Phật giáo từ khi vào nước ta đã nhanh chóng xác định đi theo con đường bình dân, đại chúng, đem tinh thần "từ, bi, hỉ, xả" đến với đông đảo chúng sinh. Với triết lý từ bi, bình đẳng trên, cùng với phương châm "khế cơ khế lý", Phật giáo nhanh chóng nảy sinh các dòng Phật giáo khác nhau, trong đó, được đón nhận và phổ biến rộng rãi là dòng Phật giáo dân gian. Một trong những đặc trưng của Phật giáo dân gian là có sự thâm nhập, ảnh hưởng rất sâu đậm với các loại hình tín ngưỡng dân gian, bao gồm cả tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là sự xuất hiện của hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
56
Ở nước ta, hai hình tượng Phật giáo nổi bật và được thờ phụng phổ biến là Phật tổ và Quán Thế Âm Bồ Tát. Như đã biết, Phật tính được thể hiện qua hai dạng: trí tuệ (hiện thân là Bồ Tát Văn Thù) và từ bi (hiện thân là Quán Thế Âm Bồ Tát). Kinh Phật (Diệu pháp liên hoa) coi Bồ tát là biểu tượng của tinh thần "từ, bi, hỉ, xả" luôn xuất hiện để cứu độ chúng sinh - một biểu trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - có lẽ đó là lý do chính để Quán Thế Âm Bồ Tát trở thành hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong đời sống Phật tử. Tuy nhiên, hình ảnh Quan Thế Âm ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lại có những biến thể với chi tiết, hình thái riêng, bộc lộ bản sắc riêng của cộng đồng cư dân đó.
Bồ Tát Quán Thế Âm là thần linh, một nhân vật huyền thoại đã diễn biến về hình tướng qua các bước cụ thể cơ bản. Quan Âm có đến 33 hóa thân khác nhau, hoặc xuất phát từ kinh, hoặc xuất phát từ Phật thoại. Nhưng không phải có nhiều Quan Âm mà có nhiều mẫu hình tướng Quan Âm biểu thị nhiều nội hàm khác nhau ít nhiều phát triển, kế thừa từ nguyên mẫu Quan Âm Tọa Sơn ở Potalaka.
Bồ tát Quán Tự Tại (cũng là Quán Thế Âm) ngồi trên kim cang bửu thạch ở Potalaka là hình mẫu đầu tiên của hình tượng Bồ Tát Quan Âm Tọa Sơn thuộc Phàm tướng và về sau phát triển thành Quan Âm Nam Hải thuộc Thần tướng. Đó là Bồ Tát Quán Tự Tại trong kinh Hoa Nghiêm.
Quán Thế Âm là biểu tượng đặc trưng của Tịnh Độ tông trong bộ ba Di Đà tam tôn gồm Phật A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, Dương Chi Quan Âm hay Quan Âm Nam Hải Nghìn tay có tượng A Di Đà trên đầu trong kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Bi Hoa. Khi Mật tông phát triển đến đỉnh cao, nhiều vị Phật và Bồ tát bị Mật tông hóa về nội hàm, nghi thức và tạo tượng, trong đó có Quán Thế Âm. Hình tượng Thiên Thủ Quan Âm sử dụng ấn Phổ Lễ đến ấn Chuẩn Đề và các ấn khác là minh chứng cho quá trình Mật tông hóa Quan Âm đạt đến đỉnh cao. Hình tượng đó nhằm đáp ứng tư tưởng Quán Thế Âm đâu đâu cũng có mặt để kịp thời cứu khổ cứu nạn.
57
Mật tông tập trung chủ yếu vào biểu tượng Đại Nhật Như Lai, nên các thần chú, hình tượng, pháp khí, nghi lễ đều có những quy định nghiêm ngặt và được thể hiện dưới hình thức vô cùng phức tạp, khác lạ... Vì vậy, các hình tượng Phật, Bồ tát trong Mật tông thường được biểu trưng bằng những uy lực vô biên. Nói đến hình tượng Bồ tát trong Mật tông là nói đến sáu vị Quan Âm (Lục Quan Âm) tiêu biểu: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm, Thánh Quan Âm, Mã Đầu Quan Âm, Thập Nhất Diện Quan Âm, Chuẩn Đề Quan Âm và Như Ý Luân Quan Âm.
Dù có nhiều biến thể qua các thời kỳ, các quốc gia khác nhau nhưng tinh thần từ bi, cứu khổ của Quán Thế Âm thì không bao giờ thay đổi, nó chỉ là sự thay đổi, bổ sung để nhằm mở rộng ngày càng nhiều đối tượng được cứu thế và cách thức cứu thế mà thôi. Nếu như Tịnh Độ tông coi Quán Thế Âm Bồ Tát là người tiếp dẫn chúng sinh sang cõi Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà thì đến Mật tông, hình tượng Quán Thế Âm kết hợp từ các nét trên khuôn mặt, tay, mắt, pháp khí cũng như thế ngồi (hàng ma) tạo thành một tổng thể pháp lực, với những công năng diệu dụng phá tan ba chướng (nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng). Do đó, hình tượng Quan Âm Mật tông biểu hiện tinh thần từ bi, cứu độ thường gắn với những phép thuật huyền bí, thể hiện khát vọng được che chở, bảo bọc dưới quyền năng màu nhiệm của quần chúng nhân dân. Cũng chính vì đặc trưng này mà hình tượng Quán Thế Âm được đẩy đi xa, được tôn sùng và có nhiều biến thể nhất trong hệ thống thần linh Phật giáo.
Xuất phát từ triết lý chủ đạo là từ bi và tinh thần cứu độ chúng sinh làm nền tảng, thêm vào đó là ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố Mật tông, Phật giáo dân gian nhìn hệ thống Phật là một hệ thống gồm các đấng siêu nhiên. Các vị này với lòng từ bi sẽ dùng những năng lực siêu nhiên của mình để cứu độ chúng sinh. Đối với Phật giáo dân gian, niềm tin là yếu tố nổi bật. Người đi lễ có niềm tin tuyệt đối vào các vị Phật, tin vào những tha lực được các vị Phật ban xuống nhằm đáp ứng lời cầu xin của họ hay để ban phúc, giáng họa
58
mà ít chú ý tới triết lý hay lý tưởng sống của Phật giáo. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở Việt Nam tất nhiên cũng có sự ăn nhập với tinh thần và mô thức đặc trưng này của Phật giáo dân gian. Mặc dù, hình thái tôn thờ Quán Thế Âm có khác nhau nhưng hầu hết đều toát lên tâm nguyện từ bi, lắng nghe và đồng cảm với nỗi đau khổ của chúng sinh.
Một khía cạnh khác không thể không nhắc tới khi bàn đến hình tượng Quán Thế Âm là sự chuyển đổi về giới tính của hình tượng Quan Âm trong các biến thế. Phật điển, Phật thoại và các tác phẩm điêu khắc còn lại cho thấy, tại Ấn Độ - quê tổ của Phật giáo- cho đến các quốc gia trong vùng, đều hình dung Ngài ở dạng nam thân, kể cả Trung Hoa cho đến trước thế kỷ X. Thế nhưng, sau thế kỷ X, hình tượng Quan Âm ở Trung Hoa đã có một sự biến thể độc đáo thành Phật Bà mà lý do chính là sự xuất hiện và vai trò của hệ tư tưởng Nho giáo trong đời sống xã hội. Hình tượng Quan Âm ở Việt Nam sau thế kỷ X cũng theo hình tượng này. Ở Việt Nam, tranh tượng và truyện kể dân gian còn lại (bao gồm truyện cổ tích, truyện thơ Nôm...) thường hình dung Quan Âm Bồ Tát theo 3 hình ảnh: Phật bà nghìn mắt nghìn tay (Quan Âm thiên thủ thiên nhãn), Quan Âm Nam Hải (còn gọi là Quan Âm Tọa Sơn), và Quan Âm Thị Kính. Tất cả đều mang giới tính Nữ.
Với trường hợp của Việt Nam, việc Quan Âm mang giới tính Nữ được coi như một trong những điều khiến cho vị Bồ Tát này được tôn sùng và phổ biến rộng rãi hơn hẳn những thần linh khác của Phật giáo. Và cũng chính yếu tố này góp phần quan trọng cho việc thâm nhập và để lại dấu ấn sâu đậm của Ngài ở một trong những tín ngưỡng bản địa lâu đời và tiêu biểu nhất của người Việt - tín ngưỡng thờ Mẫu.
Truyền thống của người Việt, bao gồm cả tôn giáo tín ngưỡng là tôn thờ Nữ thần đi đôi với việc đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình, thêm vào đó là tính thực dụng, ưa phù chú, bùa phép cứu độ. Với hình ảnh là một phụ nữ, Quán Thế Âm Bồ Tát với uy lực siêu phàm, phép thuật nhiệm màu và tinh thần từ bi cứu khổ rất phù hợp với truyền thống, tâm lý của
59
người Việt. Quán Thế Âm Bồ Tát có những điểm tương đồng, gần gũi với đặc trưng tôn thờ Nữ tính, đáp ứng mong ước được che chở, phù độ và tính phù chú, bùa phép của thờ Mẫu.
Sự biến đổi giới tính của Quán Thế Âm chính là một trong những yếu tố góp phần đẩy hình tượng tôn giáo ngoại lai này đến sự phối trộn độc đáo với thứ tín ngưỡng bản địa lâu đời như thờ Mẫu. Theo các tài liệu nghiên cứu thì việc tôn sùng và thờ phụng Quan Âm ở Việt Nam là sản phẩm nhập khẩu rất sớm từ Trung Hoa. Những ảnh hưởng từ các Phật thoại Trung Hoa về Quán Thế Âm đã có ở người Việt từ rất sớm nhưng chỉ đến thế kỷ XVI thì việc thờ cúng Quan Âm ở Việt Nam mới thực sự sôi động. Đặc biệt, Quan Âm ở Việt Nam được mặc định là mang giới tính nữ, được thờ phụng và tôn xưng như một Nữ thần hoặc ít nhất, ở Việt Nam hiện nay, không có dấu tích nào chứng tỏ Quan Âm từng được thờ với giới tính Nam.
Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đã du nhập vào Việt Nam từ khá sớm nhưng chỉ đến sau thế kỷ XV, hình tượng này mới trở lên nổi trội. Đáng chú ý là thời kỳ này cũng là thời kỳ đánh dấu bước phát triển mới của thờ Mẫu - sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh - vị thần chủ của điện thần Tam Phủ, Tứ Phủ. Sự trùng hợp này được cho là xuất phát từ cùng một nguyên nhân: bối cảnh xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến đỉnh cao.
Sau thế kỷ XV, Nho giáo cường thịnh, Phật giáo bị o bế trong những chế định hà khắc của thời Lê Sơ. Đây cũng là thời kỳ khá phức tạp của Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là giai đoạn khởi phát trở lại của nhiều loại hình tôn giáo tín ngưỡng, mà sự ảnh hưởng lẫn nhau của những tín ngưỡng này đã làm nên những giá trị văn hóa rất đặc trưng. Bên cạnh Phật giáo, thì Nho Giáo, Đạo Giáo, Đạo Mẫu cũng được phát triển mạnh mẽ. Ngôi chùa Việt từ xưa vốn đã không thuần túy chỉ là một ngôi chùa thờ Phật, mà là nơi hợp nhất các tư tưởng tôn giáo, đến giai đoạn này lại tiếp tục tìm được những giá trị mới trong sự giao thoa của các luồng tư tưởng.
60
ghi nhận rõ nhất qua trường hợp của thờ Mẫu với sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Như Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn từng nhận xét: "Sự thờ phụng Mẫu Liễu ra đời trong bối cảnh hòa trộn những yếu tố tưởng như không thể như vậy. Đây là dạng tôn giáo không thuần gốc. Người ta có thế nhận thấy nhiều những biểu hiện khác nhau, hay nói cách khác là vay mượn những "kỹ thuật" và phương pháp của tôn giáo khác để cấu trúc nên một tôn giáo mới". [69, 54 - 55] Thực vậy, thờ Mẫu không chỉ mượn "kỹ thuật" và phương pháp của các tôn giáo ngoại lai mà còn kéo luôn những vị thần của các tôn giáo này để kết nạp vào điện thần của mình, trong đó có hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo.
Sự phối trộn và ảnh hưởng của hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và thờ Mẫu đương nhiên xuất phát từ những điểm gần gũi tương đồng của hai yếu tố tôn giáo tín ngưỡng này, tuy rằng mục đích của chúng khi thâm nhập lẫn nhau là khác biệt, thậm chí có phần đối lập.
Thờ Mẫu ở giai đoạn này đang hướng đến một bước phát triển đáng kể từ tục thờ Nữ thần, Mẫu thần đến thờ Tam phủ, Tứ phủ, từ một tín ngưỡng vốn tản mạn, rời rạc, nay bước đầu có một hệ thống tương đối nhất quán về điện thần và các phủ, các hàng tương đối rõ rệt. Một điện thần với hàng mấy chục vị đã qui về một vị thần cao nhất là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mục đích thu nạp của thờ Mẫu rất rõ ràng là để "cấu trúc nên một tôn giáo mới" có tính hệ thống, chuẩn mực hơn, đồng thời đáp ứng được đầy đủ nhất nhu cầu tâm linh của người Việt. Trong giai đoạn này, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp phai nhạt dần, nhưng trong điện thờ Mẫu, các thế lực tự nhiên này lại được hóa hình trong các nhân vật Thánh mẫu của Tam Phủ, Tứ phủ như: Mẫu thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, biểu tượng cho sự cai quản cả một vùng miền. Đồng thời thiên chức các nhân vật này còn quan tâm một cách sâu sắc hơn đến thân phận của từng con người. Đặc biệt là sau khi có sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng các truyền thuyết về bà. Sự nhập điện của Mẫu Liễu Hạnh vào điện thần thờ Mẫu và đã trở thành vị thần được sùng bái
61
nhất trong dân gian với ngôi vị Thánh Mẫu Thượng Thiên. Thậm chí chúa Liễu còn hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn, rồi Mẫu Thoải.
Ngược lại với quá trình này thì Phật giáo, đặc biệt hình tượng Phật nữ trong dân gian lại là một quá trình dân gian hóa các học thuyết cao siêu của đạo Phật để các lý thuyết đó có thể đáp ứng được đầy đủ các sở nguyện của dân gian. Đặc biệt bối cảnh xã hội Việt Nam vào thế kỷ XVI, XVII, XVIII là bối cảnh của các cuộc nội chiến tranh dành quyền lực giữa các thế lực thống trị. Trong cái xã hội rối ren đó, việc tìm về với đời sống tâm linh là một tâm lý tất yếu. Nhưng đồng thời, kiếp người đau khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ cũng lại là những người phụ nữ Việt trong sự kìm kẹp của những thiết chế Nho giáo. Do đó một trong những sự giải thoát bằng tinh thần chính là việc tìm về với Phật giáo. Nếu ở các thế kỷ trước Phật giáo xâm nhập vào xã hội Việt, hòa cùng tín ngưỡng bản địa Việt để sinh ra hình thức Phật Mẫu Tứ Pháp với những quyền năng siêu việt, giúp cho mưa thuận gió hòa, thích ứng với nhu cầu tín ngưỡng của người làm nông nghiệp. Thì đến giai đoạn này nhu cầu cứu khổ cứu nạn lại là một nhu cầu cấp thiết hơn. Hình ảnh Quan Âm Bồ Tát vốn là một vị bồ tát Nam nhưng ngay từ khi xâm nhập vào đất Việt đã chuyển hóa thành dạng nữ, đến thế kỷ này càng đặc biệt nở rộ.
Bên cạnh đó sự phát triển của thương nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tín ngưỡng thờ Quan Âm. Những truyền thuyết về Quan Âm Thị Kính, Quan âm Nam Hải (hay nàng công chúa Ba) lần lượt được xâm nhập vào văn hóa Việt Nam và được Việt hóa hoàn toàn với các địa danh cụ thể trên đất Việt. Các thân phận của các Bà trong các truyền thuyết kể trên đã tìm được những sự đồng cảm xã hội. Do đó, điện Phật Việt Nam từ thế kỷ XVI trở đi cũng ngày càng được mở rộng hơn. Các hình tượng như Quan âm Thị Kính, Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm Nam Hải… xuất hiện ngày càng nhiều. Một ngôi chùa Việt nhiều khi không chỉ có một tượng Quan Âm mà bao hàm tất cả những Quan âm kể trên. Mỗi vị có một chức năng khác
62
nhau, nhưng chung qui luôn là sự cứu độ gấp gáp cho nhân gian.
Rõ ràng là, thờ Mẫu và Phật giáo luôn có lý do để song hành cùng với nhau. Ở giai đoạn đầu du nhập, Phật giáo đã có một sự phối trộn hoàn hảo với tín ngưỡng nông nghiệp để nhào nặn nên hình tượng Phật Mẫu thì ở giai đoạn sau này, với mục đích cứu độ chúng sinh và sự tương đồng về giới tính, chức năng, hình tượng các Thánh Mẫu và hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đã nhanh chóng bắt cặp với nhau, sản sinh ra một trong những hình tượng tiêu biểu trong đời sống tâm linh người Việt - Phật Bà Quan Âm, Quan Âm Thánh Mẫu.
Là hình tượng tiêu biểu của Phật giáo dân gian, cho nên, Quán Thế Âm ở Việt Nam cũng được xây dựng theo mô típ gần gũi và khá đời thường như bất kỳ một thần linh nào khác của người Việt. Quan Âm của người Việt