Hoàn thiện thể chế và chính sách

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc (Trang 85)

Để giải quyết tốt các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển giáo dục, y tế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc thì việc tạo lập một cơ sở hành lang pháp lý là rất quan trọng và cần tập trung vào các vấn đề sau:

Hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt việc phân cấp, phân nhiệm, làm rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, của các cá nhân, đặc biệt là của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý từ cấp cơ sở cả về nhân lực, cơ sở vật chất và ứng dụng các biện pháp công nghệ mới trong quản lý. Xây dựng nền hành chính điện tử.

Tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng công tác hành chính trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước. Đào tạo, tuyển dụng cán bộ,

công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy với công việc và nhân dân, sẵn sàng loại bỏ các vị trí hoạt động không hiệu quả, dư thừa. Các cơ quan hành chính phải được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả thực sự hơn nữa cơ chế “một cửa” ở cả 3 cấp. Khuyến khích các đoàn thể xã hội tham gia vào quản lý một số lĩnh vực công, tăng cường vai trò giám sát cộng đồng.

Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức viên chức. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đến từng cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm chỉnh và khách quan Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ về danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ công chức, viên chức. Tập trung thực hiện Quyết định 144/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 – 2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng; khắc phục và đẩy lùi hiệu quả tình trạng tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng. Kiên quyết xử lý và xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, lợi dụng quyền chức hạch sách nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện nghiêm các chế độ về sử dụng xe công, điện thoại, chi tiêu hội nghị, tiết kiệm điện, xăng dầu.

3.2.2. Thực hiện các chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế gắn chặt với việc giải quyết các vấn đề xã hội

Có tăng trưởng kinh tế mới có cơ sở, nguồn lực giải quyết các vấn đề xã hội. Để tăng trưởng bền vững thì tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng xã hội, hướng vào hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, thực hiện các chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế gắn chặt với việc giải quyết các vấn đề xã hội là biện pháp cần thiết (để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững) và cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Ưu tiên phát triển những ngành nghề có sử dụng nhiều lao động, những công nghệ thâm dụng lao động để tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Tập trung đầu tư, ưu tiên cho các ngành như may mặc, chế biến nông sản, lắp ráp thiết bị…phát triển, từ đó giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích cho các doanh nghiệp tuyển và sử dụng lâu dài lao động nông thôn, người thuộc hộ nghèo, người có công với cách mạng, con em thương binh, gia đình liệt sỹ, những người tàn tật nhưng có khả năng lao động.

Khuyến khích xuất khẩu lao động, ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề và học tiếng cho các đối tượng lao động nông thôn nằm trong diện bị thu hồi đất, các đối tượng chính sách.

Thực hiện dồn điền đổi thửa, cơ khí nông nghiệp, nông thôn. Tăng năng suất lao động nông nghiệp và lao động khu vực nông thôn nhằm tăng thu nhập dân cư khu vực nông thôn thông qua: Tạo điều kiện tập trungphương tiện sản xuất kinh doanh (như đất canh tác) cho người lao động; Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng mở rộng các hoạt động dịch vụ trong khu vực nông thôn; Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển

các cây trồng mới: thực phẩm chất lượng cao, hoa cây cảnh cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các khu vực khác trong tỉnh.

Tạo điều kiện và hướng dẫn các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát triển. Hỗ trợ về vốn, công nghệ và thị trường cho các doanh nhiệp tư nhân, các cửa hàng sản xuất nhỏ, nhất là ở khu vực nông thôn để vừa phát triển kinh tế, vừa tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân.

3.2.3. Thực hiện xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội

Giải quyết tốt các vấn đề xã hội có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững nhưng đây là vấn đề rất rộng và giải quyết chúng là một công việc khó khăn. Chính vì vậy mà thực hiện xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội là một công việc hết sức cần thiết để mang lại hiệu quả cao giúp tạo việc làm, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân…Xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội được hiểu chung nhất là sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội vào một hoạt động nhất định và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.

Ở Vĩnh Phúc trong những năm qua hoạt động xã hội hóa các vấn đề xã hội cũng đã được triển khai và mang lại một số hiệu quả như: tạo điều kiện cho người dân tham gia vào hoạt động ủng hộ giúp đỡ người nghèo, người có công, gia đình chính sách, lập quỹ khuyến học…Tuy nhiên, để hoạt động xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội đạt hiệu quả cao hơn cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Ủy quyền cho các tổ chức xã hội hay các công ty tư nhân cung ứng một số dịch vụ xã hội mà tỉnh có trách nhiệm bảo đảm và thường có nguồn kinh phí từ ngân sách (giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải...). Các tổ chức và công ty được ủy quyền phải tuân thủ những quy định của nhà nước và được tỉnh cấp kinh phí và hoạt động theo định hướng của tỉnh.

Chuyển giao trách nhiệm cung ứng các dịch vụ xã hội cho một số tổ

chức ngoài nhà nước có điều kiện thực hiện có hiệu quả (đào tạo, khám chữa bệnh, tư vấn, giám định). Các tổ chức ngoài nhà nước (như các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội) này được khuyến khích hoạt động theo cả 2 cơ chế vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Tỉnh phải có cơ chế và chính sách để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức này.

Tạo điều kiện để tất cả mọi người có điều kiện có thể dễ dàng tham gia vào việc giải quyết, phát triển các vấn đề xã hội, mở rộng các hình thức tổ chức xã hội hóa như thành lập các hội, các tổ chức để mọi người dân có thể giao lưu, cùng bàn bạc, tìm phương án giúp đỡ những hộ nghèo, tìm việc làm cho người lao động, lập các quỹ để ủng hộ hoặc cho các gia đình khó khăn vay ưu đãi. Thành lập các quỹ khuyến học huy động lòng hảo tâm của những người có điều kiện, những doanh nghiệp, và của toàn dân. Tuy nhiên, hoạt động của các hội, các tổ chức, các quỹ này phải công khai rộng rãi đến tất cả mọi người để mọi người hiểu và tham gia tích cực hơn. Tuyệt đối tránh thái độ cửa quyền, hách dịch trong hoạt động của các tổ chức, các hội này với cả người giúp đỡ và người được giúp đỡ.

Hàng năm tỉnh cần có tổng kết và tuyên dương, khen ngợi những cá nhân, tổ chức, đoàn thể tham gia tích cực giúp đỡ cho việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, thông qua đó tuyên truyền rộng rãi đến người dân, kêu gọi sự tham gia của toàn xã hội cùng chung tay giải quyết các vấn đề xã hội cùng nhà nước.

3.2.4. Tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người lao động

Muốn giải quyết triệt để vấn đề đói nghèo, phát triển giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội thì điểm mấu chốt là phải tạo ra việc làm cho người lao động. Bởi vì, khi có việc làm người lao động sẽ có thu nhập, họ sẽ có điều kiện đầu tư cho con cái họ học hành, khám chữa bệnh tốt hơn, và khi có thu

nhập khấm khá là họ đã thoát khỏi đói nghèo. Chính vì vậy mà tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như tăng tỷ lệ thời gian lao động của lao động nông thôn, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp là một điều hết sức quan trọng để làm điểm gốc trong giải quyết các vấn đề xã hội được tốt hơn. Để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong những năm tới trong tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung vào giải quyết một số vấn đề sau:

Giải quyết việc làm gắn với nông nghiệp, nông thôn: Thực hiện các chương trình dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn, phát triển chăn nuôi bò, lợn, cải tạo vùng trũng để nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả, hoa, rau sạch và cây dược liệu; những địa phương thừa lao động, thiếu đất có điều kiện thì chuyển dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Phát triển và hỗ trợ cho các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết việc làm trong công nghiệp, giao thông, xây dựng: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút đầu tư để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các cụm, khu công nghiệp, phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, mở mang phát triển giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đô thị...

Giải quyết việc làm trong thương mại, du lịch, dịch vụ: Chú trọng nâng

cao chất lượng dịch vụ du lịch, quảng bá và nâng cao hình ảnh về các địa điểm du lịch của tỉnh như Khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên, Đầm Vạc… từ đó thu hút nhiều hơn khách du lịch đến với Vĩnh Phúc và cũng sẽ tạo điều kiện cho lao động làm trong lĩnh vực này có việc làm, tăng thêm thu nhập.

Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Tiếp tục rà soát các doanh nghiệp, lựa chọn doanh

nghiệp thực hiện có hiệu quả tốt, có thị trường ưu đãi người lao động. Tăng cường đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện dạy ngoại ngữ, dạy nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng đào tạo lao động đi xuất khẩu để khi được phân bổ chỉ tiêu thì người lao động có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài.

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động. Tiếp tục cho vay vốn theo các dự án nhỏ hỗ trợ việc làm, dành các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với người thất nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng thu hút nhiều lao động. Giải ngân hiệu quả nguồn vốn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm, khai thác thông tin thị trường lao động, giới thiệu được nhiều chỗ làm việc cho người lao động.

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về chế độ Bảo hiểm thất nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính Phủ; Kế hoạch rà soát, cập nhật thông tin biến động cơ sở dữ về cung, cầu lao động; Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định của Pháp luật Lao động về tiền lương tại doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tổ chức điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động năm 2012 và những năm tiếp theo, điều tra tình hình thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và lao động, tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.

Triển khai kiểm tra, giám sát đánh giá chỉ tiêu tạo việc làm mới và cho vay của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm; Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý lao động của các địa phương, cơ sở. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình về biến động lao động, việc làm để có những giải pháp chỉ đạo kịp thời. Duy trì thường xuyên việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm theo định kỳ.

Để người lao động dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm và có thu nhập thì cần hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Để hỗ trợ dạy nghề cho người lao động tỉnh cần tập trung vào một số vấn đề sau.

Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2010 – 2015. Hoàn thành Đề án "Quy hoạch phát triển

mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030" và Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh về phát triển đào tạo nghề đến người lao động để có nhận thức đầy đủ đúng đắn về học nghề trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, đặc biệt là các hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục những yếu kém trong công tác dạy nghề.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng theo quy định của Luật Dạy nghề; Hoàn thiện chương trình, giáo trình dạy nghề trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động - TB&XH và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.

Đa dạng hoá loại hình đào tạo; Mở rộng liên kết đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để

đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời tạo việc làm cho người lao động sau khi học nghề.

3.2.5. Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa tạo điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội

Để phát triển kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội thì việc phát

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)