính phân tán, tùy tiện, hình thành một hệ thống các nơi thờ cúng, đền phủ, các phối tự với những tranh thờ và tượng thờ, lịch thờ cúng, lễ hội, các nghi lễ thờ cúng đã được chuẩn hóa khá chặt chẽ, trong đó tiêu biểu nhất là nghi lễ hầu bóng. Một tín ngưỡng bước đầu đã hình thành một cộng đồng các tín đồ với các thứ bậc khác nhau, phổ biến ở hầu khắp các tầng lớp xã hội khác nhau”. [58, 386]

Với Phật giáo, những dấu ấn của tôn giáo này trong thờ Mẫu tuy không phải mang tính "lên khuôn", định hình như với Đạo giáo nhưng những ảnh hưởng từ Phật giáo lại phát huy tác dụng rất lớn giúp thờ Mẫu có được sức lan tỏa mạnh mẽ cũng như sức sống bền bỉ. Đặc biệt, những ảnh hưởng từ Phật giáo luôn có sự chọn lọc cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu tâm linh của quần chúng.

95

Ở giai đoạn đầu Phật giáo mới du nhập, cũng là giai đoạn thờ Nữ thần, Mẫu thần gắn với tâm thức nông nghiệp nguyên sơ còn đang là nhu cầu tâm linh thiết yếu nhất với người Việt thì Phật giáo đã nhanh chóng có sự phối trộn với tục thờ Nữ thần, Mẫu thần để tạo ra hiện tượng thờ Phật Mẫu Man Nương và thờ Tứ pháp độc đáo. Từ tín ngưỡng thờ các nữ thần nông nghiệp, thờ các hiện tượng tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước, khi tiếp thu đạo Phật của Ấn Độ, người Việt đã sáng tạo lên hình tượng Phật Mẫu Man Nương và một dòng Phật giáo dân gian thờ Tứ Pháp hết sức đặc sắc. Câu chuyện Man Nương và sự ra đời của hệ thống Tứ pháp mang đậm những nét huyền bí, màu nhiệm của Phật giáo Mật Tông, lại gắn chặt với tục cầu mưa, vốn là điểm gặp gỡ chung của cả Mật tông và hệ tín ngưỡng nông nghiệp của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Sau này, ở thế kỷ XVI, trước những biến động của chính trị và xã hội, thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ xuất hiện, cùng với đó, sự kết hợp Phật giáo và thờ Mẫu cũng có sự thay thế bằng hình tượng Phật Bà Quan Âm. Cùng hướng tới đáp ứng nhu cầu của quần chúng về một hình tượng nữ thần uy linh, đại diện cho tinh thần từ bi có thể cứu vớt chúng sinh khỏi những đau khổ của cuộc sống trần thế, hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thâm nhập và kết hợp nhuần nhuyễn trong thờ Mẫu cả về mặt hình tượng lẫn tinh thần từ bi cứu độ. Nhờ những ảnh hưởng này của Phật giáo mà thờ Mẫu có được sức hút, sức lan tỏa mạnh mẽ, ở mọi tầng lớp từ bình dân đến trí thức, quý tộc, quan lại. Đó cũng là một trong những lý do giúp thờ Mẫu có được sức sống bền bỉ, nhất là trong sự hồi sinh của tín ngưỡng này những năm gần đây.

Bên cạnh những ảnh hưởng, tác động không thể phủ nhận của hai loại hình tôn giáo tín ngưỡng trên với thờ Mẫu thì cũng có những tác động mang tính tiêu cực, khiến thờ Mẫu trong một thời gian dài bị quy chụp vào hiện tượng "mê tín dị đoan", bị dè chừng, e ngại thậm chí là cấm đoán.

Bản thân thờ Mẫu vốn là loại hình tín ngưỡng dân gian bản địa lâu đời, là một hệ thống các tín ngưỡng ở các trình độ khác nhau, từ thờ Nữ

96

thần sơ khai nguyên thủy đến thờ Mẫu thần, Tam phủ, Tứ phủ mang tính hệ thống cao hơn. Do vậy, nó rất phức tạp, chứa đựng nhiều tàn tích cổ xưa, sùng thượng những yếu tố phù phép, điềm triệu, ma thuật ít nhiều không mấy phù hợp với xã hội hiện đại. Trên cái nền tảng ma thuật, phù chú vốn có này khi kết hợp với những yếu tố cũng không kém phần bí hiểm, huyền ảo của tôn giáo ngoại lai, đặc biệt là từ Đạo giáo, càng khiến cho thờ Mẫu bị coi như một thứ tín ngưỡng ma thuật, hỗn độn. Nhất là khi tính ma thuật bị đẩy quá cao hoặc bị lợi dụng sẽ lấn át đi những giá trị tích cực, đáng coi trọng của tín ngưỡng này, đồng thời gây biến tướng và gia tăng các hiện tượng mê tín dị đoan. Thực tế phát triển của thờ Mẫu cũng đã cho thấy đây là một hiện tượng tín ngưỡng có rất nhiều giá trị văn hóa, đạo đức nhưng đồng thời cũng là một trong những tín ngưỡng chứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm, phản văn hóa.

Không phải đến bây giờ thờ Mẫu mới bị xếp vào hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng nhạy cảm, bị e dè và cấm đoán, thực tế, trong lịch sử, rất nhiều thời kỳ thờ Mẫu bị các triều đại phong kiến xem nhẹ và hạn chế. Nhiều khi tầng lớp thống trị và nho sĩ thường chê bai và gán cho tín ngưỡng thờ Mẫu nhiều yếu tố tiêu cực, thậm chí đả kích vào cả các thánh Mẫu. Họ bài bác và gán cho tín ngưỡng này đậm yếu tố mê tín dị đoan, đặt nó ra ngoài không gian tư tưởng chính thống, đồng thời luôn tìm cách khống chế nó. Chẳng thế mà Tú Xương cũng từng viết một bài thơ đả kích hiện tượng lên đồng của thờ Mẫu với giọng điệu trào phúng đặc trưng:

Khen ai khéo vẽ sự lên đồng Một lúc lên ngay sáu bảy ông Sát quỷ, ông dùng thanh kiếm...gỗ Ra oai, bà giắt cái...khăn hồng Cô giương tay ấn tan tành núi Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông

Đồng giỏi sao đồng không giúp nước? Hay là đồng sợ súng thần công?

97

Sự phức tạp của thờ Mẫu, nhất là hiện tượng lên đồng chủ yếu nằm ở những nghi thức màu mè, khoa trương và mang nặng tính chất ma thuật, đồng bóng (vốn xuất phát từ những ảnh hưởng không nhỏ của cả Mật tông và Đạo giáo phù thủy) khiến tín ngưỡng này dễ bị biến tướng, lợi dụng vào mục đích cá nhân. Sự phức tạp ấy khi đi vào đời sống thành thị thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay đã bị thay đổi thêm rất nhiều, nặng về phô trương, diễn xướng mà bỏ qua cái hồn của tín ngưỡng. Với tâm lý "tốt lễ dễ kêu", người ta đua nhau nâng cao giá trị đồ lễ khi dự hầu đồng, rồi các ông đồng bà đồng nhân danh việc Thánh để trục lợi cá nhân, sự cuồng tín mù quáng của các con nhang đệ tử...đã làm biến dạng, méo mó bộ mặt của thờ Mẫu và Hầu đồng. Khi nhu cầu cá nhân được đặt lên cao hơn nhu cầu tâm linh như vậy, nét đẹp của thờ Mẫu và lên đồng cũng dần bị tàn phai, cái án "mê tín dị đoan" vì thế mà cũng sẽ khó để minh oan.

Thế nhưng, đó chỉ là "mặt tối" của tín ngưỡng này, mà "mặt tối" này hoàn toàn có thể khắc phục nếu có thái độ và biện pháp phù hợp. Khi đánh giá thờ Mẫu, cũng cần nhìn vào những mặt sáng của tín ngưỡng này để bảo tồn và phát huy chúng, bởi có lẽ sẽ không tìm thấy ở đâu, ở một tôn giáo tín ngưỡng nào đầy đủ lịch sử, văn hóa và truyền thống dân tộc như ở thờ Mẫu. Thờ Mẫu là một kho tàng đồ sộ của dân tộc, ở đó có tư duy, nhận thức của người Việt, những dấu ấn của quá trình giao lưu, những dòng chảy văn hóa khác nhau, có những ước vọng lớn lao được gửi gắm từ đời này qua đời khác, có lối sống, văn hóa và truyền thống đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là bản sắc của văn hóa dân tộc.

Trở lại với sự ảnh hưởng giữa Phật giáo và Đạo giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu, bên cạnh những ảnh hưởng rõ nét của hai tôn giáo ngoại lai này trong thờ Mẫu thì ta cũng bắt gặp không ít những ảnh hưởng ngược trở lại của tín ngưỡng thờ Mẫu đến hai tôn giáo này.

Như đã biết, giao lưu và tiếp biến văn hóa ở Việt Nam luôn là một quá trình hai mặt, có sự chấp nhận, học hỏi của những yếu tố bản địa nhưng cũng

98

có sự thích ứng, biến đổi của các yếu tố ngoại lai. Những tác động ngược trở lại của thờ Mẫu đến Phật giáo và Đạo giáo ở đồng bằng Bắc Bộ như vậy là phù hợp với xu thế chung của văn hóa Việt Nam.

Với Phật giáo, sự kết hợp với thờ Mẫu bản địa đã tạo ra một hiện tượng thờ cúng các Phật Bà tương đối nổi trội hay còn được coi như tính Nữ của Phật giáo Việt Nam. Điển hình là hình ảnh Phật Bà rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Dù ở Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói chung thì vẫn thờ cả "Phật ông" và "Phật bà" nhưng hình ảnh "Phật bà" vẫn được tôn sùng và có sức ảnh hưởng với tín đồ hơn cả. Ngay cả việc người Việt đặc biệt tôn sùng hình tượng Quan Âm cũng là một trong những đặc trưng cho thuộc tính Nữ của Phật giáo Việt Nam. Thực tế thì Quan Âm có nhiều biến thể nhất trong các Chùa Việt, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng hầu hết các biến thể này đều được diễn tả bằng hình tướng Nữ. Người Việt cũng có những vị Phật riêng của mình đều là Phật Bà như Phật Mẫu Man Nương, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện.

Điển hình hơn cả là việc thờ Mẫu xâm nhập vào không gian thờ cúng của Đạo Phật. Trong các chùa Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, hiện tượng thờ Mẫu là rất phổ biến. Thờ Mẫu đã đi vào Chùa và chiếm một thần điện riêng bên cạnh Phật điện, với phù chú, lên đồng, tàn hương, nước lã...lấn át cả nghi thức Phật giáo.

Đạo giáo và thờ Mẫu, nếu thoáng nhìn qua sẽ chỉ thấy những ảnh hưởng đậm nét của Đạo giáo trong thờ Mẫu nhưng nếu đào sâu, tìm hiểu, sẽ thấy, trong quá trình thâm nhập lẫn nhau, Đạo giáo cũng đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ thờ Mẫu.

Nếu như khởi nguyên từ Trung Hoa, thần linh Đạo giáo thường phần nhiều là đàn ông và do đàn ông làm chủ thì thiên đình Đạo giáo Việt Nam lại do nữ giới làm chủ. Cái nhìn của nhân dân đối với họ là cái nhìn của con đối với mẹ. Họ là các bà mẹ Thánh, các thánh Mẫu. Thế giới của Đạo giáo Trung hoa là thế giới của triều đình quân chủ, thế giới của Đạo giáo Việt Nam là thế giới của gia đình Việt Nam và người làm chủ thực sự là người Mẹ.

99

Thông qua việc thâm nhập, giao thoa với những loại hình tín ngưỡng dân gian bản địa trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu mà Đạo giáo đã có những chuyển biến thay đổi rõ nét khiến nó mang những màu sắc rất Việt Nam, nó phải chú trọng đến sự đáp ứng của nhu cầu cầu xin (cầu đảo, phù chú, đồng cốt...) hơn là biện luận và tìm cách đào luyện các thần dược để thành tiên, trường sinh bất lão.

Ngoài ra, thờ Mẫu cũng được coi là nơi lưu giữ tốt nhất những dấu ấn của tôn giáo này nhất là khi Đạo giáo với tư cách một tôn giáo đã sớm lụi tàn từ lâu ở Việt Nam.

Như vậy, sự ảnh hưởng của Đạo giáo và Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ một mặt đã giúp thờ Mẫu rất nhiều trong việc tiến dần đến tính khuôn mẫu, hệ thống hóa, đồng thời gia tăng các giá trị văn hóa độc đáo cũng như tạo đà cho thờ Mẫu lan tỏa và có chỗ đứng vững chắc trong văn hóa dân tộc. Đồng thời, thờ Mẫu cũng đã có những tác động không nhỏ, biến đổi nhiều nội dung Đạo giáo và Phật giáo phù hợp với đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt. Nhưng có lẽ lợi ích hơn cả mà Đạo giáo, Phật giáo và thờ Mẫu nhận được từ quá trình phối trộn này là sự đón nhận, hưởng ứng của người Việt, nhờ đó mà chúng có được sức sống lâu dài, bền bỉ và dấu ấn đậm nét trong văn hóa dân tộc.

Xu hướng tác động, ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay vẫn đang tiếp diễn và có những biến đổi trước sự tác động không nhỏ của bối cảnh văn hóa xã hội mới. Chẳng hạn như việc thờ Mẫu tiếp thu cả những thần linh, tượng thờ của Phật giáo vào trong không gian thờ cúng cũng như nghi lễ của mình như việc đưa Quan Âm Bồ Tát vào ban thờ hay việc sử dụng một số bài Kinh, những nghi lễ của nhà Phật trong hoạt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo và đạo giáo đến tín ngưỡng thờ mẫu ở đồng bằng bắc bộ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)