Giai đoạn từ 1997 – 2000

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc (Trang 37)

Ngày 1/1/1997 khi mới được tái lập (theo Nghị quyết ngày 26/11/1996 về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ của Quốc hội khóa IX), Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người là 140USD, chỉ bằng 47,8% mức bình quân của cả nước, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 52% giá trị GDP, công nghiệp chỉ chiếm có 12,86%. Trình độ công nghệ, thiết bị của hầu hết các doanh nghiệp còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt dưới 100 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 1997 – 2000, tốc độ tăng GDP của Vĩnh Phúc đạt 17,8%/năm (mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII là 18 – 20%) trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 42,55%/năm, dịch vụ tăng 11,85%, nông nghiệp tăng 5,7%/năm. Đặc biệt trong thời kỳ 1998 – 2000 tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh đạt 18,12%. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1997 – 2000 tăng bình quân 75,7%, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tăng bình quân 5,8%, giá trị các ngành dịch vụ tăng 13,7%, sản lượng lương thực bình quân đạt 35,6 vạn tấn/năm, đặc biệt năm 2000 đạt 40,2 vạn tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 20,978 triệu USD, trong đó xuất khẩu địa phương 7,75 triệu USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 12,86% năm 1997 lên 39,18% năm 2000, tương ứng tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm từ 52,54% xuống còn 29,3%.

Cùng với mức tăng trưởng nhanh về kinh tế thì thu nhập bình quân đầu người GDP/người của tỉnh cũng tăng đáng kể. Năm 1995, thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc mới chỉ có 1,23 triệu đồng (bằng 40,9% mức bình quân cả nước); năm 1997 tăng lên 1,89 triệu đồng (bằng 53,5 mức bình quân cả nước); nhưng năm 2000 con số này của tỉnh đạt 3,83 triệu đồng (bằng 67,2% của cả nước).

2.1.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay

Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, kinh tế Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển vượt bậc và toàn diện, tốc độ tăng trưởng của tỉnh luôn đạt ở mức cao. Tính chung cả giai đoạn 2001 – 2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5%/năm, trong đó: nông, lâm thủy sản tăng 60%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm.

Bảng 2.1: Tăng trƣởng kinh tế Vĩnh Phúc từ 2001 – 2011 Đơn vị tính: %

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Mức TTKT của Vĩnh Phúc 11,93 12,9 17,50 14 17,50 19,76 21,86 17,77 8,34 19,1 14,83 Tốc độ TTKT của cả nước 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,48 6,23 5,32 6,78 5,89

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc từ 2001 – 2011 hầu hết đều đạt trên 11% (trừ năm 2009 là 8,34% do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008), năm đạt tốc độ

tăng trưởng cao nhất là 2007 (21,86%), tiếp theo là các năm 2006 (19,76%), 2010 (19,1%), 2008 (17,77%), 2005 và 2003 (17,50%), 2011 (14,83%), 2004 (14%), 2002 (12,9%), 2001 (11,93%), và năm thấp nhất là 2009 với mức tăng chỉ có 8,34% . Nhìn chung tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước.

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (tính theo giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% so với Vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 67,2% so với mức bình quân cả nước. Năm 2002, con số này là 4,62 triệu đồng, quy ra USD theo tỷ giá hối đoái chính thức đạt 302USD, năm 2005 đạt 515USD. Nhưng đến năm 2007 GDP/người của tỉnh đã đạt 15,74 triệu đồng cao hơn mức trung bình đồng bằng sông Hồng (14,5 triệu đồng) và mức bình quân của cả nước (13,421 triệu đồng). Năm 2008 GDP/người (theo giá thực tế) đạt 22,2 triệu đồng (tương đương 1.300USD, cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân cả nước 17,2 triệu đồng). Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 33,6 triệu đồng (tương đương 1.630USD, gấp 3,45 lần so với năm 2005 và gấp gần 12 lần so với năm 1997), cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh đồng bằng sông Hồng là 25,5 triệu đồng.

Biểu đồ 2.1. GDP/ngƣời tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nƣớc và vùng ĐBSH

Đơn vị: Triệu đồng, giá hiện hành

Nguồn: Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ - Bộ KH & ĐT, 2009

Như vậy, xét về GDP/người Vĩnh Phúc có ưu thế khá thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2007 xếp thứ 11 và năm 2008 xếp thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước (chỉ thấp hơn các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vùng Tàu và Cần Thơ).

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu so sánh tỉnh Vĩnh Phúc so với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2008

Tỉnh, thành phố GDP/ngƣời (Tr.đ, giá hh) Tỷ lệ đô thị hóa (%) Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Vĩnh Phúc 22,2 21,0 42,9 10,4 Hà Nội 28,1 42,0 45,0 5,2 Hải Phòng 23,3 40,8 50,0 5,7 Bắc Ninh 19,7 17,9 37,8 7,7 Hải Dương 13,5 16,4 34,3 8,1 Hưng Yên 12,9 11,2 35,0 8,0 Quảng Ninh 19,9 44,6 42,5 22,2 Cả nƣớc 17,2 28,1 37,5 12,8 Vùng KTTĐ Bắc Bộ 20,7 33,2 42,0 6,4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Viện Chiến lược phát triển Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong thời kỳ 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng tăng 12,01 điểm (%) từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24 điểm (%) so với năm 2005) và năm 2008 giảm đôi chút xuống 57,50% và tiếp tục giảm còn khoảng 56,2%năm 2010; khu vực dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP từ 27,86% năm 2005 xuống 24,48% năm 2008 sau đó tăng lên 28,9% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm 2000 xuống còn 19,45% vào năm 2005, 14,9% năm 2010 và 12,86% năm 2011. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng còn chậm.

Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2010

TT Ngành kinh tế 2000 2005 2010

1 GDP giá thực tế (tỷ đồng)

Tổng số 3.592 8.872 33.903

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.040 1.726 5.054 Công nghiệp – xây dựng 1.461 4.675 19.041

Dịch vụ 1.091 2.472 9.808

2 Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)

Tổng số 100,00 100,00 100,00

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 28,94 19,45 14,9 Công nghiệp – xây dựng 40,68 52,69 56,2

Dịch vụ 30,38 27,86 28,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008; Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 2010

Có thể nói, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Ngay từ khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp – xây dựng có tỷ trọng thấp song sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 60%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực dịch vụ là khu vực có tiềm năng nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, trong điều kiện công nghiệp và xây dựng đã và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong triển vọng sắp tới.

Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc với một số tỉnh năm 2008 (%)

Nguồn: Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ, Bộ KH & ĐT, 2009

Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc cũng đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gia tăng tỷ trọng nhanh chóng. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên đến 39,9% năm 2009 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng minh cho sự thành công của Vĩnh Phúc trong việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, về môi trường kinh doanh nói chung và đó cũng là thành công trong công tác xúc tiến vận động đầu tư nước ngoài.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ 2001 đến nay cũng đạt được những thành tựu ấn tượng, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây. Giai đoạn 2001-2010 thu ngân sách tăng ở mức cao, đạt 3.182,9 tỷ đồng vào năm 2005

(trong đó, thu nội địa đạt 2.294,5 tỷ) và 14.505 tỷ đồng vào năm 2010 (trong đó thu nội địa đạt khoảng 10.300 tỷ, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu; thu xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng xuất nhập khẩu đạt khoảng 4.004 tỷ đồng).

Tỷ lệ huy động vào ngân sách so với GDP tăng mạnh từ 5,75% năm 1997 lên 35,9% % năm 2005 và 40,9% % năm 2008, sau đó tăng lên 42,8%

năm 2010.

Bảng 2.4: Thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001- 2010

TT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2010

1 Tổng thu ngân sách Tỷ đ 669,1 3.182,9 14.505

1.1 Thu nội địa “ 319,6 2.294,5 10.300 1.2 Thu thuế XNK và GTGT

hàng nhập khẩu

“ 349,5 711,9 4.005

1.3 Các khoản thu để lại 200

2 Tỷ lệ huy động tài chính vào ngân sách trên GDP

% 18,63 35,9 42,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 và số liệu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc cung cấp

Trong cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ta thấy có một số điểm đáng lưu ý:

Thu thuế xuất - nhập khẩu của Vĩnh Phúc nhìn chung là tăng nhanh. Nguồn thu thuế xuất – nhập khẩu vào năm 1998 khi mới bắt đầu có thu thuế xuất nhập khẩu mới chỉ đạt 170 tỷ đồng thì đến năm 2002 đã đạt 1.220 tỷ đồng, nhưng đến năm 2006 nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu và giá trị gia tăng chỉ còn 957,8 tỷ đồng, giảm bình quân hàng năm trong giai đoạn 1998 – 2006 là (-) 4,9%. Tuy nhiên, từ năm 2007 thu thuế xuất nhập khẩu có xu

hướng gia tăng trở lại, năm 2007 đạt 1.123 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2006 và năm 2008 đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 51,3% so với năm 2007; năm 2010 đạt 4.005, tăng 26% so với năm 2009.

Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong thời kỳ 1997 – 2010 tăng nhanh. Năm 1997 mức thu từ khu vực này mới chỉ đạt 24,3 tỷ đồng, bằng 22% tổng thu ngân sách thì đến năm 2000 đã đạt 163,3 tỷ đồng, bằng 24% tổng thu ngân sách. Đến năm 2010 thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 8.980 tỷ đồng, bằng 61,9% tổng thu ngân sách trên địa bàn, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001- 2010 là 49%/năm. Nếu tính cả thu thuế xuất nhập khẩu và giá trị gia tăng hàng nhập khẩu vào khu vực này thì thu của khu vực này chiếm 85,7% tổng thu Ngân sách trên địa bàn.

Một điểm đáng lưu ý khác là tỷ lệ thu từ sử dụng đất cũng gia tăng nhanh chóng từ 4,6 tỷ đồng năm 1997 tăng lên đến 165 tỷ năm 2005 (chiếm khoảng 12% tổng số thu trên địa bàn) và 895 tỷ đồng năm 2008, tăng bình quân cả thời kỳ 1997 – 2008 đến 61,5%/năm. Điều này chứng minh cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trên địa bàn gắn liền với việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất cho sử dụng phi nông nghiệp đang tăng nhanh.

Do nguồn thu ngân sách trong tỉnh tăng với tốc độ cao nên chi ngân sách được bố trí ngày càng tăng và hợp lý hơn. Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010 đạt 29.046 tỷ đồng bằng 4,7 lần so với cả giai đoạn 2001-2005 là 6.118 tỷ đồng. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 35.164 tỷ đồng. Năm 2010 chi ngân sách đạt 10.353,7 tỷ đồng, bằng 17,5 lần so với năm 2000 là 590,3 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2010 đạt 33,2%/năm.

Chi đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 đạt 11.679 tỷ đồng, bằng 4,63 lần so với thực hiện giai đoạn 2001-2005. Chi đầu tư phát triển chiếm

40,2% tổng chi ngân sách địa phương của cả giai đoạn 2001-2010.

Chi thường xuyên giai đoạn 2006-2010 đạt 9.071 tỷ đồng, bằng 2,87 lần so với thực hiện giai đoạn 2001-2005, chiếm 33,8% tổng chi ngân sách địa phương của cả giai đoạn.

Chi ngân sách gia tăng nhanh, trong đó đặc biệt là chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo... đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhanh chóng hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu phát triển trong tương lai.

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Giai đoạn 2001-2010 ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khá cao: Giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân cả thời kỳ 2001 – 2010 đạt 6,0%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước (3,97%) và của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (2,1%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá cố định 94) giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng bình quân 2,5%/năm, chăn nuôi tăng 15,1%/năm và thuỷ sản tăng 14,5%/năm.

Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm từ 28,94% năm 2000 xuống còn 14,9% năm 2010.

Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt (giá thực tế) đã giảm dần từ 73,8% năm 2000 còn 45,3% năm 2010, ngành chăn nuôi tăng từ 22,8% năm 2000 lên 51,0% năm 2010, tỷ trọng ngành thuỷ sản trong cơ cấu toàn ngành tăng từ 2,7% năm 2000 lên 4,9% năm 2010.

Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2000 – 2010 TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 I GO NLN, TS (giá hiện hành, Tỷ.đ) Tổng số 1.594,51 2.674,04 8.249,2 1. Nông nghiệp 1.500,9 2.469,2 7.783,3 + Trồng trọt 1.108,32 1.382,0 3.527,6 + Chăn nuôi 342,56 964,6 3.973,0 + Dịch vụ SXNN 50,06 122,5 282,8 2. Lâm nghiệp 49,9 43,2 65,3 3. Thuỷ sản 43,6 161,7 400,6 II Cơ cấu GO NLN, TS (%) Tổng số 100,0 100,0 100,0 1. Nông nghiệp 94,1 92,3 94,3 + Trồng trọt 73,8 56,0 45,3 + Chăn nuôi 22,8 39,1 51,0 + Dịch vụ SXNN 3,3 5,0 3,6 2. Lâm nghiệp 3,1 1,6 0,8 3. Thuỷ sản 2,7 6,0 4,9

Nguồn: Cục Thống kê Vĩnh Phúc; Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2009

Ngành trồng trọt đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Diện tích gieo trồng cây hàng năm trung bình đạt 102,8 ngàn ha/năm và có xu hướng giảm dần, với mức giảm bình quân 1,23%/năm, do chuyển đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị và đường giao thông,.. trong đó: lúa giảm 0,5%/năm, ngô giảm 0,87%/năm, khoai giảm 8,29%/năm, đậu các loại giảm 5,81%/năm.

Bù lại sự sụt giảm sản lượng do diện tích gieo trồng giảm thì năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng lên do tích cực áp dụng những thành tựu kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh. Sản lượng lương thực có hạt vẫn giữ ổn định, đạt bình quân 35 vạn tấn/năm, năm 2010 đạt 38,9 vạn tấn, tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 1,62%/năm, trong đó sản lượng thóc tăng

bình quân 1,49%/năm; Sản lượng các loại cây như rau đậu, lạc cơ bản ổn định,... đáp ứng nhu cầu về lương thực và thức ăn cho chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Cây trồng lâu năm tập trung vào một số cây trồng chủ yếu như: cây ăn quả (nhãn, vải, chuối, dứa, cam, chanh, quýt...), cây chè, cây dâu tằm, mía. Diện tích cây lâu năm có xu hướng giảm dần, tuy nhiên diện tích cây ăn quả

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc (Trang 37)