Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc (Trang 29)

Từ khi trở thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương (1997) đến nay, Thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là công tác quy hoạch chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng… gắn liền với các vấn đề an sinh xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của đa số nhân dân được cải thiện không ngừng, diện mạo của Thành phố ngày càng khang trang.

Trong quá trình phát triển của mình, Đà Nẵng luôn xác định: Phối kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục... để phát triển ổn định, cải thiện đời sống, nâng cao sức khoẻ và dân trí nhân dân. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị, trật tự xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh.

Thành phố đã triển khai rất nhiều những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội như: Năm 2000, Đà Nẵng đã triển khai chương trình “5 không, 3 có”, đó là không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của và ba có là có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị đã làm nên thương hiệu và bản sắc riêng của Đà Nẵng. Ngày 10/08/2009 Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Hưởng

ứng thực hiện chủ trương của Thường vụ Thành ủy, ngày 15/09/2009 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố tổ chức lễ phát động “60 ngày hành động cao điểm vì người nghèo” năm 2009 nhằm tiếp tục huy động các nguồn lực từ cộng đồng để giúp đỡ những người nghèo khó. Bên cạnh đó, Thành phố còn tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm, công trình quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Vào đầu tháng 1 năm 2010, Đà Nẵng đã triển khai chương trình nhà ở cho công nhân, chung cư cho người thu nhập thấp, kí túc xá sinh viên, theo đó Thành phố đã khởi công xây dựng chung cư cho người thu nhập thấp tại các vị trí đã được phê duyệt.

Đặc biệt, Đà Nẵng đã có chính sách hỗ trợ người lao động học nghề mới từ năm 2010. Đây là chính sách hỗ trợ người lao động được ưu đãi nhất từ trước tới nay ở Đà Nẵng và so với các quy định hiện hành của Nhà nước. Theo đó, Đà Nẵng đã bổ sung nhiều đối tượng được hưởng hỗ trợ là hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người cai nghiện ma túy, mại dâm đã và đang hòa nhập cộng đồng, những người thuộc diện bị thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa còn những người nghiện ma túy đang cai nghiện tập trung, thanh thiếu niên hư đang được giáo dưỡng, Thành phố cấp kinh phí trực tiếp cho các trung tâm để đào tạo nghề cho họ. Cùng với đó, danh mục ngành nghề được mở rộng với 25 nghề phù hợp với các ngành, nghề thị trường lao động đang cần và nhiều ngành nghề mới như sửa chữa điện thoại di động, xe gắn máy, vệ sĩ, trồng cây cảnh, chăm sóc người già…

Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương sớm hưởng ứng, triển khai các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư”, và cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khởi xướng. Đó là sự đóng góp ngày lương

của các công nhân, của mỗi cán bộ công nhân viên chức, các chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang, của bà con nông dân, của các cháu thiếu nhi, nhất là sự hưởng ứng của các doanh nghiệp… Với sự đóng góp này cùng với các nguồn hỗ trợ khác, Thành phố đã tập trung xây dựng mới và sửa chữa được 7.150 căn nhà Đại đoàn kết (trong đó xây dựng mới 4874 căn) giúp cho hộ nghèo có chỗ ở ổn định, nhiều hộ nghèo đã thực sự đổi đời nhờ sự cưu mang đùm bọc này. Đồng thời Quỹ “Vì người nghèo” đã góp phần giúp các cháu thiếu nhi bị tim bẩm sinh có thêm kinh phí để phẫu thuật, giành lại sự sống; giúp phụ nữ nghèo đơn thân có cơ hội vươn lên; giúp học sinh nghèo trong diện nguy cơ bỏ học có điều kiện đến trường.

Đà Nẵng cũng đã thực hiện xã hội hóa rất rộng rãi các vấn đề xã hội tiêu biểu như việc kêu gọi các nhà hảo tâm trong và ngoài nước xây dựng bệnh viện ung thư, bệnh viện phụ nữ cho các bệnh nhân chữa bệnh miễn phí.

Từ cuối năm 2000, nhờ thực hện tốt Chương trình “5 không”, Đà Nẵng đã hoàn thành mục tiêu không có hộ đói; cuối năm 2004, cơ bản hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo, trong 2 năm 2001 và 2002 hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ đến người cuối cùng trong độ tuổi 6-35, tập trung 1.537 lượt người lang thang xin ăn vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, giải quyết cho 14.570 lượt đối tượng xã hội được hưởng chế độ trợ cấp cứu trợ thường xuyên, giải quyết cứu trợ đột xuất cho 101.964 lượt người gặp khó khăn, hoạn nạn. Về tội phạm ma túy, từ năm 2001 đến 2005, Công an thành phố đã bắt và xử lý 245 vụ, gồm 705 đối tượng, kiềm chế được sự gia tăng tội phạm về ma túy. Sau "5 không", Đà Nẵng cũng đạt được nhiều kết quả từ chương trình "3 có", bình quân hằng năm Đà Nẵng đã giải quyết công ăn việc làm cho 30 - 32 nghìn lao động, hơn 9.000 căn hộ được dành cho những người thiếu chỗ ở. Trong khi đó, "Thành phố môi trường", một đề án mới đang được triển khai cũng có thể

coi là hướng phát triển của việc xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị.

1.3.2. Kinh nghiệm của Bình Dương

Sau 15 năm tái lập tỉnh đến nay, kế thừa và phát huy thành quả của tỉnh Sông Bé, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương đã không ngừng phát triển kinh tế, tạo bước đột phá và trở thành một tỉnh phát triển có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế của tỉnh luôn giữ mức tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm năm 2011 tăng 6,5 lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 62,2% - 33,7% - 4,1%; so với năm 1997 là 50,4% - 26,8% - 22,8%. Ở giai đoạn 2006 – 2010, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng trưởng bình quân 14%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 30,1 triệu đồng/người/năm (gấp 2,2 lần năm 2005); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, ổn định tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 63% - 32,6% - 4,4%.

Bên cạnh phát triển nhanh về kinh tế Bình Dương cũng đã giải quyết rất tốt các vấn đề xã hội theo quan điểm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Về giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh Bình Dương đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động như gần đây nhất ngày 24/5/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1392/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn

tỉnh giai đoạn 2012-2015 và trong những năm qua mỗi năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh. Năm 1997, khi tái lập tỉnh, thu nhập bình quân đầu người 5,8 triệu đồng; sau 15 năm thu nhập bình quân đã tăng 6,4 lần với 36,9 triệu đồng/người đây là kết quả nói lên thành tích đạt được của tỉnh trong việc giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

Về công tác xóa đói giảm nghèo. Bình Dương cho đến nay không còn hộ đói, chất lượng hộ nghèo của Bình Dương cũng cao hơn bởi tiêu chí hộ nghèo Bình Dương cao gấp đôi tiêu chí hộ nghèo Trung ương và là một trong những tỉnh, thành có tiêu chí hộ nghèo cao nhất nước (chuẩn nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 cao gấp 2 lần chuẩn nghèo của Trung ương. Theo đó, hộ nghèo theo tiêu chí mới của tỉnh có thu nhập từ 800.000 đồng/người/tháng trở xuống ở nông thôn và có thu nhập từ 1.000.000 đồng/người/tháng ở thành thị). Kết quả 100% hộ nghèo đã được thụ hưởng chính sách này với số tiền 2.938 triệu đồng, đồng thời chi tiền trợ cấp khó khăn cho 10.882 hộ nghèo với số tiền 2.721 triệu đồng và cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo, bảo đảm cho người nghèo được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, toàn tỉnh đến nay đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 53.882 người nghèo, tổng số tiền là 19,768 tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về thực hiện 6 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, giữ vững kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, ngành LĐ-TB&XH Bình Dương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cho người nghèo và các đối tượng xã hội. Năm 2011, tổng kinh phí từ ngân sách và vận động đã chi hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn trên 121 tỷ đồng (không kể các nguồn hỗ trợ vay vốn).

Thêm vào đó, Bình Dương còn thực hiện chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt, chi phí học tập theo Quyết định số 56/2010/QĐ-UBND ngày 22- 12-2010 của ủy ban nhân dân tỉnh, đến nay các huyện, thị đã cấp kinh phí hỗ

trợ miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên gia đình chính sách, mồ côi, hộ nghèo tổng số đối tượng được hỗ trợ là 19.755 người, số tiền 20,932 tỷ đồng. Cho vay vốn giải quyết việc làm với doanh số cho vay 15.541 triệu đồng với 870 lượt hộ vay. Vận động xây tặng 377 căn nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí 10,469 tỷ đồng cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh.

Về giáo dục và đào tạo. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo liên tục phát triển, chất lượng giáo dục và tỷ lệ học sinh giỏi các cấp ngày càng chuyển biến rõ nét. Nếu những ngày đầu tái lập tỉnh, Bình Dương được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; năm 2004 được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở và 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; thì đến nay, Bình Dương đã có 72/91 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học, chiếm tỷ lệ 79,1% và đến cuối năm 2011 có 109/327 trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 33,3% tổng số trường công lập toàn tỉnh. Hệ thống giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển, trình độ của đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn hóa, cơ sở vật chất và chủ trương xã hội hóa giáo dục được quan tâm; chất lượng giáo dục – đào tạo được nâng lên, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 369 đơn vị, trường học (tăng 58 đơn vị so với đầu nhiệm kỳ), 08 trường Đại học, 06 trường Cao đẳng, 12 trường Trung cấp và 30 Cơ sở đào tạo nghề.

Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đầu tư trang thiết bị, củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Đến nay, 100% trạm y tế xã có bác sĩ phục vụ; 100% xã có nhân viên y tế khu, ấp hoạt động. Có 88/91 trạm y tế

xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế , đạt tỷ lệ 96,7%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 0,5% so cùng kỳ.

Sau 15 năm tái lập tỉnh, Bình Dương luôn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đáp nghĩa đền ơn. Bình Dương luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sĩ, thương binh, các gia đình nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng neo đơn. Từ năm 1997 đến nay, Bình Dương đã xây dựng và sửa chữa 4.383 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí hơn 72 tỷ đồng; xây tặng 5.856 căn nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí hơn 67 tỷ đồng. Và tiếp theo là năm 2011, đã xây tặng 46 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 29 ngôi nhà với tổng trị giá trên 3 tỷ đồng, tặng 83 sổ tiết kiệm trị giá 41,5 triệu đồng.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm của Đà Nẵng và Bình Dương về giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ta có thể rút ra một số bài học.

Về vấn đề nhận thức, phải luôn coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, tạo việc làm cho người lao động… trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Về các biện pháp thực hiện có thể kể đến một số biện pháp như:

Triển khai các chính sách trợ cấp cho người nghèo, các đối tượng khó khăn, dễ bị tổn thương để đảm bảo công bằng xã hội.

Thực hiện chương trình xây nhà ở cho những người có thu nhập thấp, xây kí túc xá cho học sinh, sinh viên và công nhân.

Triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, nhất là các đối tượng là người nghèo, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc diện bị thu hồi đất sản xuất, di dời giải tỏa.

Đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho giáo dục và y tế từ cơ sở. Xây dựng phát triển hệ thống giáo dục, y tế công cộng đồng thời khuyến khích tư nhân tham gia vào phát triển y tế, giáo dục theo định hướng của nhà nước.

Thực hiện xã hội hóa trong giải quyết các vấn đề xã hội. Kêu gọi, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội như hỗ trợ người nghèo, người tàn tật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VĨNH PHÚC TỪ 1997 ĐẾN NAY

2.1. Khái quát về quá trình tăng trƣởng kinh tế ở Vĩnh Phúc từ 1997 đến nay

2.1.1. Giai đoạn từ 1997 – 2000

Ngày 1/1/1997 khi mới được tái lập (theo Nghị quyết ngày 26/11/1996 về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ của Quốc hội khóa IX), Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người là 140USD, chỉ bằng 47,8% mức bình quân của cả nước, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 52% giá trị GDP, công nghiệp chỉ chiếm có 12,86%. Trình độ công nghệ, thiết bị của hầu hết các doanh nghiệp còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, tổng thu ngân sách trên

Một phần của tài liệu Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc (Trang 29)