Thành tựu về giải quyết việc làm, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và tiến bộ trong giáo dục, y tế trên địa bàn tỉnh thời gian qua phản ánh được quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã trải rộng khắp các khu vực trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng gia tăng.
Thu nhập và đời sống của người dân Vĩnh Phúc những năm gần đây đã dần được cải thiện. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về mức sống dân cư, tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng có nhịp độ tăng thu nhập bình quân đầu người khá cao. Trong giai đoạn 2001 – 2005, thu nhập bình quân đầu người tăng với nhịp độ trung bình 13,8%/năm, so với mức 6,05% của cả nước trong cùng thời kỳ. Thu nhập bình quân một người một tháng của người dân trong tỉnh năm 2006 vào khoảng 450 nghìn đồng/tháng trong đó nhóm có thu nhập thấp nhất là 215,4 nghìn đồng/người/tháng, nhóm có thu nhập cao nhất là 1.079,3 nghìn đồng/người/tháng. Chênh lệch giữa nhóm người có thu nhập cao nhất và thấp nhất đang có xu hướng doãng ra, năm 2008 chỉ tiêu này là khoảng 7 lần, cao hơn nhiều so với mức 5,02 lần năm 2006 và 5,19 lần năm
2002. Trong khi đó con số này của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 là 6,24 lần và năm 2008 là 6,37 lần, như vậy, có thể thấy chênh lệch về thu nhập giữa nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất và nhóm dân cư có thu nhập cao nhất đang tăng nhanh.
Chênh lệch lớn về thu nhập giữa người dân thành thị và người dân nông thôn cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc. Theo kết quả điều tra kinh tế hộ gia đình năm 2002, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng đạt 226 nghìn đồng trong đó thành thị là 428 nghìn đồng và nông thôn là 245 nghìn đồng. Theo ước tính, thu nhập bình quân của một nhân khẩu ở nông thôn chỉ bằng khoảng 60% so với một nhân khẩu ở thành thị. Năm 2009, tỷ lệ dân số nông thôn Vĩnh Phúc chiếm 77,6% dân số toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu thu nhập của dân cư, phần thu nhập từ các hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm khoảng 28,0 – 30%. Đối với các khu vực thuần nông, không có hoạt động gì khác ngoài sản xuất nông nghiệp thì thu nhập thường ở mức thấp hơn, năm 2009, thu nhập bình quân của một nhân khẩu ở nông thôn chỉ bằng 63,5% thu nhập 1 nhân khẩu ở thành thị.
Trước thực trạng trên tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chính sách nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối thu nhập như hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo được vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn như: Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND về Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010, Nghị quyết số 34/NQ- HĐND ngày 25/12/2008 quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 đến năm 2010, xây dựng Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ.
Đặc biệt, ngày 19 tháng 12 năm 2011 Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh phúc: " Về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015" trong đó quy định, người lao động và học sinh,
sinh viên có hộ khẩu thường trú từ 6 tháng trở lên và hiện đang sinh sống tại Vĩnh Phúc (ưu tiên người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp), học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề, làng nghề, hoặc tại gia đình nghệ nhân trên địa bàn tỉnh. Học sinh, sinh viên đang có hộ khẩu thường trú tại Vĩnh Phúc từ 6 tháng trở lên đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông tại một trường của tỉnh đang học cao đẳng nghề, trung cấp nghề tại một cơ sở đào tạo nghề ngoài tỉnh được hỗ trợ với mức 450.000/người/tháng.
2.2.3 Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là một trong những biện pháp quan trọng trong thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội. Khi tạo ra được nhiều việc làm cho người dân thì tỷ lệ người nghèo sẽ giảm xuống, khoảng cách về thu nhập cũng sẽ được kéo gần lại, mọi người sẽ có điều kiện hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, và khi có việc làm tệ nạn xã hội cũng sẽ giảm. Vì vậy, có thể nói giải quyết việc làm là điểm cốt lõi của giải quyết các vấn đề xã hội.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từ khi tái lập tỉnh đến nay (giai đoạn 1997 – 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 17,2%/năm) và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, Vĩnh Phúc đã có những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết việc làm cho người lao động.
Công tác giải quyết việc làm luôn được tỉnh coi trọng, công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực được đặc biệt quan tâm và thực hiện bằng nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau. Trong khoảng thời gian 15 năm từ 1997 – 2011, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 307.224 lượt lao động, trong đó số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 12.711 người; số lượng và chất lượng lao động qua đào tạo được nâng lên hàng năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 9,8% năm 2000 lên 51% năm 2010 và 53,3% năm 2011.
Trong giai đoạn 1997 – 2000, hàng năm Vĩnh Phúc giải quyết việc làm mới cho khoảng 14 – 15 nghìn lao động; giai đoạn 2001 – 2005 bình quân hàng năm tỉnh giải quyết việc làm cho 19,2 nghìn lao động, tăng 2,6%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 29,7%. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm mạnh từ 85,6% năm 2000 xuống còn 59,7% năm 2005.
Bảng 2.8: Số lao động đƣợc giải quyết việc làm hàng năm từ 2004 - 2011 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lao động được GQVL 22.000 21.500 23.700 24.234 23.578 21.464 24.584 27.557 XKLĐ 2410 1320 1536 1634 1036 650 922 806
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc
Năm 2004, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 22.000 lao động tăng 18,92% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cũng đạt kết quả khá cao 2410 lao động. Trong các năm tiếp theo từ 2005 – 2011, số lao động được giải quyết việc làm trong toàn tỉnh
luôn đạt trên 21 nghìn, trong đó năm 2011 đạt kết quả cao nhất là 27.557 lao động, năm thấp nhất là 2009 với 21.464 lao động do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008, số lượng lao động xuất khẩu làm việc có thời hạn ở nước ngoài cũng giảm xuống dưới 1000 chỉ còn 650 lao động, và các năm 2010 và 2011 tuy có tăng đôi chút nhưng cũng chỉ đạt tương ứng là 922 và 806 lao động.
Song song với thành tựu giải quyết việc làm cho người lao động thì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của tỉnh cũng giảm theo từng năm. Ở thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị vẫn còn ở trên mức 6%, thì đến năm 1999 tỷ lệ này là 4,30%, năm 2000 là 3,95%, năm 2003 là 2,34%, năm 2004 là 2,17%, năm 2005 là 2,0%, năm 2006 là 2,03%, năm 2007 là 2,02%, năm 2008 và 2009 cũng do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nên tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng lên lần lượt là 2,90% và 2,98%, nhưng đến năm 2010 con số này giảm xuống chỉ còn 1,06% và năm 2011 là 1,50%.
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng tăng lên cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế và số việc làm mới được tạo ra. Ở năm 1997 tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 72%; năm 2001 là 75,28%; năm 2003 là 81%; năm 2004 là 83,9%; năm 2005 là 85%; năm 2010 là 91%. Năm 2006, tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn làm việc tại nơi cư trú là 57,14%, thời gian làm nghành nghề phi nông nghiệp là 22,28% và thời gian làm việc nơi khác (không phải nơi cư trú) là 12,76%; năm 2007 con số này lần lượt là 63,69%, 18,49% và 12,34%.
Có được những kết quả trên là do có sự đóng góp của các chương trình, chính sách tạo việc làm như quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Hội chợ việc làm…. Thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND tỉnh về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007-
2010, Ngành Lao động – TB&XH Vĩnh Phúc đã hỗ trợ lãi xuất cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ về giáo dục cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số và đối tượng xã hội, hỗ trợ xây dưng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hỗ trợ kinh phí học nghề, hỗ trợ học ngoại ngữ, giáo dục định hướng xuất khẩu lao động.
Hỗ trợ đào tạo nghề là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để tăng cơ hội việc làm cho người lao động, nhận thức đươc điều này Vĩnh Phúc đã triển khai rất nhiều các chương trình, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề như:
“Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005- 2010”; Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND tỉnh về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010; Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030”; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”; và mới đây nhất là Nghị
quyết 37/2011/NQ-HĐND Về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2015. Kết quả, Năm 2000 tỷ lệ lao động qua đào tạo của Vĩnh Phúc mới chỉ là 9,8%, năm 2004 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 26,4%, tăng 3,76% so với năm 2003, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 18,8% tăng 3,15% so với năm 2003. Năm 2005, lao động qua đào tạo tại tỉnh chiếm 29,8% tổng số lao động trong độ tuổi tăng 3,4% so với năm 2004, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 21,5%, tăng 2,7% so với 2004. Năm 2006, tỷ lệ lao động qua đào tạo 33,6%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 24,5%, tăng 3% so với năm 2005. Năm 2007, các con số này lần lượt là 37,6% và 27,9%; năm 2009 là 47,8% và 36,3%; năm 2010 là 51% và 38,2% và năm 2011 là 53,3% và 40,1%.